Tăng cường tính hiệu quả trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho cá nhân, hộ gia đình khi bị Nhà

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

giải quyết việc làm cho cá nhân, hộ gia đình khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc dạy nghề phải trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của xã hội đòi hỏi, cụ thể là đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của cơ sở tiếp nhận lao động vào làm việc (các doanh nghiệp). Trong thời gian qua, chính sách hỗ trợ nơng dân sau thu hồi đất chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống ở một số tỉnh, thành đã thu được nhiều kết quả.

Theo Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, trong 8 năm qua thành phố đã triển khai 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất, trong đó bàn giao cho chủ đầu tư 1.291 dự án với 6.303 ha đất, trên 80% là đất nông nghiệp, liên quan đến 178.205 hộ dân. Trung bình mỗi năm TP giải quyết việc làm cho trên 70.000 lao động; riêng năm 2007 giải quyết việc làm cho 87.000 lao động nhưng chỉ có gần 5.500 lao động nông thôn bị thu hồi đất. Hơn nữa, cịn có nhiều bất cập trong cơng tác đào tạo nghề. Đối với đào tạo nghề dài hạn cho nông dân ngoại thành, các cơ sở đào tạo nghề Hà Nội chỉ đáp ứng được 39,31%; các cơ sở đào tạo nghề Trung ương cũng chỉ đáp ứng được 27,28% so với mức chung về đào tạo nghề dài hạn trên toàn thành phố.

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và xã hội Hà nội, hiện nay mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn toàn thành phố gồm có 230

cơ sở, với nhiều loại hình đào tạo nghề thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, việc phân bố cơ sở dạy nghề trên địa bàn 29 quận, huyện lại khơng đồng đều. Nếu chỉ tính riêng khu vực ngoại thành, số cơ sở đào tạo nghề hiện nay là 42 trong tổng số 230 cơ sở đào tạo nghề toàn thành phố, chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 18,26%. Việc phân bổ các cơ sở đào tạo cũng không đồng đều. Đến nay, Hà Nội vẫn chưa có trường đào tạo nghề chất lượng cao. Đa số các cơ sở đào tạo nghề đều nằm trong tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị phục vụ cho đào tạo thiếu và lạc hậu. Chất lượng đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề nhìn chung cịn hạn chế, chỉ khoảng 3% tổng số giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn hàng năm. Chương trình, nội dung đào tạo cịn nhiều bất cập, đặc biệt là hạn chế trong cập nhật các kiến thức mới, công nghệ mới, phù hợp với xu hướng đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện đại trong khu vực và thế giới; đồng thời cũng chưa có chương trình đào tạo phù hợp cho từng địa phương, độ tuổi và trình độ của nơng dân các vùng đơ thị hố [55].

Hoặc những khó khăn bất cập khác liên quan giữa đào tạo nghề và việc sử dụng nghề. Ví dụ: trên địa bàn tỉnh Hưng n có 39 đơn vị hoạt động đào tạo nghề (trong đó có 1 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 8 trường Trung cấp và các trung tâm) với khả năng đào tạo và dạy nghề cho khoảng 44 nghìn lượt người mỗi năm, tuy nhiên, chủ yếu là đào tạo nghề lái xe ô tô, xe máy (chiếm khoảng 70%). Trong khi đó, nhu cầu đào tạo nghề phục vụ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và cho số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề mỗi năm của tỉnh khoảng 30 nghìn người. Như vậy, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu đào tạo, dạy nghề cho người lao động để cung cấp lao động cho các nhà máy tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên chấp lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông

nghiệp - nơng thơn sang cơng nghiệp - dịch vụ cịn chậm chưa tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh [15].

Đây là một trong những thách thức giữa đào tạo nghề gắn với sử dụng đúng mục đích và yêu cầu của nhà sử dụng lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tăng cường tính hiệu quả trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm tính phù hợp, tính liên kết giữa đào tạo nghề, bảo đảm trúng mục đích sử dụng của nhà tuyển dụng lao động.

- Việc thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm đang được nhiều địa phương quan tâm. Đây được coi là một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay đã có nhiều tỉnh, thành khơng chỉ thuộc vùng đồng bằng sông hồng mà các vùng khác trong cả nước đã hình thành Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 82)