Môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

3.2.2.1 Sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin

Trong công tác quản lý các dịch vụ văn hóa, sự phát triển của khoa học cơng nghệ dẫn tới sự thành lập của nhiều hơn các cơ sở kinh doanh văn hóa. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh những dịch vụ văn hoá như internet, game online hay karaoke... đều sử dụng công nghệ thông tin để quản lý về doanh thu theo ngày, tuần hoặc tháng; chi phí bảo trì và nâng cấp cơ sở vật chất; quản lý nhân công; quản lý số lượng khách hàng; đối tượng khách hàng.... Do đó, nếu muốn quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá này, cần thiết phải áp dụng và quản lý trên cơ sở công nghệ thông tin tiên tiến. Hơn thế nữa, cơng tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói riêng phải hướng đến u cầu của q trình hội nhập, bắt kịp với công nghệ tiên tiến của thế giới, xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại. Cần thiết phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung giữa các ngành với nhau nhằm quản lý một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

3.2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế

Ở nước ta, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những thế và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Vị thế Việt Nam ngày càng được củng cố và khẳng định trên chính trường quốc tế và cũng là tiền đề cần thiết cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ được mở rộng hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế hồ bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung đó chính là thời cơ lớn.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc thực hiện đường lối đối ngoại với phương châm độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên tinh thần chủ động, sẵn sàng hội nhập, “sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy” đã góp phần đưa nước ta thốt khỏi khủng hoảng về kinh tế và sự bao vây, cấm vận kéo dài trong nhiều thập kỷ. Quá trình hội nhập ngoài việc tăng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, chúng ta cũng đã thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức quốc tế; tiếp thu những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng như kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức nhà nước và đội ngũ quản lý kinh doanh từng bước thích ứng với điều kiện và môi trường mới tạo tiền đề để tham gia một cách tích cực hơn, chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cịn gặp khơng ít khó khăn, thách thức. Mơi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn hạn chế như hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ chưa đủ rõ ràng và nhất quán. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chỉ chú trọng vào tính kinh tế của hàng hố mà ít được chú trọng vào tính xã hội của hàng hoá như một số nước văn minh, hiện đại ngày nay. Bộ máy hành chính cịn nhiêu khê, nhũng nhiễu, quan liêu; tệ tham nhũng có phần tinh vi, phức tạp hơn.

Do vậy, để khắc phục những khó khăn, thách thức trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới công tác quản lý trong hoạt đơng văn hóa nói riêng chính là một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện để nền kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp với tiến trình hội nhập trong thời đại mới, vừa có thể gìn giữ và phát huy những nét văn hóa dân tộc. Công tác quản lý phải đảm bảo vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa phát triển nhưng đồng thời phải kiểm soát một cách chặt chẽ hơn đối với hoạt động của những đối tượng này để các dịch vụ văn hóa khơng bị mai một, thực sự là một món ăn tinh thần đúng nghĩa với mọi người.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)