Chất lượng nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 47 - 56)

Viêng Chăn hiện nay

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn lực con người là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn lực con người: trạng thái sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội... Trong đó, trình độ học vấn là yếu tố rất quan trọng vì nó khơng chỉ là cơ sở đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà cịn là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi người.

Chất lượng nguồn nhân lực nữ được thể hiện trên tổng hòa nhiều yếu tố, khái quát lại có thể đánh giá ở ba khía cạnh chủ yếu là tri thức, thể lực và phẩm chất đạo đức - tinh thần.

- Về tri thức của phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn thể hiện ở trình độ học vấn và trình độ chun mơn, kỹ thuật

Viêng Chăn là Thủ đô của đất nước, là thành phố duy nhất đứng đầu cả nước về tất cả chỉ số giáo dục cơ bản. Vì là nơi tập trung nhất, có nhiều ngành giáo dục có tính chất tiên tiến. Do vậy, Thủ đơ Viêng Chăn là nơi có mơi trường giáo dục tốt nhất.

Theo thống kê của Ủy ban Chính quyền Thủ đơ Viêng Chăn, trong năm 2010 vừa qua tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng đều có xu hướng tăng lên và vượt qua các tỉnh thành trên cả nước. Qua phong trào học tập từng cấp bậc đã làm cho

trình độ hiểu biết, học vấn của phụ nữ không ngừng tăng lên, số lượng học sinh - sinh viên nữ ở các trường, đơn vị đào tạo cũng tăng lên dần, kể từ cấp nhà trẻ - mầm non cho đến đại học, cao học và tiến sĩ. So với năm học 2004 - 2005, số lượng học sinh mầm non tăng lên 9.437 người trong năm học 2009 - 2010, chiếm 55,29%, nữ giới độ tuổi 15 trở lên 100% đã tốt nghiệp cấp tiểu học, tỷ lệ chênh lệch về giáo dục của giới - dân tộc cũng được khắc phục. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được cả xã hội quan tâm và góp phần về vốn để xây dựng và sửa chữa trường học đảm bảo cho việc học tập - giảng dạy đạt hiệu quả cao. Đồng thời, cũng đã tập huấn, dạy nghề sơ cấp ở nơi có điều kiện nhằm tạo lực lượng lao động có chất lượng phục vụ xã hội cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; đội ngũ cán độ nữ làm việc tại các lĩnh lực cũng được nâng cao, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, chun ngành, ngoại ngữ (cả hệ ngắn và dài hạn), đào tạo trong và ngoài nước một cách thường xuyên để nghiên cứu, học hỏi những kiến thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, Thủ đơ Viêng Chăn có tất cả 857 trường học (trong đó bao gồm cả trường cơng và tư), so với năm 2010 tăng thêm 26 trường học. Năm học 2011 - 2012 có 172.968 học sinh, 83.607 nữ sinh, so với năm học 2010 - 2011 vừa qua đã tăng thêm 3.303 người, tức 1,95%. Cụ thể như sau:

+ Tỷ lệ đến trường của trẻ từ 3 - 5 tuổi đạt 57,60%, so với năm học qua tăng 3,59%.

+ Tỷ lệ trẻ sau khi học trường mầm non (hoặc lớp vỡ lòng) đi học lớp 1 đạt 71,87%, so với năm học qua tăng 5,28%.

+ Tỷ lệ trẻ học lớp 1 đạt 99,88%, so với năm học qua tăng 0,84%. + Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 93,6%, so với năm học qua tăng 0,3%. Học sinh trượt tiểu học có 6,4%, so với năm học qua giảm 1,9%.

+ Tỷ lệ học sinh nhập học trung học cơ sở đạt 88,08%, so với năm học qua tăng 1,40%.

Sau khi sát nhập, Sở Giáo dục - Thể thao đã xuống kiểm tra giám sát các trường học theo dự án: trường không ma túy, trường xanh, trường sạch, mơi trường tốt và trường có chất lượng; tổ chức chỉ đạo học sinh từ 9 tháng đến 19 tuổi tiêm vác xin phịng sởi.

Nói chung, q trình học tập, nghiên cứu trong các bậc học của phụ nữ hiện nay là rất sôi nổi và từng bước tiến lên. Phụ nữ có trình độ học vấn từ cử nhân, cao học ngày càng nhiều. Điều này đã cho thấy là phụ nữ có trình độ học vấn nhất định, nhiều phụ nữ nhận được sự tin tưởng từ cơ quan tổ chức và được giao nhiệm vụ lãnh đạo Đảng - Nhà nước các cấp ngày càng nhiều. Từ đó cho thấy vai trị của phụ nữ trên các diễn đàn trong và ngồi nước ngày càng rộng rãi.

Sự chênh lệch về trình độ học vấn cũng như về chun mơn cịn biểu hiện ngay trong lực lượng lao động nữ giữa lao động nữ ở thành thị và lao động nữ ở nông thôn. Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, việc đầu tư cho giáo dục ở thành thị và nơng thơn cũng có sự khác nhau, nên nó tạo ra khoảng cách khá xa về tỷ lệ không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học, không qua đào tạo của lao động là nữ ở nông thôn. Điều này cho chúng ta thấy rằng về chính sách giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần phải tập trung ưu tiên cho nguồn nhân lực nữ, lao động nữ mà trước hết là nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ ở nơng thơn, vì 44% của dân số Thủ đơ Viêng Chăn là lao động ở nơng thơn.

Về trình độ học vấn và chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức.

Đến 2010, tồn Thủ đơ Viêng Chăn có 14.517 cán bộ công chức. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn, đội ngũ cán bộ công chức được coi trọng đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đơ.

Hiện nay, cơng tác đào tạo giáo dục, nâng cao trình độ học vấn cũng như chuyên môn cho phụ nữ cũng đã đạt được nhiều thành tựu mới đáng kể. Cả Thủ đơ Viêng Chăn có số lượng nữ khoảng 385.292 người, trong đó số hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) Thủ đơ Viêng Chăn 127.963 người. Về trình độ học vấn: tiểu học 93.955 người, trung học cơ sở 12.214 người, trung học phổ thơng 19.094 người; về trình độ chun mơn: sơ cấp 3.293 người, trung cấp 6.042 người, cao đẳng 5.197 người, cử nhân 1.197, thạc sĩ 66 người, tiễn sĩ 6 người.

Công tác đào tạo coi trọng cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo tính kế thừa và đảm bảo nguyên tắc tăng cường số lượng cán bộ trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ gồm 3 thế hệ (trẻ, trung niên và lão thành). Ngồi ra, trong chính sách xây dựng và sử dụng cán bộ Thủ đơ Viêng Chăn cịn coi trọng đến cơ cấu cán bộ dân tộc - tôn giáo. Hiện nay, Thủ đơ Viêng Chăn gồm có cán bộ dân tộc như: Lào Lùm có 14.233 người/nữ 7.243 người, Lào Thởng có 145 người/nữ 75 người, Lào Xủng có 139 người/nữ 62 người [20, tr. 43].

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ lao động nữ là thế mạnh nổi bật của nguồn lao động nữ của Thủ đô Viêng Chăn. Tỷ lệ người mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là nữ giới giảm, tỷ lệ lao động nữ có trình độ trung học phổ thông tăng tương ứng. Tỷ lệ lực lượng lao động nữ khơng có chun mơn kỹ thuật tức là lao động chưa qua đào tạo đã giảm. Đáng chú ý là lực lượng lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học đã tăng tương ứng.

Ngoài ra, ở các trung tâm, trường dạy nghề của Sở Giáo dục - Thể thao cũng đã mở lớp dạy nghề sơ cấp khóa 10 cho thanh niên nam nữ cơ nhỡ trong các ngành: dệt may, nấu nướng và trang điểm. Số người tham gia học 66 người/nữ 63 người. Ở trung tâm dạy nghề Na Sai Thong cũng đã mở lớp dạy nghề trung cấp khóa 2, số người tham gia học 67 người/nữ 66 người. Ở 5 trung tâm học vấn cộng đồng cũng đã dạy nghề cho nhân dân một cách rộng rãi, nhất là nghề trồng trọt, nuôi ếch, cắm hoa, nấu nướng, khắc hoa quả.

Trong 5 năm qua (2006 - 2010), Thủ đô Viêng Chăn - Sở Lao động - Phúc lợi - Xã hội là cơ quan tổ chức có nhiệm vụ chức năng quan trọng chủ yếu trong việc phát triển trình độ tay nghề lao động, quản lý lao động và tìm việc làm cho nhân dân Thủ đơ Viêng Chăn cũng như phụ nữ Thủ đô kém cơ hội và có nhu cầu học tập để có trình độ tay nghề và có việc làm [34, tr.3]. Sở Lao động đã ban hành và triển khai sắc lệnh về việc xây dựng và phát triển tay nghề lao động số 036/TT ngày 22/01/2010, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Phúc lợi - Xã hội số 5418/LĐ-PL-XH về nhập khẩu lao động nước ngoài về lao động tại Lào, tuyên truyền bộ luật lao động (bổ sung) và tuyên truyền việc đăng ký lao động Lào, cấp giấy phép đi lao động nước ngoài... Hiện nay, Sở Lao động rất quan tâm đến việc phát triển trình độ lao động, trình độ tay nghề và chuyên mơn. Đến nay, cả Thủ đơ Viêng Chăn có tất cả 28.181 lao động/nữ 19.592 người, trong đó có 27.430 lao động Lào/nữ 19.346 người, có 751 lao động nước ngồi/nữ 246 người, và thu xếp lao động Lào trốn sang lao động ở Thái Lan có 162 người/nữ 97 người.

Trong 5 năm qua (2006 - 2010) số học sinh tốt nghiệp ở Trung tâm phát triển tay nghề là 5.637 người/nữ 3.675 người. Hiện nay, số lao động ở Thủ đô Viêng Chăn là 381.269 người, trong đó lao động nơng nghiệp 7.378 người/nữ 4.719 người (chiếm 2,75%), lao động công nghiệp 19.758 người (chiếm 5,25%), lao động dịch vụ 39.297 người (chiếm 10,30%), lao động khác 41.324 người [32, tr.28].

Trung tâm dạy nghề của HLHPN Thủ đô Viêng Chăn đã đào tạo 978 người (21 người dân tộc Mông), tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quyền - nghĩa vụ, phong cách làm việc - lãnh đạo và một số tài liệu cần thiết về giới chuyên môn cho cán bộ nữ cấp huyện, cấp thơn bản được 15 khóa (mỗi khóa 2 ngày, có 1.022 người tham gia).

Ngồi việc đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, cán bộ khoa học - kỹ thuật được đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn…, họ

cịn được nâng cao về trình độ ngoại ngữ theo chương trình bồi dưỡng tiếng Anh của Sở Giáo dục - Thể thao Thủ đơ: tổ chức được 16 lượt, trong đó đã tốt nghiệp 120 người/nữ 60 người; mơn tin học có 3 lượt, tốt nghiệp 66 người/nữ 37 người.

Công tác phát triển tay nghề và lao động cho phụ nữ là một việc làm rất quan trọng, cần thiết đối với việc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đơ Viêng Chăn, vì tay nghề và lao động là công cụ - phương tiện cơ bản để nhân dân các bộ tộc, nhất là phụ nữ có thể có việc làm và có thu nhập, cũng như góp phần xây dựng gia đình ấm no. Vì vậy, việc phát triển tay nghề cho phụ nữ là tạo cơ hội cho phụ nữ có vai trị trong phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thực hiện quyền bình đẳng nam - nữ trong cơng ăn việc làm, có việc làm ổn định, nhất là đối với nhóm phụ nữ thuộc nhóm yếu thế, có trình độ học vấn thấp, khơng có việc làm. Và nếu phụ nữ Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng, phụ nữ nhân dân các bộ tộc Lào nói chung được giáo dục, có trình độ kiến thức, có khả năng... nhất là được đào tạo, tập huấn tay nghề trên các mặt thì chắc chắn với họ sẽ đóng góp về sức lực cả tinh thần và vật chất để phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở Thủ đơ Viêng Chăn ngày một trở thành hiện thực hóa.

Nguồn nhân lực nữ Thủ đơ Viêng Chăn hiện nay cịn kém cả về tầm cao và thể lực. Do vấn đề thể lực còn yếu so với nam giới, nguồn nhân lực nữ, lao động nữ kém thích nghi trong điều kiện lao động nặng nhọc và cường độ lao động cao như: ngành cơ khí, cơng trình xây dựng… mà phần lớn chỉ tập trung vào những công việc nhẹ như: chế biến, lắp sắp, nhà trang điểm…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nêu trên đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ. Tuy nhiên, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của nhiệm vụ mới. Phần lớn cán bộ yếu về ngoại ngữ, tin học và kiến thức quản lý kinh tế, số cán bộ được đào tạo cơ bản chính quy cịn ít, chủ yếu vừa học vừa

làm, qua các lớp tại chức, đào tạo từ xa, ngắn hạn nên chất lượng đào tạo khơng cao. Ngồi ra một bộ phận cán bộ cịn chưa thật sự vươn lên trong cơng việc, thiếu rèn luyện phẩm chất đạo đức. Vấn đề quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ còn lỏng lẻo nặng về hợp thức hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ chưa đúng với ngành nghề đào tạo, thiếu cán bộ kế cận. Chính sách đối với cán bộ chưa động viên khuyến khích họ cống hiến nhiều hơn cũng như phấn đấu tự học tập nâng cao trình độ học vấn cũng như chun mơn.

Xét về mặt chất lượng và so với yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ Viêng Chăn thấy rằng, nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng cịn nhiều hạn chế, bất cập.

Tóm lại, nếu xét ở trình độ, chun mơn, tay nghề so với nam giới

(nguồn nhân lực nam) thì thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực nữ hiện nay vẫn còn thấp, chưa thực sự được quan tâm, chưa được khai thác và phát triển tiềm năng của mình. Đây là nguyên nhân làm hạn chế cơ hội phát triển và khả năng lao động sáng tạo của người lao động. Từ đó, nó tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội của Thủ đơ.

- Chất lượng nguồn nhân lực nữ thể hiện ở thể lực. Do thể trạng

chung của con người châu Á, nên phụ nữ Lào cũng như phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn được xếp vào loại trung bình thấp trên thế giới (tầm cao của phụ nữ Lào được ước tính tầm khoảng từ 1m50 đến 1m65, còn nam giới là khoảng từ 1m60 đến 1m70).

Trong thời gian khá dài, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân giải phóng đất nước cũng gây nhiều ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của người mẹ và trẻ em Lào. Nhiều năm qua, vấn đề sức khỏe sinh sản của người mẹ, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân nặng đang là vấn đề nổi cộm. Từ đó, đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tầm vóc và thể lực của lao động nói chung, lao động nữ ở Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng.

Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi là 30/1.000, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi là 18/1.000, tỷ lệ tử vong của mẹ sau khi sinh là 35/100.000 [35, tr.23].

Trong thời gian qua, việc phát triển phụ nữ về thể lực cũng được quan tâm từ phía Đảng - Nhà nước, xã hội và gia đình. Đối với cơng tác bảo vệ sức khỏe, mạng lưới y tế cũng được Đảng - Nhà nước phát triển đến tất cả các

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w