Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai. Chế định này ln được rà sốt, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện nhằm đáp ứng các địi hỏi của thực tiễn. Việc thực hiện các quy định của pháp luật, áp dụng pháp luật về bồi thường, GPMB ln gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nó khơng chỉ đụng chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; Quyền và lợi ích của Nhà nước; Quyền và lợi ích của chủ đầu tư mà cịn phải giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội phát sinh trực tiếp từ việc Nhà nước thu hồi đất gây ra: Việc bố trí, tái định cư cho người bị thu hồi đất ở; Vấn đề giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp v.v;
Hà Nội với vị trí địa lý, chính trị đặc biệt quan trọng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của cả nước. Để trở thành thủ đô văn minh, hiện đại xứng với tầm của một đất nước 100 triệu dân trong thời gian tới, Hà Nội đã và đang quy hoạch, triển khai xây dựng nhiều dự án phát triển. Dự kiến trong tương lai, Hà Nội phải thu hồi hàng nghìn ha đất nơng nghiệp. Việc áp dụng pháp luật về bồi thường, GPMB trên địa bàn thủ đơ đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội. Tuy nhiên bên cạnh đó, cơng tác này cũng bộ lộ một số tồn tại, hạn chế có nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống pháp luật về bồi thường, GPMB còn chưa đồng bộ. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản sau đây góp phần hồn thiện các quy định về bồi thường, GPMB, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình, cụ thể như sau:
1. Cần sửa đổi, bổ sung quy định giá đất bồi thường được xác định tại thời điểm bồi thường thay thế quy định hiện hành giá đất bồi thường được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất;
2. Đối với trường hợp thu hồi đất nơng nghiệp của nơng dân thì ngồi việc họ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm thu hồi cần quy định một tỷ lệ hỗ trợ nhằm để thưởng khuyến khích đối với những người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm chỉnh, nhanh chóng việc bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư; (Hiện tại áp dụng thưởng cịn rất thấp, khơng có tác dụng khuyến khích người bị thu hồi đất).
3. Nhà nước nên xây dựng, bổ sung quy định về việc thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp; 4. Bổ sung các quy định về điều tiết một phần địa tô chênh lệch được tạo ra từ việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang các mục đích khác cho người bị thu hồi đất được hưởng;
5. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về cơ chế xây dựng giá đất theo hướng ngày càng sát với giá thị trường, theo ý kiến của tác giả thì cần quy định khung giá đất nên có hiệu lực trong khoảng 3 - 5 năm chứ không phải 1 năm như hiện nay để thuận lợi cho công tác bồi thường, tái định cư; Khi thị trường chuyển nhượng trong điều kiện bình thường có biến động về giá từ 20% trở lên đề nghị cơ quan nhà nước ban hành giá mới cho sát với thị trường;
6. Chuyển giao chức năng xác định giá đất từ UBND cấp tỉnh sang cho các tổ chức tư vấn, định giá đất chuyên nghiệp thực hiện khi xây dựng các quy định về giá đất, trong đó Nhà nước đóng vai trị là người quản lý, giám sát việc xác định giá đất;
7. Xác lập cơ chế pháp lý cho doanh nghiệp dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoạt động;