Thực trạng phát huy nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 56 - 69)

Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

- Thực tiễn tạo việc làm và hiệu quả sử dụng lao động nữ ở Thủ đô Viêng Chăn

Hiện nay, Lào có khoảng 532.227 lao động và đã được tạo việc làm đạt 97,83% của kế hoạch 5 năm (554.000 lao động hoặc 108.800 lao động). Trong đó, giải quyết việc làm trong nước được 447.439 lao động, trong các lĩnh vực như: nông - lâm nghiệp là 357.269 lao động, công nghiệp và xây

dựng là 66.741 lao động và ngành dịch vụ là 23.429 lao động. Ngoài ra, Lào cũng đã và đang có chủ trương xuất khẩu lao động trong những năm qua, thể hiện như: có 84.788 lao động xuất khẩu đi nước ngồi (nơng - lâm nghiệp có 20.786 lao động, cơng nghiệp - xây dựng có 41.186 lao động và ngành dịch vụ có 22.816 lao động). Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Lào vẫn đang ở mức 1,3%.

Bên cạnh vấn đề thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động cũng không ăn khớp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nói chung, nguồn lao động nói riêng, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ, nguồn lao động nội lực dồi dào tiềm năng. Thị trường lao động lúc nào cũng sơi động, nhưng việc làm thì thiếu ổn định, bền vững.

Với vị trí là Thủ đơ của đất nước, Viêng Chăn là nơi tập trung của nhiều ưu thế như kinh tế, chính trị - xã hội, nền giáo dục, KH - CN, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất nước. Cho nên, nó đã tạo ra điều kiện thuận lợi về sự phát triển của nguồn nhân lực nữ, nguồn lao động được coi là một phần nửa của dân số.

Sự sôi động của thị trường lao động ở Thủ đô Viêng Chăn thể hiện qua công việc của hàng chục trung tâm và một số doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, mỗi năm đáp ứng nhu cầu cho hàng trăm lượt người.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm, tích cực nhất là các trường đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các khu công nghiệp, các tổ chức hội nghề nghiệp và một số cơ quan báo chí. Trong đó, Đại học Quốc gia Đông Đốc năm 2010 lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Giới thiệu việc làm cho sinh viên đã và sắp tốt nghiệp. Đó là cơ hội tốt cho đơng đảo thanh niên, phụ nữ sinh viên, là những nhóm lao động trong các chun ngành. Ngồi ra, các cơ quan tổ chức khác cũng đứng ra để thành lập hoặc tổ chức giới thiệu việc làm như: HLHPN Thủ đơ (có 9 HLNPN huyện), Hội cựu chiến binh, Đoàn

Thanh niên, Cơng đồn… giới thiệu việc làm cho nhóm lao động yếu thế, thiếu cơ hội học tập, lao động ở các vùng thường xuyên gánh chịu thiên tai, dịch bệnh và cả người tàn tật… tạo cơ hội cho họ tìm được việc làm phù hợp.

Trong năm 2009, Trung tâm dạy nghề HLNPN Thủ đô đã đạt được nhiều thành quả trong việc tạo việc làm cho lao động nữ như: đã tạo việc làm cho lao động nữ ít cơ hội có việc làm, khơng có vốn để học dài hạn ở các trường, trung tâm thuộc tư và công lập… Cho nên, Trung tâm dạy nghề Thủ đơ đã xây dựng chương trình dạy nghề theo ngành chủ yếu như: may mặc, trang điểm, đấm bóp gia truyền, nấu nướng… được 51 khóa, số người qua đào tạo dạy nghề 978 người/nam 25 người so với kế hoạch đề ra đạt 75%, sau khi đã qua đào tạo dạy nghề 85% số đó đã có nghề nghiệp và cơng ăn việc làm [27, tr.7].

Cũng thông qua sự sôi động của nguồn lao động này mà khơng khó khăn gì để nhìn ra những tồn tại, bất cập trong vấn đề lao động và việc làm ở Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chưa có các con số tổng kết, so sánh cụ thể, chính thức. Đó là chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm và không ăn khớp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực dồi dào này.

Thực hiện chính sách ưu tiên của Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn, Sở Lao động - Phúc lợi - Xã hội Thủ đô đã thực hiện 4 dự án, 36 chương trình. Trong đó, có 8 chương trình tác động tới phát triển trình độ tay nghề và tạo việc làm cho nhân dân: tập huấn trình độ tay nghề cho người kém cơ hội, giải quyết vấn đề thất nghiệp và mở rộng cơ hội có việc làm, điều tra và thống kê việc phát triển tay nghề, cung cấp các thiết bị cho các trung tâm phát triển trình độ tay nghề, tập huấn cơng tác thị trường lao động và tìm việc làm, tổ chức tư vấn việc làm tại một số bản làng lớn [34, tr.12-15]. Ngoài ra, Sở Lao động - Phúc lợi - Xã hội Thủ đô

cũng đã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường dạy nghề, trung tâm phát triển tay nghề cả cơng và tư, “Mở khóa tập huấn cho thanh niên nam - nữ thuộc nhóm đối tượng khơng có cơng ăn việc làm, tốt nghiệp cấp hai, cấp ba khơng có khả năng học tiếp, thanh niên có nguy cơ nghiện ma túy, nhóm đi lao động nước ngồi khơng hợp pháp, cơng nhân - nhân viên, người làm kinh doanh khơng có kiến thức, khơng có ngành nghề và người có kinh nghiệm nhưng khơng có giấy chứng nhận [37, tr.2-5].

Đến nay, mặc dù lực lượng lao động nữ ở Thủ đô Viêng Chăn nhận được nhiều sự quan tâm từ Đảng bộ, chính quyền địa phương, cơ quan phụ trách liên quan, tạo cơ hội và điều kiện để bố trí sử dụng, có cơng ăn việc làm đáng kể. Nhưng một phần hai lực lượng lao động này vẫn chưa được khai thác hết năng lực của mình.

- Thực trạng quản lý nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô Viêng Chăn

Quản lý nguồn nhân lực nữ ở cấp Trung ương có HLHPN Trung ương. Ở Thủ đơ Viêng Chăn có HLHPN Thủ đơ, cấp huyện là HLHPN huyện, cấp thôn bản là Tổ nữ công thôn bản - là các tổ chức quản lý trực tiếp phụ nữ. Ngoài các tổ chức trên, cịn có Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ thuộc Văn phịng Chính phủ, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ thuộc Văn phịng Thủ đơ - tỉnh thành, Phịng vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện, có tổ vì sự tiến bộ của phụ nữ thôn bản.

Trong thời gian qua, HLHPN các cấp ở Thủ đô Viêng Chăn cũng đã tổ chức thực hiện nhiều dự án phát triển phụ nữ (vì sự tiến bộ của phụ nữ) góp phần tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của Thủ đô Viêng Chăn.

Đi đôi với việc tổ chức thực hiện dự án phát triển phụ nữ, phong trào 3 tốt cũng được phát động nhằm góp phần tích cực đóng góp làm cho phụ nữ - nguồn nhân lực nữ hiểu biết sâu rộng thêm về đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước, làm cho phụ nữ tích cực hơn trong việc chuyển sang kinh tế sản

xuất hàng hóa mà bắt đầu từ chính từng đơn vị gia đình của họ và biết nghĩa vụ của người phụ nữ đối với đất nước.

Trước và sau khi đất nước được giải phóng, CHDCND Lào bao giờ đã quan tâm đến phụ nữ. Vì phần nửa dân số là phụ nữ, việc đưa ra chủ trương, đường lối của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà nước đều hướng tới bảo vệ và phát triển phụ nữ. Với sự quan tâm đặc biệt đó, đến năm 2003 Chính phủ đã thành lập “Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ” [31, tr.1]. Và từ đó, Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng đã được thành lập ở các bộ ngành, tỉnh thành và Thủ đô.

HLHPN Thủ đô Viêng Chăn được thành lập ngày 13/07/1975 (ban đầu gọi là Ban Vận động thành lập Hội phụ nữ), đến năm 1984 mới thành lập và gọi tên là HLHPN Thủ đô. Kể từ ngày thành lập đến nay HLHPN Thủ đô đã tổ chức Đại hội 06 lần, Đại hội lần thứ VI của HLHPN Thủ đô Viêng Chăn tổ chức ngày 19 - 20/11/2009. Đến nay, HLHPN Thủ đô Viêng Chăn số thành viên là 127.310 người. Hiện nay, có 09 tổ chức HLHPN huyện, có 176 đồng chí Ban Chấp hành; hiện số thành viên khoảng 66.734 người, thành viên là đảng viên có 3.220 người.

HLHPN Thủ đơ Viêng Chăn, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng luôn quan tâm đặc biệt, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển phụ nữ. Trong thời gian qua, HLHPN Thủ đô cũng đã giành được sự hợp tác và ủng hộ về vốn, bài học kinh nghiệm từ các nước láng giềng, từ các tổ chức quốc tế với sự chủ động theo đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đề ra.

HLHPN các cấp Thủ đô Viêng Chăn đã tổ chức quán triệt khẩu hiệu 3 tốt “công dân tốt, phát triển tốt, xây dựng gia đình tốt - ấm no hạnh phúc” (2009), trước là “công dân tốt, người mẹ tốt và người vợ tốt” (1984). HLHPN Thủ đô Viêng Chăn là một tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thủ đơ Viêng Chăn, đây là điều kiện làm cho Hội có được sự trưởng thành và phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, cả số lượng và chất lượng.

Dưới sự lãnh đạo của Hội, phụ nữ Thủ đơ Viêng Chăn đã có điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng mình vươn lên cùng nam giới góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, của đất nước.

- Công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ với việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô Viêng Chăn

Công tác giáo dục - đào tạo với việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô Viêng Chăn. Trong thời gian qua, chất lượng giáo dục - đào tạo, văn hóa

của Thủ đơ Viêng Chăn được dần dần củng có và có bước phát triển tốt, trong đó chất lượng đại trà được giữ vững và chất lượng mũi nhọn được nâng cao.

Thủ đô Viêng Chăn đi trước các tỉnh thành khác trong việc nâng cao trình độ học vấn của người dân Thủ đơ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu về giáo dục - đào tạo của Thủ đô là sự tập trung đầu tư cho giáo dục từ phía chính quyền Thủ đơ Viêng Chăn. Chi tiêu cơng bình qn đầu người cho giáo dục ở Thủ đơ liên tục gia tăng, tốc độ gia tăng cao hơn so với các tỉnh thành khác.

Đến cuối năm 2010, Thủ đô Viêng Chăn đã hồn thành việc xố mù chữ và phổ cập tiểu học cho nhân dân trong độ tuổi từ 15 - 40. Hiện nay, Thủ đô Viêng Chăn đang tiếp tục tổ chức học bổ túc lớp trung học cấp II cho người dân trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi với 5.005 người (trong đó nữ 2.841 người); ngồi ra, tổ chức các lớp bổ túc trung học cấp III cho 366 cán bộ, bộ đội, công an đã thi đỗ đầu vào ở cả nội và ngoại thành.

Mở rộng mạng lưới giáo dục từ thành thị đến nông thôn. Xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển, do vậy, số lượng các trường phổ thông tăng lên, đặc biệt là năm học 2010 - 2011, tồn Thủ đơ Viêng Chăn đã thực hiện chương trình khai giảng cho hệ lớp 12 (trước chỉ đến lớp 11). Tỷ lệ học sinh vào học tiểu học đạt 98,70%, thi tốt nghiệp tiểu học và chuyển cấp đạt 94,04%, trung học cơ sở đạt 90,01% và trung học phổ thông đạt 92,82%, Đến nay, 100% số người trong độ tuổi đi học của Thủ đô đã được phổ cập tiểu học

và tiếp tục bồi dưỡng để phổ cập trung học cơ sở cho đối tượng trong độ tuổi 15 - 35 là 5.494 người trong 196 bản. Chất lượng dạy - học và sự quản lý của nhà trường ngày càng được cải thiện [23, tr.10].

Hiện tại, Thủ đơ Viêng Chăn có 5 trung tâm bồi dưỡng - dạy nghề: 1. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Tổng hợp (Đại học Quốc gia Lào); 2. Trung tâm dạy nghề; 3. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Pắc Pa Sắc; 4. Trường Kỹ thuật Lào - Đức; 5. Trường Kỹ thuật nông nghiệp Đông Khăm Xạng; 6. Trường Dạy nghề Viêng Chăn - Hà Nội. Tất cả các trường, trung tâm này làm công tác giáo dục - đào tạo nghề cho thanh niên nam - nữ theo các ngành nghề như: dệt may, chế biến, thẩm mỹ và tin học. Trong thời gian qua đã đào tạo được 198 người/nữ 189 người. Ngoài ra, cũng đã dạy nghề cho nhân dân theo các ngành nghề: nuôi cá, ếch, lươn, trồng ngô, nấm, trồng cây, hoa, sửa chữa máy móc, di động... cho tất cả 126 người/nữ 51 người (xem phụ lục 4).

Để phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô, chất lượng của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do vậy, Sở Giáo dục - Thể thao cũng đã liên tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên khơng đạt tiêu chuẩn để nâng cao trình độ học vấn, liên thơng đại học cho 416 người/nữ 246 người và cao đẳng là 367 người/nữ 193 người. Sinh viên học tập trong nước theo quy hoạch của Bộ Giáo dục - Thể thao, cao đẳng 90 người và đại học 212 người. Ngồi ra, cịn tuyển cử sinh viên đi du học nước ngoài: Việt Nam 25 người, Liên Bang Nga 5 người” [20, tr.4-6].

Việc đầu tư cho giáo dục chính là tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô. Đây là nguồn lao động dự trữ dồi dào, trẻ, khoẻ; có trình độ học vấn và trình độ chun mơn, chun nghiệp. Nếu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ được tiếp tục đào tạo, sẽ là nguồn bổ sung lực lượng lao động chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong những năm tới.

Thủ đơ Viêng Chăn là nơi cung cấp các hình thức và cơ hội học tập, đào tạo đa dạng và phong phú về chuyên mơn, nghiệp vụ cho tất cả mọi người, trong đó có phụ nữ. Hiện nay, Thủ đơ Viêng Chăn có 19 trung tâm dạy nghề với năng lực đào tạo là gần 3.000 người/năm. Trong đó, đào tạo tổng hợp có 13 trung tâm; đào tạo ban đầu, chuẩn bị làm việc có 3 trung tâm; đào tạo nâng cao có 3 trung tâm, thực tế đã đào tạo được 2.286 người, đạt 76,2% công suất. Hiện nay, tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật ở Thủ đơ có xu hướng tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Thủ đô và cho cả nước, công tác giáo dục - đào tạo ở Thủ đơ Viêng Chăn cịn rất nhiều bất cập. Đó là những vấn đề như: chất lượng không đồng đều giữa giáo dục chuyên môn với giáo dục tư tưởng - đạo đức, giữa nội thành với ngoại thành; chất lượng giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ, kỹ năng của đội ngũ giáo viên, nội dung, chương trình giảng dạy nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (đến năm 2007, Lào mới bắt đầu áp dụng hệ 12 lớp). Ngoài ra là cịn chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động dẫn đến chất lượng và nội dung đào tạo, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

Trong thời gian qua, việc phát triển nguồn nhân lực nữ thông qua giáo dục - đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện ở tỷ lệ lao động nữ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ngày một tăng. Tuy nhiên, việc tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w