Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản của người Lào ở tỉnh Bolykhamxay hiện nay

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 109 - 120)

* Miếu thờ vị các thần đặt trong các ngơi chùa, có thể nói đây là một

3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản của người Lào ở tỉnh Bolykhamxay hiện nay

người Lào ở tỉnh Bolykhamxay hiện nay

3.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.2.1.1.Các quan điểm khoa học về bảo tồn di sản văn hóa

Ðể giải quyết thoả đáng những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di sản văn hóa bản làng của người Lào tại tỉnh Bolykhamxay ở hiện tại cũng như trong tương lai, cần thiết phải nghiên cứu một số quan điểm để phân tích, so sánh và lựa chọn cho phù hợp với đối tượng là văn hóa bản của người Lào tại tỉnh Bolykhamxay. Trên thực tế hiện nay đang tồn tại 03 quan điểm cơ bản sau đây:

Quan điểm bảo tồn nguyên trạng

Tinh thần chung của quan điểm này là: những giá trị văn hoá thuộc về quá khứ cần phải được bảo tồn nguyên vẹn như vốn có của nó để tránh tình trạng các thế hệ hiện tại và mai sau làm méo mó, sai lệch và biến dạng di sản.

Quan điểm này được nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt là các nhà bảo tàng học. Tuy vậy, trên thực tế vấn đề bảo tồn nguyên trạng chỉ được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực bảo tồn/bảo tồn di sản văn hóa vật thể. Do đó, có thể áp dụng quan điểm này cho việc bảo tồn/bảo tồn ngun trạng các cơng trình, các cơ sở tín ngưỡng vật thể của bản làng. Các cơng trình này chính là nõi được coi là không gian thiêng diễn ra các lễ hội. Nếu khơng có các kiến trúc đó, khơng có các đồ thờ trong các di tích kiến trúc thì việc bảo tồn các lễ hội cùng với các nghi thức nghi lễ của nó là khơng khả thi và thậm chí cịn ảnh hưởng đến sự tồn tại của các lễ hội. Tuy nhiên đối với các lễ hội, việc áp dụng quan điểm này là không phù hợp. Thực tế cho thấy, lễ hội là một hiện tượng văn hóa gắn với điều kiện, trình độ phát triển của mỗi xã hội ở những thời kỳ lịch sử nhất định. Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà cịn là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Sự phát triển của lễ hội cũng là một q trình tích hợp các lớp văn hóa của các thời kỳ lịch sử khác nhau, con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hố phi vật thể đó và rồi chính con người sẽ lại tự lựa chọn, có thể cắt bỏ phần này, bổ sung thêm những phần khác mà theo họ là đúng và cần thiết. Tuy nhiên khi áp dụng quan điểm này, chúng ta cũng sẽ nảy sinh những khó khăn nhất định. Chúng ta khó có thể xác định được đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh trong quá trình tồn tại của di sản, đặc biệt đối với di sản văn hóa phi vật thể thì việc áp dụng quan điểm này là khơng phù hợp. Đối với các di tích lịch sử văn hóa, đó là các ngơi chùa ở các bản làng trong tỉnh được xác định là loại hình di sản văn hóa vật thể. Do vậy, việc vận dụng quan điểm bảo tồn nguyên trạng là phù hợp. Nhưng vấn đề này cần phải hiểu đó chính là giữ nguyên hiện trạng của di tích như đã phát hiện ở thời điểm ban đầu. Vì vậy, vấn đề xây dựng thêm, tu bổ bảo quản cần tuân thủ nguyên tắc này. Trên thực tế, hầu hết các di tích lịch sử văn hóa ở các bản làng đều bị xâm hại và biến dạng, các ngôi chùa cũ bị phá đi thay thế vào đó là ngơi chùa mới với

chất liệu mới (bê tơng, gạch…). Vì vậy, ở hiện tại cũng như trong tương lai, những hạng mục cơng trình mới cần được xây dựng đúng nơi quy định và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân trong mỗi bản làng như: cửa hàng lưu niệm, vườn cây công viên… chỉ được phép thực hiện ở ngoài khu vực bảo tồn nguyên trạng các hạng mục chính trong khu di tích. Song vấn đề xây dựng đó khơng làm ảnh hưởng và phá vỡ cảnh quan, mơi trường của từng di tích cụ thể.

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ dường như là một xu thế khá phổ biến trong giới học thuật hiện nay. Quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở di sản đều có những nhiệm vụ lịch sử của nó ở một thời gian và một không gian cụ thể. Di sản ấy tồn tại ở trong khơng gian và thời gian hiện tại thì phải phát huy các giá trị văn hố xã hội của nó phù hợp với xã hội hiện tại.

Tinh thần cõ bản của quan điểm này có thể khái lược như sau: Về mục đích cần bảo tồn tồn bộ những gì có lợi, phù hợp với những chuẩn mực của chính trị, đạo đức của thời đại; Tính chân thực, với quan điểm này, tính chân thực chỉ được tơn trọng trong một phần, bởi ý thức xã hội đã áp đặt lên cả ý thức của từng cá nhân và cộng đồng; Về cấu trúc, thông thường, những thành tố hay những chi tiết trong từng thành tố bị đẽo gọt, thậm chí bị cắt bỏ, cách làm này thường dẫn đến sự sai lệch một hiện tượng văn hoá và dẫn đến sự suy vong của nó; Phương thức, phương pháp bảo tồn, theo cách dân gian truyền thống, nhưng chỉ cần giữ lại tỷ lệ phần trăm nhất định các yếu tố tạo thành các lễ hội, bởi đã có thời kỳ những nghi lễ, diễn xướng độc đáo trong lễ hội lại bị coi là “mê tín, dị đoan” nên khơng được sử dụng.

Thực tế cho thấy, cả hai quan điểm bảo tồn nguyên trạng lẫn bảo tồn trên cơ sở kế thừa đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Nếu như bảo tồn nguyên trạng gặp khó khãn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc để giữ gìn, đâu là yếu tố phái sinh. Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa

lại gặp phải khó khăn trong việc xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào không phù hợp cần loại bỏ. Cũng cần phải khuyến cáo rằng, sự loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị văn hoá mà chúng ta chưa hiểu biết một cách sâu sắc và thấu đáo. Có thể nêu ra trường hợp, có thời kỳ ở Lào cấm đốn việc các thầy cúng, thầy phong thủy hành nghề trong các bản làng. Trong trường hợp đối với hệ thống di sản văn hóa ở bản làng của người Lào tại tỉnh Bolykamxay, việc vận dụng quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa sẽ được hiểu và lựa chọn như thế nào. Riêng đối với di sản văn hóa phi vật thể cần kế thừa những yếu tố tốt đẹp từ xưa đến nay, đó là như: phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội… được diễn ra trong không gian của các làng bản cho đến các nội dung mang đầy tính nhân văn đang tồn tại hiện hữu trong đời sống các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ hiện nay. Đồng thời, đẩy lùi và từng bước loại bỏ những yếu tố mới có nội dung khơng phù hợp, đi ngược lại với các giá trị văn hóa truyền thống vốn có trong các bản làng của người Lào.

Quan điểm bảo tồn phát triển

Hiện nay trên thế giới, trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã phát triển xa hơn và không quá chú trọng đến những tranh luận xung quanh quan điểm bảo tồn nguyên trạng hay bảo tồn trên cơ sở kế thừa mà cần phải xây dựng tư tưởng bảo tồn vì sự phát triển. Bảo tồn văn hóa dân tộc khơng phải chỉ là cất giữ cho khỏi mất mát tài sản, cần phải phát huy tác dụng giáo dục của nó vì mục đích phát triển hơm nay và ngày mai. Phải làm cho nó giàu thêm, cao quý thêm, chứ không chỉ dừng lại với lượng vốn ấy, với những cách làm cũ. Phải làm sao cho giá trị của di sản văn hóa thấm vào từng con ngýời và vào chung tồn xã hội hơm nay, nó cịn được tiếp tục sáng tạo đẹp thêm lên để trở thành động lực tinh thần cho sự phát triển. Đồng thời , theo tác giả Lê Thị Minh Lý cho rằng, di sản văn hóa phải được bảo tồn tại khơng gian văn hóa nõi nó được sáng tạo

ra, đồng thời kết hợp hài hoà giữa bảo tồn yếu tố truyền thống và sự biến đổi thích nghi cần thiết, phải được duy trì, bảo tồn trong điều kiện phù hợp với xã hội hiện tại.

Quan điểm bảo tồn phát triển cho rằng quản lý một loại hình di sản (lễ hội là một ví dụ cụ thể) khơng cịn là vấn đề tìm những giải pháp để bảo tồn nguyên vẹn di sản, mà quan trọng hơn là làm thế nào để loại hình di sản văn hóa đó vẫn cịn tồn tại song hành trong xã hội đương đại của chúng ta. Vì vậy cần có những giải pháp để quản lý di sản văn hóa đó một cách thích hợp với những u cầu của thời đại hiện nay. Nhưng yêu cầu thời đại ln được đặt trong trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nhất định. Mối quan hệ giữa di sản và những bối cảnh nêu trên là mối quan hệ hai chiều týõng hỗ lẫn nhau. Trường hợp các lễ hội ở các bản làng người Lào như một dòng chảy từ quá khứ xa mờ của lịch sử đến hôm nay chúng đã vận động, tiếp nhận những lớp phù xa văn hóa, tín ngưỡng khác nhau trong sự tác động của các lực từ các chiều hướng khác nhau đã hội tụ và lan toả, để trở thành động lực của sự nghiệp thống nhất, đoàn kết dân tộc trong một tiếng nói chung của cộng đồng nhân dân các bộ tộc Lào, trong đó có cư dân của tỉnh Bolykhamxay. Trong tiến trình vận động của lịch sử dân tộc Lào nói chung và tỉnh Bolykhamxay nói riêng ln có bệ đỡ là các giá trị của di sản văn hóa mà di sản văn hóa phi vật thể là một trong hai phần quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cộng đồng cư dân.

Những quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu ra trên đây vận dụng cho trường hợp hệ thống di sản văn hóa của bản làng ở tỉnh Bolykhamxay thể hiện rõ mối quan hệ giữa các hiện týợng văn hóa ln được đặt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nhất định và ln bộc lộ tính có ích, tính tích cực với những ýu điểm vượt trội hơn hẳn những hạn chế.

Chúng ta đều nhận rõ di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng khơng cịn hồn tồn giống như trýớc đây. Có thể nhận diện

ra sự thay đổi qua các lễ hội của bản làng ở tỉnh qua quy mơ, hình thức, chức năng, cấu trúc thành phần cộng đồng, lễ vật dâng cúng, nhu cầu của cộng đồng tham dự, đó chính là sự phát triển của lễ hội trong xã hội đương đại.

Nhu cầu của người dân đã có những thay đổi so với trước đây, điều đó đã khiến cho chức năng của các yếu tố cáu thành di sản văn hóa phi vật thể khơng cịn như xưa mà ít nhiều đã có những thay đổi. Bên cạnh đó, chức năng của di sản truyền thống cịn ít nhiều chịu sự chi phối trực tiếp bởi các yếu tố dân trí, dân sinh và mơi trường xã hội.

Nhý vậy, bảo tồn phát triển là quan điểm có tính vận động dựa trên cơ sở của nhu cầu xã hội là chính, cụ thể là nhu cầu của cộng đồng xã hội, cộng đồng có nhu cầu và sẽ lựa chọn phù hợp với đời sống của chính họ trong đó có cả cá nhân và tập thể. Thực tế trong lĩnh vực này, họ khơng hồn tồn bị chi phối bởi các quan điểm không phù hợp, bảo thủ.

Trýờng hợp đối với hệ thống di sản văn hóa ở các bản làng của tỉnh Bolykhamxay cần lựa chọn và vận dụng các quan điểm này như thế nào cho hợp lý. Xuất phát từ mục tiêu bảo tồn những nét bản sắc văn hóa của địa phương, trong đó có những đặc điểm giá trị truyền thống tiêu biểu mà các lễ hội của các bản làng người Lào là một trường hợp cụ thể. Ðối với các giá trị di sản văn hóa vật thể, trong đó bao gồm các cơng trình kiến trúc thờ tự, các đồ thờ trong kiến trúc, các di vật cổ vật thuộc cơng trình kiến trúc có thể vận dụng quan điểm và giải pháp bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn nguyên trạng. Nguyên vẹn, nguyên trạng ở đây là nguyên trạng ở thời điểm phát hiện. Hiện nay, toàn bộ những dấu ấn vật chất được sáng tạo trong diễn trình lịch sử, kể cả những chi tiết xây dựng bổ sung sau thời kỳ khởi dựng mà xét thấy các chi tiết, cơng trình có gía trị văn hóa và phù hợp với chỉnh thể. Việc bảo tồn các cơng trình kiến trúc ở đây là rất cần thiết, vì đó chính là khơng gian thiêng diễn ra mọi hoạt động của cộng đồng, trong đó có việc tổ chức các lễ hội. Ðó cũng chính là

nền tảng tinh thần, chất kết dính và hạt nhân cốt lõi quy tụ, đồng thời thể hiện bức tranh đa sắc màu văn hóa ở mỗi cộng đồng cư dân các bản làng.

Ðối với di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có các lễ hội bản làng, việc vận dụng quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa, bảo tồn phát triển là phù hợp. Thực tế cho thấy, các giá trị văn hóa biểu hiện dýới dạng phi vật thể ln ở dạng biến đổi. Vì vậy, để bảo tồn các giá trị văn hóa đó cần gắn với đời sống của cộng đồng, bảo tồn trong cộng đồng. Sự lựa chọn của cộng đồng theo định hýớng của Ðảng và Nhà nước nhân dân cách mạng Lào là một nhiệm vụ cấp thiết của các nhà quản lý văn hóa các cấp. Chính vì vậy, vận dụng các quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa, bảo tồn phát triển để áp dụng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở các bản làng tai tỉnh Bolykhamxay hiện nay trong xu thế hội nhập là phù hợp.

3.2.1.2. Quan điểm của Liên hợp quốc về bảo tồn di sản văn hóa

Văn hóa là một trong những động lực thúc đẩy phát triển, các khía cạnh văn hóa của phát triển cũng có tầm quan trọng như các khía cạnh kinh tế, mà các cá nhân và các dân tộc có quyền cơ bản được tham gia và hưởng thụ. Văn hóa truyền thống của bản người Lào ở tỉnh Bolykhamxay là một tài sản phong phú cho các cá nhân và xã hội. Việc bảo vệ, phát huy và duy trì văn hóa bản là một yêu cầu thiết yếu đối với sự phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hơm nay và mai sau. Việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của các biểu đạt văn hóa địi hỏi sự cơng nhận phẩm giá bình đẳng và tơn trọng tất cả các nền văn hóa, bao gồm cả nền văn hóa của những người thuộc các dân tộc bản địa và thiểu số. Đa dạng văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia. Đó là những nội dung đã được khẳng định trong Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa do Đại hội đồng của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc họp tại Pari từ ngày 3 đến ngày 21 tháng 10 năm 2005 tại phiên họp lần thứ 33.

Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của Thế giới đã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Pari ngày 16/11/1972 đã nhận thấy rằng, di sản văn hóa có nguy cơ bị phá hoại, mai một, không những do nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế. Sự xuống cấp, hoặc sự biến đổi của một

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 109 - 120)

w