NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC NỮ Ở THỦ ĐƠ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 69 - 75)

NHÂN LỰC NỮ Ở THỦ ĐƠ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

- Bất cập giữa thực trạng yếu kém của công tác giáo dục đào tạo với yêu cầu cao của việc phát huy nguồn nhân lực nữ

Qua nghiên cứu và thực tế, nhiều chuyên gia nghiên cứu đã rút ra kết luận: Thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước cũng như của một địa phương nào đó thường xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, trong đó khoa học - kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước cũng trên đường chuẩn bị cơ sở cho quá trình CNH - HĐH.

Để đạt được mục tiêu đó, một trong những ưu tiên là phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực nữ, vì nguồn nhân lực này chiếm một phần hai của dân số. Trang bị và khơng ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống địn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.

Ở Lào hiện nay, trong q trình tồn cầu hóa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Với tư cách là thủ đô của đất nước, Viêng Chăn với cơ hội và thách thức đó, là điểm thu hút đầu tư của nước ngồi vào Thủ đơ Viêng Chăn cũng như vào đất nước để phát triển. Nhiều đối tác nước ngồi đang tiếp tục đầu tư và mở rộng qui mơ ở Thủ đô Viêng Chăn với rất nhiều dự

án, từ đó những khiếm khuyết trong nguồn nhân lực càng bộc lộ rõ. Mặc dù nguồn nhân công dồi dào và lương thấp đang tạm thời bù đắp được những khiếm khuyết đó nhưng về lâu dài, lao động của Thủ đô, cũng như của đất nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ lao động các nước gần kề như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...

Hiện nay công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng trên cả hai bình diện chất lượng và số lượng đều tụt hậu khá xa so với nhu cầu sử dụng. Nếu khơng khắc phục nhanh thì sẽ trở thành nhân tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đang là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế quốc dân.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên, là do nhiều năm qua nền giáo dục của Lào đã duy trì một cơ cấu đào tạo bất hợp lý. Từ những năm trước năm 2006, hệ giáo dục phổ cập của Lào vẫn chưa áp dụng hệ lớp 12 (chỉ có đến lớp 11). Đến năm 2007, hệ giáo dục phổ cập Lào mới được áp dụng học lớp 12. Từ nền giáo dục đào tạo bất hợp lý mà Lào đã mắc phải đã dẫn đến tình trạng học viên, sinh viên tốt nghiệp ra trường khơng có chất lượng vì khơng được học hết chương trình như các nước trên thế giới. Từ đó dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ khơng có chất lượng, khơng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và tồn tại tình trạng các ngành sản xuất và chế biến cơng nghiệp thiếu trầm trọng lao dộng có tay nghề cao. Vấn đề trở nên khơng đơn giản, khi yêu cầu mới trong thời hội nhập đòi hỏi ngày càng gay gắt về nguồn nhân lực chất lượng. Thậm chí, tình hình trên đang dẫn tới việc đành phải “nhập khẩu” lao động nước ngoài (Việt Nam, Trung Quốc...) làm việc tại Lào, cũng như tại Viêng Chăn.

Tóm lại, với cơng tác giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập, kém chất

lượng đã nêu trên, thì nó sẽ khơng thể đáp ứng được u cầu nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng.

- Bất cập giữa yêu cầu cao của sự phát triển nguồn nhân lực nữ với sức ỳ của hệ thống cơ chế, chính sách

Phụ nữ và nam giới có nhu cầu, vai trị và trách nhiệm khác nhau. Những khác biệt này có thể dẫn đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, mức độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lực và thành quả sự phát triển.

Trong thời đại ngày nay, với quá trình phát triển mạnh mẽ của KH - CN, kỹ thuật đã tạo sự thuận lợi cho công tác giáo dục - đào tạo, trang bị nghề nghiệp cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Nguồn nhân lực nữ Thủ đơ Viêng Chăn có mặt mạnh về trình độ văn hóa, tiếp thu nhanh những kiến thức, KH - CN mới. Tuy nhiên, với xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay, còn là thách thức lớn cho sự phát triển nguồn nhân lực nữ của đất nước, của Thủ đơ Viêng Chăn.

Do vậy, trong q trình phát triển nguồn nhân lực nữ, lao động nữ có chất lượng cao hiện nay, thì cịn đang tồn tại sự bất cập trong chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài; những hạn chế trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Các chính sách đóng vai trị xác lập một mơi trường, thể chế để tạo ra quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Do vậy, phải tính đến đầy đủ về nhu cầu, vai trị và trách nhiệm khác nhau của nam giới và phụ nữ. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta thừa nhận và tơn trọng quyền bình đẳng giới. Chủ trương, chính sách chung của chính quyền Thủ đơ hồn tồn khơng có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, Thủ đô Viêng Chăn cũng đã từng bước thực hiện lồng ghép trong việc hoạch định một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quan điểm về giới, bình đẳng giới chưa thực sự được cụ thể hóa thành một cơ chế thống nhất, khơng chỉ trong việc hoạch định mà cả trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khơng chỉ trong gia đình mà cả ngồi xã hội. Phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong sản xuất và tái sản xuất,

nhưng phụ nữ lại đang phải chịu nhiều thiệt thòi và đối mặt với hàng loạt rào cản trong việc tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các nguồn lực, thành quả phát triển. Chính vì vậy, nó đã hạn chế việc phát huy quyền làm chủ của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thủ đơ Viêng Chăn đang địi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn giữa những đóng góp to lớn của phụ nữ trong đời sống xã hội với việc bồi dưỡng, hưởng thụ chưa tương xứng. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ đi đơi với việc xác lập cơ chế bình đẳng giới trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Đó là u cầu then chốt của một chiến lược dài hạn nhằm nâng cao bình đẳng giới và phát huy nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Bất cập giữa yêu cầu đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội với thực trạng yếu kém về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực nữ

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ Viêng Chăn bao hàm đầy khó khăn và nhiều thách thức, chẳng hạn: nền kinh tế là sản xuất quy mơ nhỏ, phần lớn cịn mang hình thức sản xuất phân tán, tự cung tự cấp; hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên so với yêu cầu của sự phát triển; sự tăng trưởng về dân số, nguồn nhân lực về số lượng cũng như chất lượng chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng ở nông thôn và ngoại thành chưa đạt tiêu chuẩn, nguồn vốn đầu tư có hạn, ý thức chính trị và chủ động của một số ít nhân dân Thủ đô Viêng Chăn chưa cao; tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của xu hướng tồn cầu hóa, khả năng lãnh đạo của Đảng ủy các cấp còn bị hạn chế. Việc phát triển phụ nữ, nhất là về trình độ nhận thức, ý thức và học vấn nếu so với nam giới cịn có sự chênh lệch nhau.

Tuy Thủ đơ Viêng Chăn có nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả vượt trội so với nhiều địa phương trong việc nâng cao nguồn nhân lực nữ, nhưng trí lực, thế lực, phẩm chất đạo đức - tinh thần của nguồn nhân lực nữ đang có những vấn đề trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội và tăng

cường vị thế của phụ nữ. Trong điều kiện nguồn nhân lực nữ dồi dào về số lượng nhưng chất lượng cịn hạn chế thì q trình sử dụng nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô tất yếu dẫn tới mâu thuẫn giữa hai xu hướng:

Một là, để đáp ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và

yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước cần phải sử dụng nguồn nhân lực nữ có chất lượng cao thì sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động, một bộ phận phụ nữ sẽ phải đứng ngồi thành quả chung của q trình phát triển. Về ý thức nhận thức, tính tự giác chủ động phát triển bản thân của phụ nữ Thủ đơ Viêng Chăn nhìn chung cịn thấp, bởi phụ nữ Lào nói chung, phụ nữ Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng cịn bị chi phối bởi phong tục tập quán lạc hậu, lối sống tự nhiên từ hàng trăm năm, hoặc có thể nói rằng phụ nữ Lào cịn bị chi phối bởi văn hóa - tự nhiên, nửa tự nhiên từ hàng trăm năm qua, nó trở thành cản trở lớn để phụ nữ có thể có sự thay đổi trong một ngày mai.

Hai là, nếu coi trọng yêu cầu phải sử dụng hết số lao động nữ, cố giải

quyết việc làm “đầy đủ” cho lao động nữ mà khơng tính tới chất lượng và hiệu quả sử dụng thì sẽ khơng phát huy được vai trị của nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cho mục tiêu CNH, HĐH đất nước.

Khó có thể thực hiện được đồng thời hai mục tiêu, vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, cả cho CNH, HĐH, vừa thực hiện được mục tiêu tạo việc làm đầy đủ cho lao động nữ. Để có lợi hơn cho sự phát triển chung của Thủ đô Viêng Chăn và đất nước, tạo tiền đề giải quyết việc làm đầy đủ cho phụ nữ xét theo góc độ phát triển dài hạn, thì cần phải quan tâm hơn đến chất lượng và hiệu quả sử dụng. Lấy mục tiêu chất lượng làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu số lượng, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực nữ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình CNH, HĐH hiện nay.

Chất lượng nguồn nhân lực Thủ đơ cịn có vấn đề chênh lệch về giới. Sự chênh lệch này tất yếu gia tăng khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới khơng chỉ trong lao động, việc làm mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Như vậy yêu cầu phát triển kinh tế và tăng cường tiến bộ xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đang đặt ra vấn đề là phải nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực nữ đi đôi với việc giảm khoảng cách về giới, trước hết là trong giáo dục - đào tạo.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ là giải pháp, điều kiện cơ bản để phát huy thế mạnh của đội ngũ lao động nữ hiện chiếm số đông ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời là biện pháp tích cực nhằm tăng cường bình đẳng giới, đẩy mạnh sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần nâng cao sự phát triển hài hịa, bền vững của gia đình và xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w