2. 11 Xử lý số liệu 32
4.4.3. Liên quan giữa số lần nạo, hút, sẩy thai của PNCT với thiếu máu
Trong số 1190 PNCT tham gia nghiên cứu của chúng tôi có 757 PNCT (chiếm 63,6%) không có tiền sử nạo, hút, sẩy thai. Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm PNCT này là 11,7%, trong đó TMTS chiếm 7,7%.
Nhóm 433 PNCT có tiền sử nạo, hút, sảy thai ít nhất 1 lần có tỷ lệ thiếu máu là 17,0%, TMTS chiếm tỷ lệ 14,5%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở nhóm PNCT từng nạo, hút, sẩy ít nhất 1 lần có tỷ lệ TMTS cao so với nhóm PNCT chưa có tiền sử này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước.
Theo Đặng Thị Hà, khi nghiên cứu trên 2084 PNCT tại 22 quận nội, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, ghi nhận PNCT đã hút nạo
thai 2 lần sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt so với PNCT không nạo, hút, sẩy thai là 56,3%; số lần nạo hút, sẩy thai từ 3 - 6 lần thì nguy cơ thiếu máu thiếu sắt tăng lên ro rệt so với người không hút nạo thai [45].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Minh Nguyệt trên 302 PNCT mang thai quý 2 tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 cho thấy bỏ thai nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu trong thai kì. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt tăng dần theo số lần bỏ thai: bỏ thai 1 lần tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt là 0,7%, bỏ thai 2-3 lần là 22,8%, bỏ thai 3 lần là 49,2% [21].
Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình giữa các nhóm cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu ở nhóm PNCT có nạo, hút, sẩy thai so với nhóm PNCT không có tiền sử này với p <0,05.
Như thế có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ thiếu máu, TMTS ở PNCT tăng lên theo số lần nạo, hút, sảy thai.
Điều này có thể giải thích do những PNCT có tiền sử nạo, hút, sảy thai sẽ có sức khỏe và kiến thức, ý thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân PNCT và thai nhi chưa tốt, làm tăng nguy cơ thiếu máu ở nhóm đối tượng này. Đây cũng là lý do chúng ta đưa ra khuyến cáo cho phụ nữ trong lứu tuổi sinh đẻ phải có kế hoạch hóa gia đình cho phù hợp, tránh tình trạng nạo, hút, sẩy thai nhiều lần.