Vài nét về đặc điểm kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội và tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 34)

thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có quy mơ 3.344,7km2 (rộng gấp 3,5 lần trước khi chưa mở rộng), với số dân khoảng 6.232.000 người (gấp 2 lần khi chưa mở rộng) thành phố có 29 đơn vị hành chính cấp huyện, 409 xã, 147 phường và 21 thị trấn (so với 14 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 9 quận, 5 huyện, 128 phường, 99 xã, 5 thị trấn khi chưa mở rộng). Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng [51]. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.

Vị trí, vai trị của thủ đơ Hà Nội đã được Nghị quyết 15 -NQ/TW của Bộ chính trị Khóa VIII về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 khẳng định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não

chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991-1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996- 2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với tồn vùng Đồng bằng sơng Hồng [52]. Trong bảng xếp

hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành [53].

Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nơng -lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp, là cơ -kim khí, điện -điện tử, dệt -may - giày, chế biến thực phẩm và cơng nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng , may ở Cổ Nhuế , đồ mỹ nghệ Vân Hà ... cũng dần phục hồi và phát triển [52].

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án [54]. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phịng đại diện nước ngồi, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường [22]. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngồi ra, 15.500 hộ sản xuất cơng nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội [22].

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 34)