Công cụ và kỹ thuật chế biến nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 49)

1.2.1 .Một số đặc điểm về hoạt động kinh tế

2.1 Các công đoạn của nghề dệt

2.1.2. Công cụ và kỹ thuật chế biến nguyên liệu

* Cán bông (Khắp phải)

Cán bông là khâu đầu tiên trong quá trình chế biến nguyên liệu nhằm tách bông ra khỏi hạt. Đây là công việc nhẹ nhàng không cần kỹ thuật, cho nên từ già đến trẻ ai cũng có thể thực hiện đ−ợc.

Tr−ớc khi cán bơng, ng−ời ta phải phơi bơng cho thật khơ thì cán mới dễ. Nếu bông không khô sẽ bị bết và dính vào trục cán và hạt bơng cũng khơng tách ra khỏi bông đ−ợc.

Bản vẽ 1 : Cán bơng (Cao phải)

Cán bơng là một khung gỗ hình chữ nhật rộng khoảng 30cm, cao khoảng 40cm, nối giữa hai khung gỗ là 2 trục cán nằm sát nhau (một trục trên, một trục d−ới).Phía đầu bên trái của 2 trục cán đó đ−ợc xếp bằng và gắn với nhau bởi 2 bánh răng c−a hay còn gọi là múi khế. Các múi khế đó có tác dụng giữ cho trục quay đều, không bị tuột khi cán bông. Đầu bên phải của trục d−ới đ−ợc cấu tạo dài hơn khoảng 10cm để gắn thêm một tay quay bằng gỗ. Từ d−ới trục cán đến gần chân đế đ−ợc gắn một miếng gỗ có tác dụng ngăn cho hạt bông và bông đã cán khỏi lẫn vào nhau. Chân đế là một thanh gỗ to gắn với một thanh xà dài khoảng 50cm vng góc với chân đế. Khi cán bông, ng−ời ngồi đặt chân lên thành để giữ cán bông cho chắc, tay phải cầm tay quay và quay đều, tay trái bón từng nắm bơng vào giữa hai trục, bơng sẽ theo trục đi ra phía bên kia, cịn hạt bơng sẽ bị chặn lại phía tr−ớc.

Tuy cán bông là công việc nhẹ nhàng, nh−ng phải mất rất nhiều thời gian, mỗi ng−ời làm liên tục trong một ngày, nếu nh− bông đã khô nỏ, dễ cán thì cũng chỉ cán đ−ợc khoảng 2kg – 3 kg bông hạt.

Hạt bông sau khi đã đ−ợc chọn những hạt tốt, chắc, mẩy để làm giống cho vụ sau. Cịn lại những hạt khơng tốt, ng−ời ta th−ờng cất đi để làm quả cịn hoặc khi có ng−ời bị đau đầu ng−ời ta sao nóng đắp lên đầu rất tốt.

Bật bông (máy phải)

Sau khi cán, bơng đ−ợc ép dính vào nhau, muốn se đ−ợc sợi phải tiến hành bật bông để làm cho bông tơi, xốp. Công cụ là cần bật bông và que bật bông. Cần bật bông đ−ợc làm bằng loại gỗ chắc và dẻo đ−ợc vót thon ở hai đầu dài khoảng 1m. Dây cần đ−ợc làm bằng dây đay hoặc dây gai chắc chắn, khi bật, ng−ời ta trải bông đều trên một mặt phẳng, dùng lực đàn hồi của cung và dây cung tác động vào bông nhiều lần, nhiều lớp để cho bông tơi, xốp lên. Đây là cơng việc khá nặng nhọc, địi hỏi phải có sức khoẻ. Do vậy, cơng việc này th−ờng do nam giới đảm nhiệm.

Bản vẽ 2: Cần bật bông (Công phải)

* Quần phải

Tr−ớc khi xe sợi bơng làm thành những con bơng (cúi bơng) thì mới xe đ−ợc. Để tạo thành những cúi bông ng−ời ta dùng một thanh tre hoặc gỗ vót trịn, nhỏ nh− chiếc đũa dài khoảng 20cm, bàn quấn cúi bơng có kích th−ớc

khoảng 15x20cm, đ−ợc làm bằng gỗ. Khi quấn cúi bông, ng−ời ta trải một lớp bơng mỏng đều trên mặt bàn, sau đó dùng que lăn cho quấn vào thanh tre, đ−ợc một cúi bông lại rút bông ra làm tiếp. Công việc quấn bơng t−ởng chừng nh− đơn giản, nh−ng địi hỏi ng−ời thực hiện phải có kỹ thuật quấn đều tay và nhẹ nhàng mới có thể tạo các cúi bơng trịn đều. Nếu lăn q chặt, khi xe sợi, bông bết xoắn chặt, rất khó ra sợi. Nếu lăn quá lỏng, khi xe sợi, bông không ra đều rất dễ bị đứt.

* Kéo sợi (Khân phải)

Từ cúi bông muốn thành sợi phải dùng xa quay và tay xe sợi. Xa quay sợi đ−ợc cấu tạo gồm có hai trục quay đ−ợc gắn trên một giá gỗ dài khoảng 60-70cm, đặt trên giá đỡ là 2 thanh gỗ cao khoảng 40cm, một đầu trục đ−ợc gắn với guồng quay, đ−ờng kính của guồng quay khoảng 40cm. Đầu trục quay bên kia ở vị trí thấp hơn, khơng có guồng, chỉ có một khúc gỗ cao khoảng 20cm đẽo hơi cong và rỗng ở trong làm giá đỡ. Bên trong giá đỡ, ng−ời ta đục rỗng một phần, gắn khuy sắt để cài một que sắt nhỏ, trịn, có chức năng giữ sợi, quấn sợi đã đ−ợc xe vào thành cuộn (xem bản vẽ 3)

Tr−ớc khi kéo sợi, ng−ời ta lấy một đầu sợi búp bông vê thật nhỏ và quấn chặt vào chiếc que sắt, khởi động trục quay và kéo sợi. Khi kéo, tay phải quay guồng theo chiều kim đồng hồ, tay trái nhẹ nhàng cầm cúi bông vừa vê, vừa từ từ kéo sợi, đ−a tay dần qua s−ờn ra phía sau l−ng, sao cho đoạn sợi dài hết tầm tay khoảng 50-60cm, quay thêm vài vòng cho sợi săn, rồi giữ chặt đầu sợi sát cúi bông, đồng thời tay phải quay guồng chậm lại, đôi khi phải quay ng−ợc lại vài vịng để cho sợi săn đều, thẳng, khơng bị xoắn quăn, rồi mới quay trở lại theo chiều kim đồng hồ để quấn sợi vào que sắt.

Bản vẽ 3: Xa kéo sợi (Sloả)

Khi quấn sợi, tay phải chậm đều cho đến khi đoạn sợi phía đầu cúi bơng chỉ cịn ngắn 20-30cm, tay se sợi ra bông từ con cúi và kéo tay về phía sau tiếp tục chu kỳ se, quấn sợi. Tay quay có thể tăng tốc độ nhanh hơn, đều hơn. Cứ nh− vậy, chị em phụ nữ Tày miệt mài với những con bông liên tiếp, hết con này lại chuyển sang con khác, khi nào cuộn sợi to gần sát vào giá đỡ, ng−ời ta tháo ống sợi ra để tiếp tục se và cuộn thành ống sợi khác.

Nếu chỉ nhìn chị em phụ nữ se sợi, thì rất nhẹ nhàng và đơn giản, nh−ng đây lại là khâu khó nhất trong q trình chế biến sợi. Muốn se sợi săn, tốt phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay quay và tay vê bông thành sợi. Nếu khơng đều tay thì sợi sẽ chỗ to chỗ nhỏ và hay bị đứt. Do vậy, công việc này chỉ có những ng−ời thành thạo mới làm đ−ợc.

* Guồng sợi (Phặt phái):

Sau khi se, sợi đã đ−ợc cuộn vào que sắt thành từng cuộn khá lớn, cần phải chuyển sợi từ trong cuộn thành những guồng chỉ, mới có thể đem đi hồ và phơi hay nhuộm sợi tr−ớc khi thực hiện công việc dệt vải.

Guồng sợi là một giá gỗ gồm hai thanh đứng, một trục guồng và guồng. Hai thanh đứng cao khoảng 35-40cm, guồng có đ−ờng kính khoảng 30cm, có

hai cánh, mỗi cánh đ−ợc làm bằng 4 thanh tre bắt chéo nhau. Hai cánh guồng đ−ợc nối với nhau bằng một sợi dây đằng đầu cánh bên nọ sang đầu cánh bên kia so le nhau, tạo thành hình chữ V, trục của guồng đ−ợc lắp một quay tay.

Khi guồng, dùng một chân dẫm lên giá gỗ nằm ngang mặt đất giữ cho guồng vững chắc, một tay cầm cuộn sợi đã se, đồng thời tay kia quay guồng cho sợi quấn vào vuồng, tạo thành các con sợi, khi guồng mỗi con sợi đ−ợc khoảng 1kg, ng−ời ta dùng tay quay lấy guồng sợi ra rồi mới tiếp tục guồng con sợi khác, để các guồng sợi không bị rối, ng−ời ta cầm hai đầu của con sợi xoắn chặt lại tr−ớc khi xếp cẩn thận vào những chiếc dậu, chờ công đoạn sau là công đoạn hồ sợi.

* Hồ sợi (Khả phải)

Tr−ớc khi dệt, sợi đ−ợc đem hồ để cho dai, bền, mịn. Nguyên liệu để hồ sợi là gạo tẻ, loại gạo mới có nhiều bột.

Quy trình hồ sợ cũng khá cơng phu. Gạo đ−ợc đãi kỹ cho sạch hết bọt bẩn, đem nấu thật nhuyễn nh−ng khơng q đặc mà cũng khơng q lỗng. Nếu bột đặc quá, khi hồ, sợi sẽ bị gai. Nếu nấu không kỹ, khi hồ, sợi sẽ bị mốc. Hồ đ−ợc nấu xong, đổ ra nong hoặc chậu để nguội, cho sợi vào ngâm cho ngấm, rồi dùng chân đạp kỹ cho bột thấm đều vào từng thớ sợi. ở một vài dân tộc khác, khi nấu hồ, ng−ời ta cịn cho thêm một ít sáp ong để sợi dẻo và có độ bóng. Khi sợi đã nhuyễn đều trong bột, nhấc sợi ra rũ sạch hồ, xâu từng con sợi lên sào và phơi trong bóng râm, nơi thống gió. Sau đó dùng que đập nhẹ vào con sợi để các sợi tách rời nhau.

* Đánh suốt (Páo lót):

Các con sợi sau khi hồ phơi khô, phải đ−a vào xa đánh suốt để đánh thành từng ống sợi. Xa đánh suốt gồm có hai bộ phận đ−ợc lắp chung vào một giá gỗ gồm: guồng quay và chân sa (xem bản vẽ 4)

Bản vẽ 4: Xa đánh suốt (cọn lót)

Guồng quay đ−ợc đặt trên một giá gỗ cao khoảng 40cm, đ−ờng kính của guồng khoảng 30cm có hai cánh, mỗi cánh đ−ợc làm bằng 3 thanh tre bắt chéo nhau. Hai cánh guồng đ−ợc nối với nhau bằng một sợi dây đan từ đầu cánh bên nọ sang đầu cánh bên kia so le nhau tạo thành hình chữ V. ở giữa hai cánh guồng đ−ợc lắp một dây cô- roa, đầu của trục guồng đ−ợc lắp một tay quay.

Chân sa cũng là một giá gỗ có hai trục thẳng đứng song song với giá gỗ của guồng quay nh−ng thấp hơn và nhỏ hơn, trên đầu của giá gỗ khoét rãnh để đặt một thanh tre hoặc sắt nhỏ nằm ngang song song với trục của vây nh−ng thấp hơn, một đầu thanh tre này đ−ợc xỏ vào một ống trúc hoặc mai để cuộn sợi, đầu kia đ−ợc gắn cố định một bánh xe nhỏ tiện bằng gỗ và bắt dây cô- roa từ guồng quay vào giữa bánh xe. Thanh tre có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng để mỗi khi đ−ợc một cuộn sợi theo yêu cầu lại nhấc thanh tre ra, rút cuộn sợi ra khỏi thanh tre và lắp vào đó một sống sợi khác.

Tuy vậy, để đánh đ−ợc những ống suốt cịn cần một cơng cụ nữa, gọi là vây. Vây có tác dụng luồn các con sợi vào để đánh suốt. Hai công cụ này phải liên hồn với nhau thì mới tạo ra đ−ợc những ống sợi.

* Vây

Đ−ợc cấu tạo giống nh− guồng quay của sa đánh suốt nh−ng khơng có tay quay. Chân vây là một giá gỗ để giữ thăng bằng cho khỏi đổ khi sử dụng. Con sợi đ−ợc rũ tơi ra và lắp vào vây. Một đầu sợi đ−ợc cuốn vào ống trúc hoặc ống mai của sa đánh suốt. Khi tiến hành công việc, hai công cụ này phải đ−ợc đặt gần nhau, sa đánh suốt đ−ợc đặt phía bên tay phải, cịn vây đ−ợc đặt ở phía bên tay trái của ng−ời sử dụng. Khi quay, guồng quay của sa đánh suốt, dây cô - roa chuyển động kéo theo bánh xe và thanh tre quay. Do đầu con sợi lắp vào vây, nối vào ống sợi nên guồng quay của vây sẽ quay theo và sợi của guồng quay đ−ợc cuốn vào các ống sợi.

Có hai loại suốt: một loại dùng để lắp vào bụng thoi phục vụ cho việc dệt các sợi ngang thì nhỏ và ngắn hơn, loại đ−ợc lắp vào khung thả chỉ để dàn sợi thì ống suốt to và dài hơn.

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)