- Độ tin cậy của dữ liệu:
6. Lời cầu thị
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng
1.5.1. Các nhân tố bên trong
Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: trong thực tế khi tiến hành mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và đối với cơng tác tuyển dụng nói riêng thì nhà quản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đều được tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó. Để theo đuổi mục tiêu và chiến lược đó các bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí cơng việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp. Do vậy công tác tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc vào từng bộ phận, từng loại mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng.
Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp: Ứng viên thường bị thu hút bởi các doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu trên thị trường lao động. Bởi vì tâm lý của người xin việc ln mong muốn mình có được cơng việc tốt và ổn định, được làm việc tại một doanh nghiệp lớn, mơi trường làm việc tốt, có nhiều cơ hội thăng tiến, mức thu nhập cao, nên các doanh nghiệp đó thường có nhiều cơ hội tiếp cận với ứng viên, đặc biệt là ứng viên giỏi, doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian, chi phí tuyển dụng. Ngược lại, hình ảnh của doanh nghiệp ít người biết đến, nhà tuyển dụng sẽ khó tiếp cận với ứng viên, doanh nghiệp đầu tư nhiều thời gian và chi phí quảng cáo để thu hút ứng viên.
Chính sách tuyển dụng: Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có những quy định cụ thể về việc tuyển nhân viên. Bản chất của các quy định đó phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Những quy định đó bao gồm các nguyên tắc bắt buộc khi tuyển nhân viên. Chẳng hạn như bắt buộc phải quảng cáo trên báo cho một số vị trí, một số vị trí khác thì chỉ tuyển nội bộ. Họ cũng thường có các kế hoạch tuyển và đào tạo những người chưa có những kỹ năng hoặc kiến thức cần thiết. Các doanh nghiệp nhỏ thường linh hoạt hơn, đôi khi việc tuyển dụng có thể chỉ đơn giản là “Bạn có biết ai có thể...?” Một quy trình rất đơn giản trong đó người ta sử dụng các mối quan hệ cá nhân để tìm ra những người có kỹ năng và phẩm chất phù hợp với doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, dù áp dụng một chính sách tuyển dụng linh hoạt hay cứng nhắc, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động. Mục tiêu của tuyển dụng là chiêu mộ được nhân viên có kiến thức, kỹ năng,
năng lực và động cơ phù hợp với các yêu cầu của công việc và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp không những phải xem xét yêu cầu của vị trí cần tuyển mà cịn phải xác định nhu cầu tương lai, không chỉ đánh giá năng lực hiện tại của ứng viên mà phải quan tâm đến cả những tiềm năng của họ. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải có chính sách tuyển dụng rõ ràng với quy trình tuyển dụng hợp lý.
Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa Cơng ty tốt cũng ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. Văn hóa Cơng ty phù hợp tính cách, phong cách làm việc của ứng viên sẽ thu hút ứng viên ứng tuyển. Người lao động thường sẽ chọn các Cơng ty phù hợp, có mơi trường làm việc ít áp lực, ít nghiêm khắc để dễ làm việc.
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài
Các điều kiện về thị trường lao động: Điều kiện về thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi và ngược lại. Khi đó, tổ chức khơng chỉ tuyển được đủ số lượng lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động khơng thể khơng nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác: Nhân lực là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp, nên doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển dụng cho mình những ứng viên tốt nhất, có trình độ cao nhất. Càng nhiều nhân tài, Cơng ty càng có tiềm lực để phát triển mạnh. Do đó, hiện nay các doanh nghiệp đều có các kế hoạch, chính sách để tuyển dụng nhân sự cho Cơng ty. Xã hội càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng nhiều, các nhà tuyển dụng đang chạy đua cạnh tranh giành người tài, đây là thách thức lớn đối với nhà tuyển dụng. Vì thế, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến các động thái tuyển dụng của đối thủ, như: biện pháp quảng cáo, chính sách đãi ngộ, lương thưởng,…
Các xu hướng kinh tế: Một trong những tác động chủ yếu của tồn cầu hóa là xu hướng phát triển nguồn nhân lực. Nó xuất phát khơng chỉ từ những thay đổi về công nghệ và sự giảm xuống liên tục các chi phí truyền thơng và vận chuyển, mà cịn từ sự tương tác giữa các quốc gia phát triển và vai trò tăng lên của các nước đang phát triển vào sự gia tăng nền kinh tế tồn cầu. Tồn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Tồn cầu hóa đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực theo nhiều cách khác nhau. So với trước đây, ngày nay các doanh nghiệp cần phải bổ sung nhiều hơn các kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình để thích ứng với các cơ hội và thách thức do tồn cầu hóa và sự thay đổi công nghệ tạo ra. Thái độ, kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động trong từng doanh nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Bởi vậy, hoạt động tuyển dụng cũng không thể không bị ảnh hưởng bởi xu hướng phát triển này. Thực tế cho thấy công tác tuyển dụng tại các doanh nghiệp khơng ngừng được cải tiến, hồn thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của bài báo cáo đã làm rõ một số cơ sở lý luận của hoạt động tuyển dụng. Bao gồm các khái niệm về tuyển dụng (tuyển dụng, tuyển chọn, tuyển mộ), vai trò đặc điểm và tầm quan trọng, ý nghĩa của tuyển dụng. Nội dung của tuyển dụng cũng được làm rõ trong chương 1 bao gồm chính sách tuyển dụng, nguồn và phương pháp tuyển dụng, quy trình tuyển dụng và cách đánh giá hoạt động tuyển dụng của một doanh nghiệp. Ngoài ra, chương 1 cũng cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự để từ đó doanh nghiệp có thể thích nghi, kịp thời có những biện pháp cụ thể đồng thời xây dựng cho mình một chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn.
Ở chương 2, bài báo cáo sẽ phân tích rõ hơn về thực trạng hoạt động tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Thiết Kế Kiến Trúc Trang Trí Nội Thất Paris ( Paris Décor ) từ đó có những đánh giá về hoạt động tuyển dụng NS tại Công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CƠNG TY TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TRANG TRÍ NỘI THẤT PARIS ( PARIS DÉCOR)