DÂN CHỦ HÓA, NHÂN VĂN HÓA ĐỜI SỐNG Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
Trong thời đại ngày nay, những năng lực và phẩm chất cần thiết của con người đủ sức đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội chỉ có thể có được khi con người được sống trong một mơi trường chính trị - xã hội ổn định, tiến bộ. Đó là mơi trường dân chủ, nhân văn, có khả năng
kích thích tính tích cực của con người, khai thác có hiệu quả các giá trị truyền thống và hiện đại của con người.
Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, với tự do và bình đẳng. Dân chủ là nhu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội. Thực tiễn nước ta trong nhiều năm qua đã cho thấy, không thể có tự do và bình đẳng nếu xã hội mất dân chủ hoặc dân chủ bị hạn chế. Một xã hội muốn phát triển thì phải tạo ra được những điều kiện bảo đảm cho tự do của mỗi cá nhân. Muốn vậy, nhất thiết phải dân chủ hoá đời sống xã hội. Đó là một q trình thực hiện và bảo đảm thực thi
trên thực tế quyền lực của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đến ý thức, tư tưởng, tinh thần.
Đối với một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển như Lào, lại chưa trải qua nền dân chủ tư sản thì dân chủ hố XHCN là một sự nghiệp lâu dài, nhiều khó khăn thách thức. Dân chủ chỉ trở thành hiện thực trên cơ sở một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật vững chắc, một nền văn hố chính trị cởi mở coi trọng các quyền con người, quyền tự do, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân.
Đẩy mạnh q trình dân chủ hố ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh cho sự phát triển cá tính, nhân cách, tài năng và sức sáng tạo cho mỗi cá nhân. Một môi trường xã hội mang tính nhân văn là một xã hội coi trọng con người, một xã hội biết tôn trọng và phát huy bản sắc độc đáo của từng cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi người đều được cống hiến tài năng, sức lực của họ cho sự phát triển xã hội. Nhân văn hoá đời sống xã hội là quá trình gia tăng giá trị con người trên tất cả các lĩnh vực, trong đó mọi kế hoạch xây dựng và phát triển nhất thiết phải gắn với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người dân. Q trình này chỉ thành cơng khi vừa bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân các bộ tộc Lào nói
chung, văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng, gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh. Đồng thời, phải kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư, tật xấu đang làm tổn hại đến đời sống tinh thần, tâm tư, tình cảm của nhân dân các bộ tộc Lào, cũng như nhân dân Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cũng như của Thủ đô Viêng Chăn mà chúng ta đang tiến hành khó có thể thành cơng nếu người lao động chưa có ý thức xây dựng và thực hành nền văn hoá nhân văn - dân chủ. Bởi nền văn hoá nhân văn - dân chủ này chính là điều kiện quan trọng để nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động trong bối cảnh đất nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường với tất cả những tác động tích cực và tiêu cực của nó.
Phát huy nguồn nhân lực gắn với q trình dân chủ hố, nhân văn hố đời sống xã hội là nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, không ngừng nâng cao tính tự giác, năng động, sáng tạo, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng.
Chính vì vậy, việc phát huy nguồn nhân lực nữ khơng thể tách rời q trình dân chủ hố, nhân văn hố đời sống xã hội; lại càng phải gắn liền với việc đảm bảo sự bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội Thủ đơ.
Phát huy nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô Viêng Chăn là điều cần thiết khách quan của công cuôc cách mạng đất nước trong giai đoạn mới, là việc đáp ứng yêu cầu đối với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới cũng như đường lối đổi mới tồn diện và có ngun tắc của Đảng NDCM Lào. Phát huy nguồn nhân lực nữ là tồn bộ q trình giáo dục, nhận thức, bồi dưỡng phụ nữ về chính trị - tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật, thể dục - thể thao, lao động; nâng cao hiểu biết về KH - CN, kỹ thuật, thông tin hiện đại cho phụ nữ. Để từ đó
tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển bản thân, tạo thành lực lượng có vai trị bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực ngày càng trở thành nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trên bình diện quản lý vĩ mơ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, sự cần thiết phải quán triệt quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đã chứng minh tính đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin coi con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo lịch sử.
Phụ nữ là nguồn lực to lớn trong sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người làm nền tảng cho tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Chính vì thế những nghiên cứu bước đầu của luận văn đã đi theo hướng nhấn mạnh nội dung sâu xa của nhận định vừa có tính chiến lược, vừa thiết thực cụ thể nêu trên và khẳng định rằng việc phát huy nguồn nhân lực nữ là đòi hỏi khách quan và cấp thiết của sự
phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Phụ nữ Thủ đơ Viêng Chăn đã và đang góp phần làm cho những thành tựu kinh tế thu được ngày một to lớn hơn, những thay đổi trong đời sống xã hội tiếp tục diễn ra ngày một tốt đẹp hơn. Song, những vấn đề đặt ra trước mỗi người phụ nữ về sự bất cập giữa năng lực và yêu cầu, giữa trách nhiệm và quyền hạn, giữa đóng góp và hưởng thụ, giữa cơng việc gia đình và cơng tác xã hội cũng ngày càng trở nên gay gắt.
Do vậy, phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát huy nguồn nhân lực nữ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội lâu bền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng.
Chủ tịch nước, Tổng bí thư Chum Ma Li XAY NHA XỎN đã phát biểu trong Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ V của HLHPN Lào: Quan tâm nghiên cứu và phát huy ưu thế, tiềm năng và đặc thù của phụ nữ Lào các bộ tộc và tầng lớp tham gia tích cực trong q trình phát triển của các địa phương, nhất là q trình xóa đói giảm nghèo, hạn chế việc phá rừng làm nương, chấm dứt việc trồng thuốc phiện chuyển sang canh tác sản xuất, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội, gia đình và giải phóng phụ nữ, làm cho phụ nữ dần được khắc phục và từng bước tiến bộ [28, tr.188].