định SX, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người bị thu hồi đất
- Hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định SX
Nhằm tạo điều kiện để người bị thu hồi đất giảm bớt khó khăn, thiệt hại, nhanh chóng ổn định cuộc sống, NĐ số 69/2009/NĐ-CP đã quy định về việc HT cho các hộ bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở; theo quy định tại Điều 38 Quyết định 108/2009/QĐ - UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hà Nội, TP Hà Nội đã áp dụng mức cụ thể như sau:
Chủ sử dụng nhà, đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi TP Hà Nội được hỗ trợ 3 triệu đồng/1chủ sử dụng nhà, đất; di chuyển chỗ ở về tỉnh khác thì được hỗ trợ 5 triệu đồng/1 chủ sử dụng nhà, đất; trường hợp các hộ phải thuê nhà tạm để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ khi chưa được nhận nhà, đất TĐC thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm với mức là 500.000đ/1 nhân khẩu/1 tháng; 1.000.000đ/1hộ độc thân/1 tháng nhưng không quá 3.000.000đ/1hộ/1tháng [42].
Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định SX, NĐ số 69/2009/NĐ-CP quy định đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đến dưới 70% diện tích đất nơng nghiệp thì mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 30kg gạo/1nhân khẩu/1tháng với thời gian là 6 tháng; Thu hồi từ 70% đến 100% đất nông nghiệp được hỗ trợ thời gian là 12 tháng.
Mức hỗ trợ ổn định SX đối với tổ chức KT, hộ SX-KD có đăng ký KD mà bị ngừng SX - KD bằng 30% thu nhập sau thuế theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó do cơ quan thuế xác nhận.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm
Vấn đề chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề thời sự cấp bách của TP Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung. Hà Nội và vùng đồng bằng sơng Hồng, bình quân diện tích đất nơng nghiệp của nông dân vốn đã rất ít, khoảng 400- 500m2/người . Khi NN thu hồi đất thì lại khơng có đất nơng nghiệp để BT, chỉ được BT bằng tiền; nơng dân khơng có đất để SX và số lượng người đứng
trước nguy cơ thất nghiệp ngày càng tăng nếu khơng có các chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người bị thu hồi đất. Để góp phần giải quyết vấn đề này, NĐ số 69/2009/NĐ-CP đã quy định đối tượng được HT chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nơng nghiệp khi bị thu hồi đất thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người bị thu hồi đất; mức hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng 5 lần giá đất nông nghiệp (Những hộ này phải chưa được nhà nước hỗ trợ bằng hình thức giao đất ở hoặc đất kinh doanh dịch vụ) (Điều 22, NĐ số 69/2009/NĐ-CP).
Khoản 4, Điều 4, NĐ số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 đã quy định thêm hình thức HT tạo việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất nơng nghiệp như sau: “Được giao đất có thu tiền SDĐ tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; mức đất được giao do UBND cấp tỉnh căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân để quy định; Giá đất được giao bằng giá đất nông nghiệp tương ứng cộng với chi phí đầu tư hạ tầng trên đất nhưng khơng cao hơn giá đất tại thời điểm thu hồi đất đã được UBND cấp tỉnh quy định và công bố”. Thực tế tại TP Hà Nội thời gian vừa qua mới thực hiện được 1 năm thì dừng và giá giao đất kinh doanh dịch vụ
cao hơn nhiều so với giá đất ở (liền kề) do thành phố qui định ( vì tổng các khoản bồi thường hỗ trợ chi GPMB cho 1m2 đất nơng nghiệp có nơi cịn cao hơn giá đất ở do thành phố qui định ), trong khi thành phố khơng có chính sách hỗ trợ: Như hỗ trợ chi phí BTGPMB diện tích đất để xây dựng cơng trình cơng cộng ( đất làm đường giao thông, đất xây nhà văn hóa, đất cây xanh…;). TP Hà Nội hiện nay vẫn chưa có giải pháp nào để đào tạo chuyển đổi nghề cho nơng dân có hiệu quả thơng qua các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là đối với số lao động tuổi đã cao (trên 35 tuổi), khơng có khả năng chuyển đổi nghề; từ đó đã dẫn đến mục tiêu chuyển đổi nghề không đạt được; Khoản 3, Điều 40, QĐ số 108/2009/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội quy định:
Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định, có nhu cầu được học nghề thì được hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề (khơng chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/thẻ (sáu triệu đồng).
Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề đồng thời cùng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức phê duyệt bằng 6.000.000 đồng/thẻ (sáu triệu đồng) và chuyển về quỹ hỗ trợ của Thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để được cấp thẻ học nghề cho người lao động [42]. Đây là một việc phải làm cấp bách đối với TP Hà Nội cũng như cả nước để nhanh chóng giải quyết vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên việc tổ chức triển khai qui định này của Hà Nội mới dừng lại tại hội nghị, mặc dù quyết định 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2009.