1.2. Giới thiệu về các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn quận Long
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá và phát triển kinh tế xã hội của quận
Long Biên - thành phố Hà Nội
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá và phát triển kinh tế xã hội của quận Long Biên - thành phố Hà Nội quận Long Biên - thành phố Hà Nội
Long Biên dưới Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; Thời Trần, Lê thuộc Lộ Bắc Giang; Thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; Thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1946 để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặc Khu Ngọc Thụy, được thành lập và nhập về tỉnh Hưng Yên. Nhưng đến cuối 1949, Đặc Khu Ngọc Thụy và huyện Gia Lâm nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh. Khi tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954 Chính phủ ta đã cho thành lập Quận 8, thuộc Thành phố Hà Nội. Đến tháng 5/1961 có thêm một số xã của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên nhập về Hà Nội.
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Long Biên có Sơng Hồng là giới hạn với quận Hồn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sơng Đuống
là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đơng Anh. Phía Đơng giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hồn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đơng Anh.
Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 người (2013), có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang, với 305 tổ dân phố. Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2. Trên địa bàn quận có trường THPT Nguyễn Gia Thiều (1950), BVIS Trường THPT quốc tế Wellspring (2011), Trường THPT Lý Thường Kiệt (thành lập 2002), Trường THPT Thạch Bàn (2012), Trường THPT Phúc Lợi.
Long Biên là một quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đơ thị như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị sinh thái như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng...
Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hố xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có giao thơng đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đường sắt có các tuyến đường sắt đi Hải Phịng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; đường thủy có sơng Hồng, sông Đuống...
Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu cơng nghiệp liên doanh với nước ngồi như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều cơng trình kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt Long Biên có lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.
Ngay sau khi có Nghị định của chính phủ về thành lập Quận Long Biên, ngày 27/11/2003 Ban thường vụ Thành ủy đã ban hành quyết định số 271-QĐ/TU về việc thành lập