Thủ đơ Viêng Chăn có 9 huyện, gồm: Chăn Tha Bu Ly, Sỉ Khốt Ta Bong, Xay Xết Tha, Sỉ Sắt Ta Nắc, Na Xai Thong, Xay Tha Ny, Hạt Xai Phong, Xẳng Thong và Pắc Ngừm. Trong số thống kê hiện nay, Thủ đơ có tất cả 491 bản, 130.412 hộ gia đình. Tổng số dân số của Thủ đơ Viêng Chăn là 795.160người/nữ 404.736 người, mật độ dân số 196 người/km2 [36, tr.41], nhưng lao động nữ chiếm 49% của lực lượng lao động xã hội và 44% dân số sống và lao động ở nông thôn. Dân số ở các huyện phân chia sinh sống rất không đồng đều, trong khi các huyện ngoại thành mật độ dân số rất thấp như: huyện Xẳng Thong 37 người/km2, huyện Na Xai Thong 49 người/km2, thì các quận nội thành lại có mật độ dân số rất cao như: quận Chăn Tha Bu Ly 2.252 người/km2, Sỉ Sắt Ta Nắc 2.018 người/km2 .
Thủ đơ có tốc độ tăng về dân số cao, đạt trên 2,5%, cao hơn trung bình của cả nước. Đối với một nước thiếu nguồn lao động như Lào, đây có thể được xem là một lợi thế trong việc tạo ra nguồn lao động trong tương lai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng (xem phụ lục 1).
Quy mơ diện tích, dân số, mật độ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau khá lớn (huyện lớn nhất là Na Xai Thong, có diện tích gấp 39 lần. Huyện nhỏ nhất là Chăn Tha Bu Ly). Cả Thu đơ Viêng Chăn có 491 thơn bản, trong đó khu thành thị chiếm 63% tổng số thơn bản, cịn lại là khu vực nơng thơn.
Trình độ dân trí, văn hóa của dân Thủ đơ cũng cao hơn các tỉnh trên cả nước; nhân dân có truyền thống cần cù lao động, có truyền thống yêu nước nồng nàn và có ý chí cách mạng kiên cường.
Quy mơ dân số Thủ đơ Viêng Chăn khá lớn, chiếm gần 11,5% của dân số cả nước (16 tỉnh, 01 Thủ đô). Về số lượng dân số chỉ đứng thứ hai sau tỉnh Sa Vẳn Na Khết. Mật độ dân số đạt tới 196 người/km2, cao nhất nước. Tỷ lệ dân số tính theo nam nữ ở Thủ đơ Viêng Chăn, phần lớn bao giờ số lượng nữ cũng chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam (49,9 - 50,1). Nếu khai thác, sử dụng và phát
triển tốt nguồn nhân lực tiềm năng - nguồn nhân lực nữ này nó sẽ trở thành lực lượng lao động to lớn góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn, cũng như của đất nước (xem phụ lục 2).
- Về phát triển kinh tế
Là Thủ đô của đất nước, Viêng Chăn là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, khoa học, giáo dục, kinh tế, quốc phòng an ninh và là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế; là nơi tập trung các cơ quan cấp cao của Đảng - Nhà nước. Đồng thời cũng là nơi tồn tại nhiều danh lam thắng cảnh, chùa chiền cổ và có giá trị văn hóa quốc gia nhân dân các bộ tộc Lào, chẳng hạn như: Phả Thạt Luổng (Tháp Luổng), Chùa Hỏ Phả Kẹo, Chùa Ông Tử, Chùa Xiêng Khoan, Cửa Hầu Môn (cổng chiến thắng) và các chùa chiền nổi tiếng khác…
Từ năm 1986, sau khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế của đất nước từng bước phát triển. Quá trình đổi mới về kinh tế đất nước đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào nói chung, của Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng.
Thủ đơ Viêng Chăn là trung tâm lớn nhất về văn hoá, KH - CN, kỹ thuật phát triển nhất của cả nước. Thủ đơ Viêng Chăn có lợi thế phát triển kinh tế - xã hội như: có kết cấu hạ tầng, bưu chính viễn thơng hiện đại; có cơng nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và thủ công; là trung tâm thương mại và dịch vụ, dân số có trình độ văn hóa cao, có lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất phát triển cao, có trung tâm sản xuất các giống động, thực vật hiện đại, có các trường đại học, các viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước, có hệ thống đường xá giao thơng thuận lợi, có kết cấu hạ tầng hiện đại nhất cả nước và là con đường xuyên qua giữa các nước trong khu vực [33, tr.16].
Thủ đơ Viêng Chăn có kết cấu hạ tầng khá thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, KH - CN, lực lượng sản xuất được phát triển, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao; phong tục tập
quán được giữ vững, trình độ văn hố của dân được nâng lên. Thủ đô là vùng giao thông vận tải trọng điểm dịch vụ giữa miền Bắc - Nam và các nước Đông Nam Á.
Ở Thủ đô Viêng Chăn, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển ở mức cao nhất nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng, thuỷ lợi kiên cố (xem phụ lục 3).
Trong tình hình khủng hoảng của nền kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế của đất nước cũng như của Thủ đơ phần nào đó đã tác động đến phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, sự lãnh đạo của Đảng bộ Thủ đô trong thời gian qua, năm 2006 - 2010 nền kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn vẫn giữ được tốc độ theo hướng phát triển, tăng trưởng GDP trung bình là 12,17%/năm, đạt hơn mục tiêu đề ra 3,17% (Đại hội lần IV của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn đề ra là 9%), tổng sản phẩm quốc nội đạt 12.083,78 tỷ kíp, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.759 USD/người/năm (Đại hội lần IV của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn đề ra là 1.200 - 1.300 USD/người/năm) [23, tr.6].
Nhìn chung, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua cơ bản đã phù hợp với các tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Về cơ cấu kinh tế có thể nói là phát triển đúng hướng, phù hợp với ưu thế của Thủ đơ, trong đó, nơng - lâm nghiệp đã tăng 9,70% chiếm 17,65% của GDP; công nghiệp - xây dựng tăng 13,30% chiếm 45,88% của GDP (hiện nay Thủ đơ Viêng Chăn có 2.094 nhà máy, xưởng thủ cơng, có 43.346 cơng nhân, có 23.943 đơn vị kinh doanh: cơng nghiệp sản xuất lương thực và đồ uống, công nghiệp dệt may, xi măng, thép, pastic đồ điện…); ngành dịch vụ cũng tăng 22% chiếm 36,90% của GDP, cả Thủ đơ Viêng Chăn có 39 điểm du lịch, có 143 khách sạn, có 187 nhà nghỉ - resort và 79 nhà hàng ăn uống để phục vụ nhu cầu khách du lịch về thăm Thủ đô Viêng Chăn. Nhưng tiềm năng của Thủ đơ Viêng Chăn cịn chưa được phát huy một cách
triệt để. Từ đó, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô Viêng Chăn; ngành dịch vụ có thể tăng nhanh hơn nữa trong tương lai, nếu có chính sách và giải pháp đúng đắn.
Mặc dù vậy, sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế tuy còn thấp nhưng cơ bản đã thực hiện đúng hướng, nằm trong kế hoạch đưa ra và phù hợp với các lợi thế của Thủ đơ Viêng Chăn. Từ đó, tạo điều kiện rất thuận lợi để Thủ đô Viêng Chăn đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát huy nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Điều kiện văn hóa - xã hội
+ Cơng tác giáo dục: Thực hiện theo bộ luật về giáo dục phổ cập đi đôi với việc thực hiện kế hoạch giáo dục một cách tích cực trong thời gian qua đã cho thấy rằng: trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường 100%, chất lượng giáo dục được khắc phục một cách tốt nhất, đã hồn thành về cơ bản kế hoạch xóa nạn mù chữ cho nhân dân, sự tham gia của gia đình và xã hội trong lĩnh vực giáo dục có xu hướng tăng lên. Về mạng lưới giáo dục cũng được phát triển ra ngoại thành và nông thôn một cách hệ thống trên cơ sở thực hiện theo 3 chương trình mà Bộ Giáo dục - Thể thao đề ra, đội ngũ giáo viên được nâng cao về lý luận chính trị cũng như chuyên môn, KH - CN, kỹ thuật.
Năm 2010, cả Thủ đơ Viêng Chăn có 193 trường mầm non, tăng 30 trường so với năm 2006; tỷ lệ đi học tăng từ 32,4% (2006) lên 43,98 (2010); trường tiểu học tăng từ 487 trường (2006) lên 497 trường (2010), tỷ lệ trẻ đi học tiểu học tăng từ 94,20% (2006) lên 98,68% (2010); trường trung học cơ sở tăng từ 118 trường (2006) lên 133 trường (2010), tỷ lệ trẻ đi học trung học cơ sở - phổ thơng giảm từ 55,80% (2006) xuống cịn 55,50% (2010). Ngun nhân có xu hướng giảm là vì đã có sự thành lập các trường - trung tâm dạy nghề (tổng cộng có 19 trường, chiếm 15% của trường trung học cơ sở - phổ thông) và đã thu hút học sinh vào học với số lượng ngày càng nhiều, từ đó tạo ra lực lượng lao động trong các ngành nghề khác nhau. Công tác giáo dục ở
Thủ đơ Viêng Chăn có bước phát triển ngày càng cao về chất lượng và có khả năng sử dụng phương tiện, thiết bị hiện đại vào chương trình giảng dạy - học tập, có sự quan tâm, kiểm tra giám sát công tác giáo dục, giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh một cách thường xun kể cả trường cơng và tư.
Nói tóm lại, trên cơ sở cơng tác giáo dục ngày càng phát triển một cách không ngừng và nâng cao tiêu chuẩn giáo dục làm cho chất lượng giáo dục ngày càng cao, đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực nữ cho Thủ đô Viêng Chăn.
+ Công tác y tế: Thủ đô Viêng Chăn, đặc biệt là Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn đã quan tâm đến công tác giáo dục thể lực, sức khỏe để nhân dân các bộ tộc biết giữ gìn sức khỏe; thực hiện cơng tác tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho người mẹ và sức khỏe cho trẻ em để phòng chống và điều trị những căn bệnh đã nảy sinh ở phạm vi Thủ đơ Viêng Chăn; thực hiện chương trình tủ thuốc nhà, cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh; quan tâm đến việc quản lý thực phẩm và thuốc trị; xây dựng trạm y tế và bệnh viện có chất lượng và hiện đại hơn. Công tác bảo vệ sức khỏe người mẹ và trẻ em đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; đội ngũ thầy thuốc, lương y, bác sỹ được bồi dưỡng, nâng cao về trình độ lý luận chính trị, chun mơn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Nói chung, cơng tác dịch vụ ngành y tế từng bước phát triển, sự đau ốm của nhân dân các bộ tộc Lào ở Thủ đơ Viêng Chăn có xu hướng giảm, tuổi thọ của nhân dân Thủ đơ bình qn là 69,5 tuổi, so với năm 2005 tăng lên 1,5 tuổi, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi 30/1.000 người, tỷ lệ tử vong của người mẹ sau khi sinh 35/100.000 người.
+ Cơng tác thơng tin và văn hóa: Đến nay, cả Thủ đơ Viêng Chăn có 86 bản làng văn hóa, có 48.091 gia đình văn hóa; có 01 đài phát thanh, có 01 tờ báo nhật ngày (Viêng Chăn Mai), có 01 tờ báo nhật tuần (Viêng Chăn kinh
tế - xã hội), có 01 chương trình truyền hình Thủ đơ, có 01 thư viện và nhiều nơi vui chơi giải trí.
Thủ đơ Viêng Chăn là nơi hội tụ của đồng bào nhiều bộ tộc khác nhau đến sinh sống. Vì vậy, cơ cấu dân tộc của Thủ đơ có đặc điểm là đa bộ tộc, các bộ tộc đều có truyền thống văn hố đặc sắc và đa dạng, cần phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Những truyền thống tốt đẹp của mỗi bộ tộc ở Thủ đơ rất đa dạng, phong phú cả về văn hố vật chất và văn hoá tinh thần, với 4.000 di tích văn hóa nghệ thuật, trong đó 2.215 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng. Thủ đơ Viêng Chăn có rất nhiều hệ thống chùa, tháp cổ được xây dựng qua các thế hệ và thế kỷ lịch sử. Thủ đơ Viêng Chăn có nhiều các lễ hội truyền thống quanh năm. Chính các lễ hội là nơi thể hiện tín ngưỡng dân tộc, là nơi tiếp xúc giao lưu giữa làng bản, nơi hội ngộ giao duyên của trai gái trong làng bản, tăng cường tình đồn kết trong nhân dân, là nơi đua tài khoe sắc trong cuộc múa hát, đua thuyền văn hoá, văn nghệ dân tộc... Một số lễ hội tiêu biểu ở Thủ đô Viêng Chăn như: lễ hội năm mới, lễ hội Băng Phay, Khậu Phăn Sả, óc Phăn Sả... và có một số phong tục tập quán quan trọng như: phong tục cưới xin, phong tục ăn mặc..., người dân được tự do tín ngưỡng nhưng đa số người theo đạo Phật và một số người theo đạo: Thiên chúa, Hồi giáo và Ba Hai.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước coi trọng việc quản lý nền văn hoá để bảo vệ và phát triển truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của Lào nói chung, của Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng. Bởi vì, một quốc gia, một địa phương có những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời với phong tục tập quán tốt đẹp luôn được xây dựng, bảo tồn, vun đắp sẽ tạo cơ sở vững chắc để xây dựng chiến lược con người, phát huy nhân tố con người cũng như phát triển nguồn nhân lực.
Quá trình mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay đã tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển mạnh các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, thương mại... Đó là điều kiện cần thiết để đưa Viêng Chăn xích gần với thời
đại, để xây dựng một Thủ đô văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, so với các Thủ đô khác trong khu vực, Viêng Chăn là một Thủ đơ cịn kém phát triển. Cho nên việc tiếp nhận và ứng dụng thành quả khoa học trong quá trình sản xuất, phát triển địi hỏi cần phải có những con người hiểu biết, có trình độ cao.
Trong những năm tới, xu hướng hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước công nghiệp phát triển trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, KH - CN ngày càng thuận lợi, nên Thủ đô Viêng Chăn cần phải nhận thức được xu hướng này để nhanh chóng cải cách thể chế theo hướng quốc tế hố, phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế để tận dụng tối đa xu thế này.
Tóm lại, những đặc điểm địa lý, tự nhiên, phát triển kinh tế, văn hóa -
xã hội đã nêu trên cho thấy đây là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển. Dưới tác động của cuộc sống kinh tế - xã hội mới, Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn đã từng bước phát huy tính tích cực sáng tạo của đơng đảo nhân dân, nhất là trong việc khai thác nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ, góp phần to lớn cho việc cải thiện đời sống của nhân dân Thủ đô.
Tuy nhiên, Thủ đơ Viêng Chăn vẫn cịn đứng trước nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm; thiết chế văn hoá cơ sở chưa được đầu tư đúng mức, hơn nữa các tệ nạn xã hội đang trở thành một vấn đề hết sức gay gắt của đời sống xã hội ở Thủ đơ. Do vậy, trong q trình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đơ cịn đang cần nhiều tài năng, trí tuệ, sức lực của con người. Trước hết là lực lượng lao động nói chung, lực lượng lao động nữ nói riêng. Cho nên, việc phát huy nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng đã và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển của Thủ đô Viêng Chăn. Là một phần nửa dân số, việc phát huy nguồn nhân lực nữ