Đặc điểm môi tr−ờng tác động đến nghề dệt

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 34 - 38)

1.2.1 .Một số đặc điểm về hoạt động kinh tế

1.2.4. Đặc điểm môi tr−ờng tác động đến nghề dệt

Với đặc điểm là vùng đất nhiệt đới ẩm nên quần thể thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh tr−ởng các nguồn nguyên vật liệu cho các nghề thủ cơng truyền thống nói chung và nghề dệt của ng−ời Tày nói riêng.

Xã hội truyền thống của ng−ời Tày nói chung sống thành làng bản tập trung ở các thung lũng xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, sự trao đổi hàng hoá kém phát triển. Do vậy để đảm bảo họ phải tự tay làm ra từ cái ăn đến cái mặc. để tạo ra cái mặc họ phải tự tay trồng bông dệt vải nhuộm chàm, cắt may để có đ−ợc trang phục trong ngày th−ờng và các dịp lễ tết. Thiên nhiên −u đãi, do vậy mà nghề trồng bơng dệt vải ở đây đã sớm hình thành và phát triển khơng những đảm bảo vải mặc cho cả gia đình mà cịn là một thứ hàng hố đ−ợc đem trao đổi lấy một số vật dụng khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Có thể thấy những đặc điểm tự nhiên, khí hậu, đất đai ảnh h−ởng khơng nhỏ đến đời sống vật chất của đồng bào. Nếu đất đai, nguồn n−ớc giúp cây bơng, cây chàm phát triển thì khí hậu là điều kiện thúc đẩy nhu cầu vải mặc

để che thân của con ng−ời. Từ nhu cầu vải mặc ấy, trong vô vàn các mối quan hệ xã hội, con ng−ời ngày càng v−ơn tới cái đẹp hoàn thiện, kỹ thuật dệt vải đã đ−ợc cải tiến, việc tạo dựng các hoạ tiết hoa văn, những mẫu mã với kiểu dáng phong phú phù hợp với thị hiếu tộc ng−ời trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Có thể nói nghề dệt vải truyền thống của ng−ời Tày là có một vị trí cốt yếu và khơng thể thiếu đ−ợc trong đời sống kinh tế văn hố cộng đồng. Nó chịu tác động cơ bản của điều kiện tự nhiên và chính điều kiện tự nhiên tạo ra cơ sở vật chất ban đầu và là tiền đề để con ng−ời phát triển và tồn tại.

Tiểu kết ch−ơng 1:

Lăng Can là 1 trong 16 xã của huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang, bị chia cắt bởi các dãy núi tạo thành các thung lũng.Nơi đây có 2 con sơng chảy qua là sơng Năng và sông Gâm là nguồn n−ớc quan trọng phục vụ nhu cầu n−ớc sinh hoạt và sản xuất của đồng bào.

Ng−ời Tày ở Lăng Can có một q trình lịch sử lâu dài. Tr−ớc đây tổ chức xã hội của ng−ời Tày theo kiểu phong kiến, thổ ty (Quằng) quản lý toàn bộ đất đai và chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Hôn nhân đối ngẫu 1 vợ 1 chồng. Gia đình ng−ời Tày là gia đình phụ hệ, vai trị của ng−ời đàn ông đ−ợc coi trọng hơn phụ nữ. Kinh tế truyền thống, là sản xuất nơng nghiệp, săn bắn, hái l−ợm mang tính tự cấp tự túc, là c− dân trồng lúa n−ớc từ lâu đời nên ph−ơng thức sản xuất cũng nh− hệ thống thuỷ lợi dùng cọn để lấy n−ớc t−ới tiêu cho ruộng của đồng bào đạt trình độ cao. Ngồi lúa n−ớc đồng bào còn biết canh tác đồi n−ơng, đất bãi để tạo ra nhiều sản phẩm hoa màu khác chăn nuôi, săn bắn, hái l−ợm không những tạo ra sức kéo phục vụ nơng nghiệp mà cịn cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Trong quá trình sinh sống với nền kinh tế t−ơng đối phát triển, ng−ời Tày đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản

sắc tộc ng−ời. Các giá trị văn hóa đó là sản phẩm của t− duy , lao động sáng tạo gắn bó mật thiết với điều kiện tự nhiên, tập quán xã hội, loại hình kinh tế nơng nghiệp vùng thung lũng chân núi. Đó cũng là tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa của nghề dệt truyền thống của ng−ời Tày- một thành tố văn hóa của nền kinh tế tự cung tự cấp vận hành lâu dài trong tiến trình lịch sử của cộng đồng.

Ch−ơng 2:

Nghề dệt của ng−ời Tμy x∙ Lăng Can, huyện Nμ Hang, tỉnh Tuyên Quang

Nghề dệt của ng−ời Tày có từ bao giờ, không xác định đ−ợc thời gian nào. Nh−ng theo lời kể của một số ng−ời già trong xã thì từ thời Pháp thuộc nghề dệt của ng−ời Tày đã nổi tiếng và trở thành nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào.

Tr−ớc đây, trong gia đình ng−ời Tày nào cũng có dụng cụ dệt vải, thậm chí trong nhà có bao nhiêu con gái thì có bấy nhiêu khung dệt vải. Dệt vải là công việc do nữ giới đảm nhiệm, là sự phân công lao động trong xã hội cổ truyền. Ng−ời phụ nữ Tày ngoài những cơng việc nội trợ, ni dạy con cái thì họ cịn phải biết trồng bơng dệt vải. Vì vậy ng−ời mẹ phải ni dạy con gái biết trồng bông dệt vải từ thời niên thiếu, đến khi tr−ởng thành con gái có thể dệt đ−ợc mọi sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình mình. Khi lấy chồng, ng−ời phụ nữ không chỉ dệt vải may y phục cho chồng, cho con mà còn dệt vải để bán, trao đổi tạo ra của cải vật chất khác cho cả gia đình. Đến tuổi lấy vợ, lấy chồng, mẹ phải dệt vải làm xính lễ cho con trong đám c−ới và họ cũng phải chuẩn bị vải may y phục cho mình dành khi trở về với tiên tổ.

Nh− hầu hết các dân tộc anh em khác, đồng bào Tày th−ờng dệt vải trong những lúc nông nhàn vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch khi mùa màng đã xong tranh thủ thời gian sớm tối, do vậy để dệt đ−ợc một tấm vải thổ cẩm phải mất nhiều thời gian, cơng sức, địi hỏi sự cần cù, nhẫn nại, khéo léo của ng−ời phụ nữ.

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)