Yêu cầu đối với việc phát huy nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở Thủ đơ Viêng Chăn, nước Cộng hịa Dân chủ

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 29 - 35)

triển kinh tế - xã hội ở Thủ đơ Viêng Chăn, nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

- Nguồn nhân lực nữ phải có thể lực dồi dào, nhân cách, đạo đức tốt phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Quốc gia nào có chiến lược đúng đắn trong việc phát huy nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng, chuẩn bị được thể lực, trí lực, tâm sinh lý tốt… thì nền kinh tế của quốc gia đó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững.

Trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào nói chung, của Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng đã cho phép khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, tạo ra những khả năng để phát huy cao độ trí tuệ và trình độ phát triển mọi mặt của nguồn lực con người song, cũng đặt ra những đòi hỏi rất cao. Yêu cầu mới đòi hỏi ở mỗi con người khơng chỉ về năng lực, trình độ học vấn, phẩm chất lao động mà cả về mặt sức khoẻ, tình cảm, tư tưởng, tâm trạng thích hợp. Đó khơng phải là một mẫu người duy nhất, rập khuôn giống nhau mà là những con người đa dạng cụ thể, có cá tính và chun môn, tài năng khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, của công cuộc CNH, HĐH trên tất cả các lĩnh vực. Nước CHDCND Lào, Thủ đơ Viêng Chăn đang địi hỏi có những chun gia giỏi, những nhà quản lý sáng suốt, những chủ kinh doanh tài ba, những nhà khoa học sáng tạo và có đầu óc thực tế, đồng thời cũng cần một đội ngũ đơng đảo những người lao động có tay nghề thành thạo, có lương tâm nghề nghiệp, trình độ và năng lực đối phó kịp thời với những biến động trong sản xuất và trong hoạt động nghề nghiệp.

Người lao động nói chung khơng chỉ cần có sự cần cù, chịu khó, chịu đựng gian khổ (vốn là đức tính truyền thống của nhân dân ta, đặc biệt của người phụ nữ) mà quan trọng hơn là cần sự thông minh, nhạy bén với cái mới, sự tháo vát năng động, quyết đoán, chủ động và tự tin.

Việc phát huy nguồn nhân lực là phải hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động, đáp ứng u cầu của phân cơng lao động quốc tế, thích ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và yêu cầu phát triển của KH - CN.

Những yêu cầu nêu trên, đặt ra đối với mọi người lao động với mức độ khác nhau tuỳ cơng việc, ngành nghề, vị trí xã hội. Và phụ nữ, nguồn nhân lực nữ cũng có những đặc điểm riêng do chức năng mang thai, sinh nở và gánh nặng trong việc giáo dục con cái, chăm sóc gia đình nên những địi hỏi đó càng trở nên khắt khe.

Hiện nay, phụ nữ chiếm khoảng 50,1% dân số, chiếm 49% lực lượng lao động xã hội và 44% sống và làm việc ở nông thôn. Phụ nữ có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, chiếm tỷ lệ cao trong các ngành giáo dục - đào tạo, thương mại, y tế - cứu trợ xã hội, nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến... Nhưng trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, công cuộc CNH, HĐH, chất lượng lao động nữ đã tỏ ra có nhiều bất cập.

Tuy nhiên, q trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình CNH, HĐH hiện nay cũng đem lại một số lợi thế cho phụ nữ. Sự phát triển các khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới, linh hoạt về không gian và thời gian. Nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, khoa học, văn hố, dịch vụ cơng cộng phù hợp với sở trường của phụ nữ. Nhiều ngành công nghệ phát triển mạnh cần thu hút lực lượng lao động nữ với ưu thế về sự khéo léo và tỉ mỉ như tin học, điện tử, công nghiệp thực phẩm, chế biến, may mặc, thương mại…Phụ nữ có điều kiện tham gia vào q trình lao động sản xuất dựa trên cơng nghệ cao, hao tốn ít sức lực. Sự mở

rộng dân chủ về kinh tế và tri thức, các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và dịch vụ gia đình tạo cơ hội cho phụ nữ khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Các tiềm năng sáng tạo của phụ nữ được phát huy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra dự báo rằng phụ nữ là nguồn nhân lực có khả năng phát huy cao trong thế kỷ XXI.

Yêu cầu đối với việc phát huy nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội là vừa khai thác tối đa tiềm năng nguồn nhân lực này, vừa phải quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực quý giá đó cho sự phát triển bền vững của đất nước. Điều đó địi hỏi phải có chính sách hợp lý đối với phụ nữ, trong đó chính sách đào tạo nguồn nhân lực và chính sách sử dụng lao động có ý nghĩa quyết định.

Tóm lại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đặt con

người vào trung tâm của sự phát triển đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ bộc lộ tiềm năng, tài năng mọi mặt của mình, song, cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho mục tiêu phát triển trong bình đẳng của phụ nữ. Ngày nay, sự phát triển của mỗi địa phương, quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực nữ. Thủ đơ Viêng Chăn với vị trí tiên phong trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đi đầu và là hạt nhân trong cả vùng trọng điểm kinh tế, tiên phong trong việc thực hiện quá trình CNH - HĐH thì càng phải dựa vào nguồn nhân lực nữ với tư cách là yếu tố nội sinh, chi phối và giữ vai trò quyết định trong sự phát triển bền vững của Thủ đô.

- Nguồn nhân lực nữ phải có nguồn tri thức phong phú, năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Hội nhập quốc tế không chỉ mang lại các cơ hội tốt về tăng trưởng kinh tế và sự giàu có, mà cịn tạo ra những thách thức khơng nhỏ về khả năng thích ứng, hội nhập và nhất là khả năng duy trì và nâng cao năng lực cạnh

tranh của Lào trên thị trường quốc tế. Q trình này kéo theo sự phân cơng lao động quốc tế, sự lưu chuyển tự do các nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại, cho phép mọi quốc gia tiếp cận, sử dụng thành quả của chúng, giúp các quốc gia tận dụng được ưu thế của mình để tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đối với Lào thì đây cũng là cơ hội để vượt qua đói nghèo, đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Quá trình hội nhập quốc tế của Lào sẽ làm tăng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trí tuệ, địi hỏi người lao động phải có kiến thức và kỹ năng tiếp thu kiến thức mới, đồng thời phải có khả năng hội nhập thích ứng với mơi trường lao động và tuyển dụng quốc tế. Chính q trình này đã hình thành nên một đội ngũ lao động chất lượng cao trong nền kinh tế. Trước thực tiễn q trình hội nhập, địi hịi Lào cũng như Thủ đô Viêng Chăn phải có nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ được đảm bảo về sức khỏe, có trình độ và chất lượng.

Nói đến chất lượng nguồn lực con người, trước hết phải nói đến hàm lượng trí tuệ, đến trình độ tay nghề. Trí tuệ con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển xã hội. Và điều đặc biệt so với các nguồn lực khác là trí tuệ con người có thể khai thác khơng cạn kiệt, trái lại nó càng phát triển, càng phong phú theo sự phát triển của xã hội. Như vậy, tính khơng bị cạn kiệt chỉ có ở nguồn lực con người mà khơng có ở nguồn lực khác. Nhưng nguồn lực con người khơng bị cạn kiệt lại phụ thuộc vào vai trị của con người được xem là nội lực hàng đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước.

Thấy được tầm quan trọng, yêu cầu phải có nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ phải có nguồn trí thức phong phú, năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước Lào đã xác định: nguồn nhân lực là khâu then chốt để đất nước hội nhập thành công. Trước yêu cầu quan trọng

và bức thiết đó, việc đào tạo và phát huy nguồn nhân lực phải được quan tâm hàng đầu hơn bao giờ hết. Đảng NDCM Lào khẳng định: “Phải phát triển

nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển và cơ cấu kinh tế của đất nước, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế” [25, tr.56]. Với tỷ lệ

chiếm hơn một nửa dân số của đất nước, cũng như của Thủ đô, phụ nữ - nguồn nhân lực nữ cũng cần phải được quan tâm hơn nữa. Đảng - Nhà nước phải có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng để có được nguồn tri thức phong phú, có năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như giai đoạn hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực nữ cần phải quan tâm đến 3 khâu quan trọng là đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ. Hiện nay, cả nước cũng như Thủ đô Viêng Chăn đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì thế địi hỏi một lực lượng đơng đảo nhân lực có trình độ, có chất lượng, có khả năng làm việc trong mơi trường cơng nghệ và cạnh tranh, thậm chí phải đạt đến trình độ quốc tế và khu vực. Trong môi trường cạnh tranh cao và phức tạp như hiện nay của nền kinh tế thị trường, khơng ít doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì nguồn nhân lực là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; thơng qua đó việc đào tạo có thể cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân viên có đây đủ kiến thức để thực hiện công việc, làm cho năng suất công việc cao hơn. Nhưng bên cạnh đó, từ tác động của nền kinh tế thị trường cũng làm cho một số bộ phận nguồn lao động, trong đó có nguồn lao động nữ có tư tưởng chạy theo thu nhập, khơng có kỷ luật, vơ đạo đức… Do vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như ngày nay càng đòi hỏi nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng có đạo đức, có kỷ luật trong lao động và kinh doanh.

Đây là những vấn đề lớn trong phát triển nguồn nhân lực nữ, nhằm góp phần khơng nhỏ vào q trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho

sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước. Thủ đô Viêng Chăn, hầu hết đang trong trạng thái khan hiếm nguồn nhân lực, lao động có trình độ tay nghề, có chất lượng trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chưa nói đến nguồn nhân lực nữ có trình độ cao. Cơ cấu lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật cao trong các lĩnh vực không cân đối nhau. Việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực không hợp lý làm cho chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn vốn đã thấp lại càng bị giảm xuống. Nguồn nhân lực nữ, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao là một hạn chế lớn và là một trong những nguyên nhân dẫn đến người lao động khó có thể tham gia thị trường lao động. Do vậy, nguồn nhân lực nữ chưa được khai thác hết tiềm năng của mình.

Tóm lại, q trình hội nhập quốc tế địi hỏi nguồn nhân lực, nguồn nhân

lực nữ phải có một mặt bằng chung về trình độ cao hơn. Khác với trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chỉ địi hỏi người lao động phải có đức tính tốt, cần cù, trung thành, và có tinh thần trách nhiệm. Ngày nay, nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập địi hỏi người lao động phải có tính sáng tạo, có khả năng phân tích, tinh thần đồng đội, khả năng ăn nói, diễn đạt… Do vậy cơ cấu đào tạo của CHDCND Lào cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thế giới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w