Công tác quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa được thực hiện theo Luật Doanh Nghiệp, Nghị định số 103 của Chính Phủ, Thơng tư Hướng dẫn số 04 của Bộ Văn VHTTDL và các quy định riêng biệt của thành phố.
Văn bản pháp luật về kinh doanh văn hóa là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh văn hóa trên địa bàn cả nước. Thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật doanh nghiệp bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh liên quan trong thực tế. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngồi phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp.
Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về đăng ký kinh doanh, về hoạt động, về xử lý vi phạm,.. đối với kinh doanh dịch vụ văn hóa của cơ quan quản lý nhà nước là một yếu tố có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa. Yếu tố này địi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến kinh doanh dịch vụ văn hóa khơng được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà khơng được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả khơng mong muốn.
Tóm lại, thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho cơng tác quản lý, cịn nếu khơng nó sẽ có tác động ngược lại.