2.2. Thực trạng công tác quản lý kinh doanh dịch vụ văn hoá tại quận Long Biên,
2.2.2. Công tác triển khai chương trình, kế hoạch quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ
vụ văn hố
2.2.2.1. Cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật
Theo thống kê của Phòng VHTT quận Long Biên, số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa những năm vừa qua có sự tăng, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke, trò chơi điện tử. Cùng với đó là sự thay đổi của cơ chế chính sách, các quy định của pháp luật. Do đó cần thiết phải có sự tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đến mọi đối tượng.
Những năm qua, Phòng VHTT đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể để thực hiện phổ biến các quy định của pháp luật để người dân nắm bắt, hiểu và thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Ngay trên địa bàn quận, phòng đã phối hợp với các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thơng truyền hình để đưa các văn bản, chính sách về văn hóa đến với đơng đảo quần chúng. Đặc biệt, năm 2016, Phòng VHTT đã phối hợp với bộ phận báo mạng của Báo
Dân trí, Báo Người lao động để đăng tải một số thông tin về văn bản pháp quy, về tình hình hoạt động, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường. Tại trang thơng tin chính thức của quận Long Biên cũng được đăng tải các Nghị định, Thông tư mới nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, tiện cho người dân tìm hiểu.
Ngồi ra năm 2016, phịng VHTT đã tổ chức thành cơng cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa với sự tham gia của các đội chơi là các chủ cơ sở, người dân sử dụng dịch vụ. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của rất nhiều đối tượng và một lần nữa nhắc nhở mọi người về các quy định trong kinh doanh, sử dụng dịch vụ văn hóa.
Đầu năm 2017, quận đã phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên trên để phát động chiến dịch “Học tập và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”. Các băng rôn, khẩu hiệu được giăng đầy những đường phố, ngõ ngách trên địa bàn quận đã tạo nên hiệu ứng tích cực, tạo nền tảng ý thức về tuân thủ pháp luật trong mỗi người dân, đồng thời nhắc nhở các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận thực hiện tốt các quy định của pháp luật, hướng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, văn hóa.
Theo khảo sát của tác giả, các phường cũng thường xuyên phát, chia sẻ các thông tin hữu ích, về tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017 để người dân được biết, theo dõi và giám sát thông qua câc buổi họp tổ dân phố, họp chi bộ. Trên các loa phát thanh các phường cũng chia sẻ những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đó có thể là những mảng tin về Nghị định, Thơng tư,... hoặc có thể là những mảng tin liên quan đến việc thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận; hay đơn giản chỉ là kế hoạch của phòng VHTT, kế hoạch của phường, của quận trong năm mới, ...... Những thông tin này được đưa thường xuyên, giúp cho người dân không chỉ nắm được quy định mà cịn hiểu rõ tình hình phát triển của quận hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về công tác tuyên truyền ở quận Long Biên, tác giả có thực hiện phỏng vấn một số người về công tác tuyên truyền trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa tại địa bàn sinh sống. Đa số những người được phỏng vấn đều cho biết rằng ở tổ dân phố của họ thường phát những thông tin như quy định của pháp luật, kế hoạch của phường và một số cơ sở kinh doanh vi phạm trong năm trước. Anh N.V.B , một cán bộ Đảng viên đang sinh hoạt tại
chi bộ Đảng phường Ngọc Lâm cho biết anh thường đón con vào lúc 17 giờ 30 và thường xuyên được nghe những thông tin về tình hình hoạt động của phường, quận trên loa phát thanh. Và trong một số buổi sinh hoạt chi bộ đảng tại địa phương, đồng chí bí thư cũng thường lồng vào chương trình sinh hoạt những quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ văn hóa, về một số điểm kinh doanh đang có xu hướng vi phạm. Điều này cho thấy công tác phối hợp với các phường, các tổ dân phố của phòng VHTT phần nào đã thu được kết quả khả quan.
2.2.2.2. Công tác cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá
Tại quận Long Biên, để được cấp giấy phép kinh doanh karaoke, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012) của Bộ Tài chính đến Bộ phận một cửa của Phòng VHTT. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phịng VHTT có trách nhiệm phối hợp với phường, xã để tiến hành thẩm định điều kiện hoạt động tại cơ sở kinh doanh trong thời gian 07 ngày làm việc. Nếu cơ sở kinh doanh đủ điều kiện theo quy định sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho chủ cơ sở, nếu không sẽ ban hành thông báo nêu rõ lý do. Từ quy trình trên có thể thấy ngay từ ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh karaoke đã bắt buộc phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất. Việc kiểm tra, thẩm định không chỉ giúp phòng VHTT nắm được bộ máy vận hành của cơ sở kinh doanh, thuận lợi cho công tác quản lý về sau, mà cịn có tác động thúc đẩy các chủ kinh doanh nghiêm túc thực hiện các quy định ngay từ đầu.
Thực tế, từ năm 2014 đến nay, Phòng VHTT đã nhận được rất nhiều hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke của các chủ thể. Công tác phối hợp kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất ban đầu cũng được triệt để thực hiện nhằm đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính đúng thời gian quy định và có hiệu quả. Cán bộ phòng VHTT đã phối hợp với cán bộ văn hóa thơng tin phường, xã tiến hành thẩm định tại cơ sở. Kết quả công tác cấp phép trong thời gian qua tại quận Long Biên như sau:
Bảng 2.1: Kết quả công tác cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke từ năm 2014 đến năm 2016 của Phịng Văn hóa Thơng tin quận Long Biên
Thời gian Số hồ sơ
đề nghị Được cấp phép
Không được cấp phép
cấp phép Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm 2014 18 15 83,33% 3 16,67% Năm 2015 15 12 80% 3 20% Năm 2016 21 19 90,48% 2 9,52%
(Nguồn: Phịng Văn hóa Thơng tin quận Long Biên, 2016)
Nhìn một cách tổng thể, tình hình cấp phép kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Long Biên thời gian qua được thể hiện tại biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tình hình cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke từ năm 2014 đến hết năm 2016 tại quận Long Biên
Tiếp theo, theo kết quả báo cáo tình hình cơng tác 6 tháng đầu năm 2017, số lượng cơ sở kinh doanh karaoke nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lên phịng văn hố thơng tin là 11, trong đó có 9 hồ sơ đáp ứng đủ kiều kiện và được cấp phép; 2 hồ sơ không đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất nên khơng được cấp phép
Nhìn chung, karaoke là loại hình kinh doanh khá phổ biến trên địa bàn quận. Trung bình mỗi năm có khoảng 14 đến 15 cơ sở kinh doanh karaoke được cấp giấy phép kinh
083% 080% 090% 017% 020% 010% 000% 010% 020% 030% 040% 050% 060% 070% 080% 090% 100% 2014 2015 2016 được cấp phép không được cấp phép
doanh. Số cơ sở kinh doanh không được cấp phép chỉ khoảng 3-4 cơ sở mỗi năm. Lý do của việc không được cấp phép thường là vì diện tích phịng hát q bé, có phịng chỉ vừa đủ tầm 10m2, khơng đảm bảo về cách âm, phòng chống cháy nổ hoặc có trường hợp quán karaoke mở ngay cạnh trường tiểu học, dễ gây ồn ào cho hoạt động giảng dạy của trường. Những số liệu trên cho thấy về cơ bản, các chủ cơ sở đã nắm được những quy định về kinh doanh karaoke, về những điều kiện bắt buộc trong kinh doanh karaoke. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp khơng tìm hiểu quy định hoặc biết luật nhưng cố ý lờ đi. Đối với những trường hợp này, cán bộ phịng VHTT đã nhắc nhở và giải thích cho chủ cơ sở kinh doanh hiểu rõ.
Ngoài ra, việc thẩm tra điều kiện kinh doanh karaoke của các cơ sở địi hỏi phải có sự phối hợp giữa phịng VHTT và các cán bộ văn hóa phường. Công tác thẩm tra để cấp phép thường chỉ kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất như diện tích phịng hát, chế độ âm thanh ánh sáng trong phòng, thiết bị cách âm, thiết bị phòng cháy chữa cháy, do đó hầu như khơng có trường hợp vi phạm nghiêm trọng về các quy định.
Tuy nhiên, theo phỏng vấn của tác giả đối với một số chủ cơ sở kinh doanh về việc xin cấp phép thì tình trạng cán bộ nhận phong bì, quà biếu của chủ cơ sở rồi thẩm tra qua quýt vẫn còn. Anh H.V.L, một chủ cơ sở kinh doanh karaoke trên phố Hồng Như Tiếp cịn cho rằng “Thực ra, tôi thấy việc thẩm tra điều kiện kinh doanh chỉ là hình thức thủ tục hành chính, là kiểm tra cho đúng quy trình nên việc biếu, tặng cán bộ một chút “lộc” là chuyện bình thường, “cho nhanh gọn” “. Đây thực sự là quan điểm sai lầm mà hiện nay khơng chỉ ngành văn hóa, rất rất nhiều ngành khác cũng đang gặp phải, vơ tình khiến nó trở thành một cái “lệ” mà những người kinh doanh phải biết, phải làm. Và cho dù có hay khơng việc cán bộ nhận hối lộ, nhận quà biếu tặng của các cơ sở kinh doanh để thẩm tra qua quýt, thẩm tra “lấy lệ”, thì việc đào tạo con người, đào tạo ý thức của cả cán bộ phịng và các chủ cơ sở, các cơng dân cũng là điều quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự lành mạnh của văn hóa.
2.2.2.3. Cơng tác phối hợp thực hiện các lực lượng tham gia hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ văn hố
Trong q trình quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá tại địa phương, có rất nhiều những vấn đề phát sinh nổi cộm, vi phạm pháp luật. Vd như:
+ Lưu hành các văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đi lệch với đường lối của Đảng và Nhà nước... cần phải xử lý kịp thời.
+ Việc quảng bá tuỳ tiện, bừa bãi, sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội cũng cần được quản lý chặt chẽ.
Do đó, tổ liên ngành được thành lập, bao gồm các thành phần: Công an, thanh tra văn hoá, quản lý thị trường, thuế vụ, UBND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với nhau để sớm phát hiện, xử lý những vi phạm một cách kịp thời, tránh để lây lan rộng trong cộng đồng.
Trước sự gia tăng đột biến của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa nhất là các cơ sở kinh doanh karaoke, Phòng VHTT đã phối hợp chặt chẽ với Công an quận, Đài truyền thanh và UBND các phường để thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh giúp quần chúng nhân dân biết và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, phịng cịn phối hợp với UBND các phường, tổ dân phố thường xuyên rà soát, lập danh sách thống kê các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận; kịp thời phát hiện trao đổi thông tin về các trường hợp kinh doanh dịch vụ văn hóa nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật để có biện pháp đôn đốc, hướng dẫn các chủ cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Trong năm 2015, Cơng an quận phối hợp với phịng VHTT quận đã kiểm tra, phát hiện 6 cơ sở kinh doanh karaoke hoạt động khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật; 9 cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm về điều kiện cơ sở vật chất âm thanh, ánh sáng, thiết bị phịng cháy chữa cháy. Qua đó, Đồn kiểm tra liên ngành đã hướng dẫn các cơ sở này về quy trình, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và giấy xác nhận đủ điều kiện tạm thời về hoạt động kinh doanh karaoke, về ANTT để chủ cơ sở biết và thực hiện. Đồng thời, căn cứ quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, đội kiểm tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm đối với các trường hợp nêu trên, làm căn cứ để Phòng VHTT ban hành quyết định xử phạt đối với hành vi không đảm bảo quy định về diện tích, thiết kế của phịng karaoke. Đặc biệt cũng trong năm 2015, Đoàn đã phát hiện 2 cơ sở kinh doanh karaoke có hành vi bán rượu trái phép và đã lập biên bản, tịch thu số rượu, xử phạt với mức 12.500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh karaoke không đúng nội dung, phạm vi trong giấy phép.
Đặc biệt, năm 2016, công tác phối hợp với cơ quan công an để theo dõi các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường được thực hiện thường xuyên hơn. Qua theo dõi phát hiện 4 cơ sở
kinh doanh có sử dụng nhân viên phục vụ dưới 18 tuổi ở phường Cự Khơi, Đức Giang và khơng có thơng tin về người giám hộ đối với những người lao động dưới 18 tuổi này. Đoàn liên ngành đã lập biên bản xử phạt theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 với mức phạt 750.000 đồng đối với hành vi sử dụng người khơng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, Phòng VHTT đã nhắc nhở 02 trường hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục không phù hợp với nội dung, gây phản cảm cho người xem. Đặc biệt, cuối năm 2016, phòng VHTT đã phối hợp với lực lượng an ninh phường để kịp thời nhắc nhở 03 chương trình biểu diễn nghệ thuật do gây ồn ào quá mức và làm mất trật tự xung quanh.
Đối với các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử, phòng VHTT luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, lực lượng an ninh phường để theo dõi, giám sát các cơ sở này một cách thường xuyên, đặc biệt là về vấn đề thời gian. Theo đánh giá chung của phường, việc các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử quá thời gian quy định diễn ra khá thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giờ giấc sinh hoạt của các hộ xung quanh. Theo báo cáo của phịng VHTT quận, có đến 60% các cơ sở kinh doanh trị chơi điện tử ln trong tình trạng kinh doanh quá giờ. Cán bộ phường đã nhắc nhở nhiều lần, xử phạt hành chính nhưng có những hộ kinh doanh vẫn khơng thay đổi. Điển hình ở phường Đức Giang có hộ kinh doanh internet Tú Anh nằm ở địa chỉ số 24 đường Trường Lâm. Các hộ dân xung quanh kiến nghị khá nhiều về tình trạng quán mở cửa thâu đêm cho khách vào chơi, khách nói to, la hét ầm ĩ khiến người dân không sao ngủ được. Nhận được đơn kiến nghị từ người dân, phòng VHTT đã phối hợp với lực lượng cơ quan công an tiến hành theo dõi để xác minh. Qua tìm hiểu hoạt động của quán Tú Anh và giả làm khách đến chơi, lực lượng chức năng đã xác minh về hành vi kinh doanh quá giờ của quán và lập biên bản vi xử phạt ngay lập tức với mức xử phạt 4.000.000 đồng. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian sau, quán này vẫn tiếp tục duy trì tình trạng trên. Do việc vi phạm của quán diễn ra quá nhiều lần, UBND quận đã có chỉ đạo phịng VHTT phối hợp với công an quận và Chi cục thuế quận Long Biên thành lập đội thanh tra liên