Các sản phẩm của nghề dệt

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 63 - 68)

1.2.1 .Một số đặc điểm về hoạt động kinh tế

2.1 Các công đoạn của nghề dệt

2.1.6. Các sản phẩm của nghề dệt

Sản phẩm nghề dệt của ng−ời Tày nơi đây là vải mộc, vải nhuộm chàm và vải thổ cẩm. Mỗi loại vải đ−ợc đồng bào sử dụng vào những mục đích khác nhau tuỳ theo màu sắc và những phong tục tập quán quy định.

- Sản phẩm từ vải mộc

Vải mộc là loại vải có màu trắng ch−a có xử lý về màu sắc. Đồng bào Tày ở Nà Hang dệt mỗi tấm vải mộc có chiều dài từ 10 - 15m và khổ vải 60 - 80cm. Vải mộc gồm 2 loại vải th−a dùng làm màn và loại vải dày đ−ợc đồng bào sử dụng trong một số nghi lễ nh− c−ới xin, ma chay.

Đến bất cứ một gia đình ng−ời Tày nào của bản ng−ời Tày xã Lăng Can chúng tôi đều thấy những tấm vải mộc đ−ợc cất giữ cẩn thận. Trả lời cho câu hỏi tại sao chị Bích nói rằng “ở đây nhà nào cũng thế phải dệt vải trắng để dành cho con và cho cả mình nữa khi chết về với tổ tiên cịn có cái mà dùng”. Trong xu thế chung, trong sự mở cửa hoà nhập với thế giới, từ thành thị đến nông thôn kể cả những vùng quê xa xôi hẻo lánh nh− nơi chúng tơi đang khảo sát làm đề tài ít nhiều cũng bị ảnh h−ởng, khơng ít nghề thủ cơng bị mai một đi với nghề dệt sự mai một ấy cũng có. Cơng việc trồng bơng dệt vải nhuộm chàm tiêu tốn thời gian và công sức của đồng bào thế nên họ không trồng bông nữa. Tuy nhiên, họ vẫn dệt bởi phong tục tập quán, bởi yếu tố tâm linh trong từng sản phẩm dệt. Đó cũng là một trong những lý do để nghề dệt tồn tại đến ngày nay.

- Sản phẩm từ vải nhuộm chàm

Vải dệt xong có màu trắng đ−ợc đồng bào nhuộm chàm sang 7 đến 10 lần mới đ−ợc tấm vải nh− ý. Vải chàm đ−ợc đồng bào sử dụng để cắt may y phục là chủ yếu, đến với vùng đồng bào Tày đặc biệt trong những dịp lễ, tết, hội hè, ta sẽ thấy một màu chàm rất đỗi gần đũi. Chọn màu chàm làm màu chủ đạo cho trang phục chứng tỏ ng−ời Tày đã hòa nhập cùng thiên nhiên để tạo thế cân bằng giữa con ng−ời và môi tr−ờng. Màu chàm mà ng−ời Tày cũng nh− các dân tộc khác sử dụng có −u điểm là là không bị nhựa cây làm bẩn quần áo trong quá trình lao động. Vải chàm đ−ợc đồng bào sử dụng làm trang phục, túi đeo, mặt d−ới của chăn và địu

- Các sản phẩm từ vải thổ cẩm

Ng−ời Tày ít thêu thùa hoa văn trên bộ y phục của mình mà chỉ thấy thêu trên giầy, mũ và áo của thầy cúng. Hình thêu chủ yếu trên bộ y phục của thầy cúng là các hình tứ linh, bát quái, ng−ời, ngựa, cá chim với các thầy cúng bộ quần áo hành lễ phải do tự tay ng−ời vợ làm cho chồng. Bộ trang phục của thầy cúng có thể đ−ợc truyền từ đời này sang đời khác.Hoa văn mà ng−ời Tày thể hiện là hoa văn dệt, chỉ có trên vải thổ cẩm. So với các dân tộc thiểu số khác thì y phục của ng−ời Tày ít thêu thùa hoa văn mà màu sắc cũng ít hơn. Vải thổ cẩm đ−ợc ng−ời Tày dệt hàng loạt theo quy trình của một lần cải hoa văn trên khung dệt. Vì vậy, các sản phẩm làm ra giống nhau về hình thức, chất l−ợng và mơ típ hoa văn. Để sản xuất hàng loạt các mảnh vải thổ cẩm có kích th−ớc và mục đích sử dụng giống nhau ng−ời ta sắp xếp ngay từ lúc cài go hoa văn trên khung dệt và vải thổ cẩm. Sản phẩm từ vải thổ cẩm th−ờng đ−ợc đồng bào sử dụng làm mặt chăn, mặt địu, túi đeo.

* Mặt chăn (Pà lài)

Đó là phần của cái chăn, nằm ở giữa của chiếc vỏ chăn th−ờng có kích th−ớc 140 – 150cm, là do bốn mảnh thổ cẩm ghép lại, mỗi mảnh thổ cẩm đ−ợc gọi là “ Pắc” bốn tấm ghép lại thành một mặt chăn gọi là “ Pà lài”.

Để làm đ−ợc một mặt chăn sao cho các mơ típ hoa văn khi ghép 4 mảnh vào cho ăn khớp với nhau thì trong quá trình dệt ng−ời ta phải chia thành 4 công đoạn hoặc 2 khung dệt khác nhau. Một khung dệt 2 tấm bên cạnh, 1 khung dệt 2 tấm ở giữa. Theo phong tục ở đây, con gái khi đi lấy chồng quà tặng mang theo khi về nhà chồng phải có đến chục cái chăn mang theo, đôi chăn đẹp nhất đ−ợc tặng cho bố mẹ chồng. Khi đ−ợc hỏi “ đó là x−a kia vậy bây giờ phong tục đó cịn khơng?” Bác Nguyễn Tiến Dung nguyên là bộ đội đã nghỉ h−u cho chúng tơi biết. “Có chứ, giờ vẫn vậy, khơng đ−ợc chụ cái thì cũng phải đ−ợc bốn, năm cái mang theo. Con gái về công tác miền xi khi lấy chồng cũng vẫn phải có cái chăn này đấy.” Thế mới thấy phong tục tập quán có sức sống bền bỉ và chính nó đã l−u giữ đ−ợc khơng ít những tập tục liên quan đến nghề dệt. Cũng chính bởi vậy mà các cơ gái của thôn Nà Khàn vẫn đ−ợc mẹ dạy cách dệt vải, thêu thùa. Tất nhiên tỷ lệ đó chỉ số l−ợng ít ỏi. Đó là nguy cơ, là nguyên nhân dẫn tới sự mai một của nghề dệt đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải quan tâm.

* Mặt địu (Lăng đa)

Phụ nữ th−ờng là ng−ời gánh vác công việc hàng ngày trong gia đình nh−: làm đồng, nội trợ, dệt vải, chăm sóc con cái… Họ ln bận rộn trăm cơng nghìn việc để thu vén cho cuộc sống gia đình, ít có thời gian rảnh rỗi. Khi con còn nhỏ là thời điểm ng−ời mẹ vất vả nhất, họ vừa phải làm các công việc hàng ngày lại vừa phải chăm sóc con cái nên họ đã sáng tạo ra chiếc địu để có thể vừa làm lại vừa có thời gian ở bên con. Địu đ−ợc làm từ vải bơng

nhuộm chàm, phần mặt địu có trang trí một tấm thổ cẩm có kích th−ớc 30x30cm.

Chiếc địu có thể do ng−ời mẹ tự làm hoặc bà ngoại làm tặng cháu khi làm lễ đầy tháng cho đứa cháu đầu lòng. Tặng cho cháu ngoại địu khi làm lễ đầy tháng là một tục lệ cổ truyền của ng−ời Tày. Ng−ời Tàu có câu tục ngữ

Tái sơng đa Giả sống ỏm

Có nghĩa là:

Bà ngoại đ−a cho cái địu Bà nội phải cho tã lót

Cái địu có nguồn gốc từ tấm vải rằm khấu (tấm vải khô −ớt) khi làm lễ c−ới con rể hơm đón dâu dâng tặng mẹ vợ để tạ ơn. Bà mẹ cất kỹ tấm vải để sau này khâu địu cho cháu ngoại đầu lịng. Thơng th−ờng địu chỉ đ−ợc khâu tr−ớc lễ đầy tháng dăm hôm. Địu đ−ợc cất giữ cẩn thận và dùng lâu dài cho những đứa con sau. Theo phong tục địu ấy không đ−ợc cho ng−ời khác m−ợn và cũng không đ−ợc chuyển nh−ợng lại cho ai. Khi các cháu trong nhà đều lớn khơng dùng đến thì giặt sạch và cất kỹ. Tr−ờng hợp địu đã khâu rồi ch−a đến ngày đầy tháng mà đứa trẻ chết non, địu ấy vẫn phải đ−a sang nhà con gái để cho đứa cháu khác dùng. Địu ấy đ−ợc gọi là đa piấu (địu đẻ khơng) vì theo tục lệ địu đã khâu rồi bà ngoại khơng đ−ợc phép để ở nhà mình, con gái phải cất giữ để sau này dùng

Túi đeo ( Thông lài ):Túi đeo là dạng đồ tuỳ thân phổ biến không chỉ với phụ nữ Tày mà cả các dân tộc miền núi. Chức năng tr−ớc hết của chiếc túi có lẽ là vật dụng tuỳ thân để mang theo một số đồ dùng cần thiết nh− kim chỉ, hộp trầu, hộp thuốc, dụng cụ lấy lửa. Và thêm chức năng thẩm mỹ, khoác túi đi làm, nhất là đi chợ, hội hè…là hiện t−ợng phổ biến. Vì thế túi cũng đ−ợc

trang trí hoa văn rất đẹp. Túi có dây đeo đ−ợc ghép lại là 2 tấm thổ cẩm có kích th−ớc khoảng 25cm x 30cm hoặc tấm thổ cẩm có kích th−ớc 30cm x 70 cm gập đôi lại phần gập là đáy. Vải thổ cẩm để làm túi có thể dệt riêng, có thể sử dụng tấm giữa của mặt chăn.

ở một số nơi nh− ở Cao Bằng đồng bào còn sử dụng thổ cẩm để làm màn che, làm rèm nh−ng qua khảo sát chúng tôi thấy đồng bào Tày nơi đây không dệt rèm che mà họ sử dụng những loại vải mua sẵn mỏng và nhẹ hơn. ở những vùng du lịch phát triển các sản phẩm từ vải thổ cẩm cịn có thêm nhiều mẫu mã phù hợp với thị hiếu và làm quà cho khách du lịch.Trong t−ơng lai không xa Nà Hang Tuyên Quang cũng triển khai đề án xây dựng du lịch sinh thái, có lẽ khi đó nơi đây mới có những sản phẩm phục vụ du lịch, nghề dệt sẽ có đất phát triển bền vững.Cho đến hiện tại, các sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm vẫn chỉ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mỗi ng−ời dân và trao đổi với những dân tộc khác trong vùng.

- Sản phẩm từ vải tơ tằm

Sau khi kéo sợi và phân loại tơ đồng bào sử dụng những loại tơ tốt có sợi mảnh,mềm và óng m−ợt để dệt màn tơ. Màn tơ rất bền có thể dùng đến 20 – 30 năm mà không bị rách.

Nguyên liệu sợi tằm to, thô mà ng−ời kinh gọi là đũi đ−ợc đồng bào nhuộm màu để dệt thổ cẩm, dệt vải làm thắt l−ng, may áo cánh, quần. Tr−ớc kia, theo tập quán khi các cô gái đến tuổi lấy chồng th−ờng chuẩn bị sẵn cho mình ít nhất 1 - 2 tấm thắt l−ng bằng tơ, một cặp váy. Những cô gái lấy chồng muộn, có nhiều năm chăn tằm, −ơm tơ dệt vải khi đi lấy chồng, ngoài dệt đủ thắt l−ng, váy, màn tơ cịn dệt đ−ợc cả đơi áo cánh, đôi quần cho chồng và bố chồng.

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)