Sai số và cách khắc phục sai số

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013 (Trang 44 - 50)

2. 11 Xử lý số liệu 32

2.12.Sai số và cách khắc phục sai số

- Sai số:

+ Lấy mẫu và bảo quản mẫu không đúng theo quy định. + Sai số do xét nghiệm.

+ Sai số do nhập và xử lý số liệu.

- Cách khắc phục sai số:

+ Chuẩn hóa kỹ thuật.

+ Tuân thủ theo đúng quy trình lấy mẫu và chọn người chịu trách nhiệm xét nghiệm là người có trình độ chuyên môn.

+ Kiểm tra lại số liệu sau mỗi ngày, tuân thủ theo đúng qui trình nhập và xử lý số liệu.

2.13. Đạo đức trong nghiên cứu

- Thông tin rõ mục đích của nghiên cứu và nghiên cứu chỉ được tiến hành khi đã được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

- Nghiên cứu trên các PNCT hoàn toàn tự nguyện, trong quá trình tìm hiểu thông tin, đối tượng có thể từ chối không tham gia nghiên cứu bất kỳ lúc nào.

- Các thông tin của đối tượng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu chỉ nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc điều trị bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho PNCT chứ không nhằm mục đích nào khác.

- Các thông tin của PNCT chỉ thông báo cho PNCT. Sẵn sàng tư vấn cho PNCT sau khi nghiên cứu nếu PNCT yêu cầu.

- Báo cáo lại kết quả nghiên cứu cho Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Thiếu máu

Thiếu máu thiếu sắt (C)

Mô tả các đặc điểm chung của tế bào máu (HC, Hb, HCT, MCV, MCH, MCHC, RDW, BC, TC)

Thiếu máu không thiếu sắt (B) Không thiếu máu (A)

Khám lâm sàng tại BVPSHN (1190 PNCT)

Xét nghiệm Ferritin Xét nghiệm

tế bào máu

Khai thác các thông tin chung, các yếu tố dịch tễ (tuổi mẹ, tuổi thai, số lần có thai, tiền sử sản khoa, nơi sống…

Mô tả các đặc điểm chung của tế bào máu từng nhóm, so sánh giữa A,B,C

Mô tả yếu tố liên quan:

Thiếu máu, TMTS và yếu tố dịch tễ

Mục tiêu 1. Mô tả tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012- 2013

Mục tiêu 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu ở các đối tượng trên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013 với tổng số đối tượng nghiên cứu là 1190 phụ nữ có thai, sau đây là một số kết quả nghiên cứu.

3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và nơi cư trú

Nơi cư trú Độ tuổi Nội thành Ngoại thành Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % <20 14 2,8 34 3,5 48 4,0 20-34 452 90,2 612 88,8 1064 89,4 ≥35 35 7,0 43 7,7 78 6,6 Tổng 501 100 689 100 1190 100 Tuổi TB 27 ± 4,5 28 ± 4,6 27,5 ± 4,6 Tuổi nhỏ nhất 17 Tuổi lớn nhất 45

Nhận xét: Trong 1190 PNCT, độ tuổi từ 20-34 chiểm tỷ lệ cao nhất (89,4%), PNCT dưới 20 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (4,0%). Độ tuổi trung bình là 27,5 ± 4,6. Tỷ lệ PNCT ở nội thành thấp hơn ngoại thành (42,1%/57,9%).

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, số đối tượng tham gia nghiên cứu ở

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần có thai Lần có thai n Tỷ lệ% 1 lần 516 43,4 2 lần 446 37,5 ≥3lần 228 19,2 Tổng 1190 100

Nhận xét: Trong số 1190 PNCT thuộc nhóm nghiên cứu, đa số PNCT có thai 1 lần (chiếm tỉ lệ 43,4%), PNCT có thai 3 lần trở lên có tỷ lệ thấp nhất (19,2%).

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con đã có

Số con đã có n Tỷ lệ%

<2 1034 86, 9

≥2 156 13,1

Tổng 1190 100

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết là PNCT chưa hoặc đã có 1 con, PNCT đã có 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 13,1%.

Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần nạo, hút, sẩy thai

Số lần nạo, hút, sẩy thai n Tỷ lệ%

0 757 63,6

≥1 433 36,4

Tổng 1190 100

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, số PNCT có tiền sử nạo, hút, sẩy thai ít nhất 1 lần chiếm tỉ lệ 36,4%.

Bảng 3.5. Mô tả các chỉ số tế bào máu ở nhóm PNCT

Nhóm nghiên cứu Đơn vị

Nhóm PNCT (n= 1190)

X ±SD min max

HC (T/l) T/l 4,11 ± 0,43 2,26 5,77

Hct l/l 0,36 ± 0,03 0.21 0,47 MCV fl 88 ± 6,72 61 104 MCH pg 29,62 ± 3,28 18,4 36,2 MCHC g/l 331,26 ± 19,39 216 360 RDW % 14,64 ± 1,3 12 18 BC (G/l) 10 ± 2,32 4,6 21,5 TC (G/l) 245 ± 50 101 432 Nhận xét: − Số lượng hồng cầu ở nhóm PNCT là 4,11 ± 0,43 (T/l), thấp nhất là 2,26 (T/l) và cao nhất là 5,77(T/l). − Lượng Hb ở nhóm PNCT là 120,7 ± 10,8 (g/l), thấp nhất là 68 (g/l) và cao nhất là 157(g/l). − Lượng Hct ở nhóm PNCT là 0,36 ± 0,03 (l/l), thấp nhất là 0,21 (l/l) và cao nhất là 0,47(l/l). − Chỉ số MCV ở nhóm PNCT là 88 ± 6,72 (fl), thấp nhất là 61 (fl) và cao nhất là 104 (fl). − MCHC ở nhóm PNCT là 331,26 ± 19,39 (g/l), thấp nhất là 216 (g/l) và cao nhất là 360 (g/l). − RDW ở nhóm PNCT là 13,6 ± 1,3 (%), thấp nhất là 12 (%) và cao nhất là 18 (%). − SLBC ở nhóm PNCT là 10 ± 2,32 (G/l), thấp nhất là 4,6 (G/l) và cao nhất là 21,5 (G/l).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013 (Trang 44 - 50)