Bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân và hộ gia đình khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 89)

đình khi bị Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp

Khiếu kiện về đất đai là nhằm hướng tới bảo vệ lợi ích của cá nhân, gia đình và tổ chức trong lĩnh vực đất đai. Thực trạng khiếu kiện về đất đai ở nước ta trong thời gian qua, chiếm trên 70% các vụ khiếu kiện, thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau :

Thứ nhất, đó là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải

quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn.

Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường khơng đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nơng nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư cịn tính q cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Thứ hai, là khiếu kiện về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất.

Đây là dạng khiếu kiện rất phổ biến hiện nay, không chỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dạng khiếu kiện này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như : Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích…Có những trường hợp, khơng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà khơng có lý do chính đáng hoặc lý do khơng rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết lại khơng giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao khơng cấp giấy. Q trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu…gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân

không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng….

Thứ ba, là khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi

phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

Nội dung khiếu kiện này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết, như : ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; Việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; Việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; Việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.

Về thực trạng tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn thành phố hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:

+ Thứ nhất, TC cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các

chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư.

+ Thứ hai, TC cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các

thủ tục hành chính về đất đai, như: giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khơng thực hiện đăng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ.

+ Thứ ba, TC UBND giao đất trái thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất

không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất cơng ích trái quy định của pháp luật.

+ Thứ tư, TC hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về

đất đai để tham ô, như lập hai phương án bồi thường (cho người có đất bị thu hồi riêng, để thanh toán với Nhà nước riêng).

+ Thứ năm, TC hành vi trục lợi về đất đai thông qua việc lập phương

án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với đời sống nhân dân.

Tình trạng khiếu kiện về đất đai nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau:

+ Một là, do q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử

dụng đất tăng lên, thúc đẩy giá đất tăng cao.

+ Hai là, do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng

nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã “ăn sâu, bám rễ” trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng (đặc biệt là những người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người dân có trình độ học vấn thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc cũng có một số người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ. Chính vì nhận thức khơng đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình trạng địi lại đất của ơng cha ngày càng gia tăng.

+ Ba là, do việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân

dân, việc đưa đất đai, lao động vào các tập đồn sản xuất, các nơng, lâm trường, khơng có hoặc khơng lưu giữ được các tài liệu, sổ sách; Việc trưng

dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất khơng có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ giấy tờ, hồ sơ nên khơng có cơ sở để xác định khi diễn ra tranh chấp.

+ Bốn là, Luật Đất đai, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Khiếu nại tố cáo,

Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cịn chồng chéo, mâu thuẫn, khơng thống nhất. Chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã điều tiết, phân phối nhưng chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại từ đất khi sử dụng đất cho các dự án đầu tư như trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi..

+ Năm là, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một số

nơi cịn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng.

Công tác xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án còn bộc lộ những hạn chế, lúng túng nhất định khi áp dụng pháp luật về đất đai, pháp luật dân sự, đường lối chính sách của Nhà nước về đất đai trong từng giai đoạn lịch sử dẫn đến một số bản án, quyết định của Tịa án cịn chưa thật sự chính xác thiếu khách quan. Chất lượng xét xử của Tòa án trong một số vụ chưa cao, có vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần, kéo dài; Có những vụ án có sai lầm trong áp dụng pháp luật, cấp trên phải sửa đổi hoặc hủy bản án, quyết định của Tịa án cấp dưới. .

Cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở các địa phương nhìn chung hiệu quả chưa cao, thiếu kịp thời, chưa dứt điểm còn để tồn đọng nhiều đơn thư chưa giải quyết.

Từ thực trạng nêu trên, thiết nghĩ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả cấp bách và lâu dài trong đó các giải pháp cơ bản sau đây để góp phần giải quyết hiệu quả hơn các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, bảo đảm

hài hịa quyền và lợi ích của người dân cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho

thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; Người dân cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khiến nại, tố cáo; Tránh việc lợi dụng khiếu nại, tố cáo làm phương hại lợi ích của người khác và lợi ích của nhà nước.

- Tăng cường cơng tác tổ chức - cán bộ, công tác tiếp dân: Cần tăng

cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương; Tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, công tác tiếp dân và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực đất đai: Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất

đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI nhấn mạnh:

Các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; Công bố công khai kết quả giải quyết.

Củng cố, kiện tồn hệ thống thanh tra đất đai, tịa án các cấp; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên, cán bộ xét xử,

giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm [21].

3.2.6 Tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân và hộ gia đình khi bị Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp bảo đảm tính khách quan, trung thực và nghiêm minh

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 89)