Mức độ thiếu máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013 (Trang 74 - 78)

2. 11 Xử lý số liệu 32

4.2.4.Mức độ thiếu máu

Kết quả nghiên cứu 1190 PNCT khám tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2012-2013 (Bảng 3.7), phần lớn các trường hợp PNCT đều có thiếu máu ở mức độ nhẹ (79,6%), tập trung chủ yếu ở nhóm TMTS (77,7%); 19,7% thiếu máu mức độ vừa (TMTS chiếm 86,7%), còn lại 0,7% PNCT thiếu máu mức độ nặng (gặp trong nhóm TMTS).

Phân loại mức độ thiếu máu theo tuổi thai, thiếu máu nhẹ quý 2 chiếm 56,2% cao hơn so với quý 1 (15,7%), quý 3 (28,1%). Thiếu máu trung bình quý 3 chiếm tỷ lệ 60%, cao hơn quý 1 (10%) và quý 2 (30%). Thiếu máu nặng chỉ có 0,7% gặp ở quý 1 của thai kỳ.

Trong cả ba mức độ thiếu máu chủ yếu tập trung ở nhóm TMTS. Thiếu máu nhẹ, quý 2 có tỷ lệ TMTS cao nhất (43,0%). Thiếu máu trung bình quý 3 lại có tỷ lệ TMTS cao nhất (50%).

So sánh với các kết quả nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi thấy rằng:

Theo nghiên cứu của Trương Thúy Vinh (1991) gặp 94% thiếu máu nhẹ, 6% thiếu máu vừa trong số 302 sản phụ chờ đẻ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội [51].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Yên tiến hành năm 2001 tại bệnh viện BVPSTƯ cho thấy thiếu máu nhẹ là 94,1%, thiếu máu vừa là 5,9% [41], không có PNCT nào thiếu máu nặng.

Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Hồng tại Lương Sơn- Hòa Bình năm 2003 trên 195 PNCT, thiếu máu nhẹ là 35,5%, thiếu máu vừa 63,6% và thiếu máu nặng là 0,9% [66].

Năm 2006, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự tại nội thành Hà Nội cho thấy ngay tại thành phố thì tỷ lệ thiếu máu vẫn ở mức vừa và nặng với 36,3% ở PNCT; 25,5% ở phụ nữ không có thai [44].

Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thu Nguyệt, Bành Thanh Lan và cộng sự (2008) tại Bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, thiếu máu nhẹ là 62,3%, thiếu máu vừa 37,7% và không có trường hợp nào thiếu máu nặng [21].

Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Bích (2008) cho tỷ lệ thiếu máu nhẹ là 94,5%, thiếu máu trung bình là 5,3% và thiếu máu nặng là 0,2 % [14].

Tác giả Đoàn Thị Nga nghiên cứu trên 386 PNCT ở Mỹ Tho - Tiền Giang (2009), tỷ lệ thiếu máu là 25,3%, trong đó thiếu máu nhẹ chiếm đa số 76,5%, thiếu máu trung bình chiếm 23,5% [63].

Thống kê tại một số quốc gia châu Phi, tỷ lệ thiếu máu nặng ở PNCT trong nghiên cứu của Desalegn ở Ethiopia năm 1993 là 2,5%, thiếu máu trung bình là 74,3% [30].

Tại Ấn Độ, nghiên cứu trên 15 quận cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở PNCT là 84,9%, trong đó tỷ lệ thiếu máu nặng chiếm đến 13,1% [33]

Những chỉ số này có phản ánh một phần điều kiện kinh tế, dinh dưỡng và chế độ chăm sóc thai sản thấp kém tại các quốc gia này [30].

Như vậy, mức độ thiếu máu của PNCT trong các nghiên cứu có điểm giống và khác nhau. Chiếm đa số vẫn là thiếu máu mức độ nhẹ. Kết quả của chúng tôi có 19,7% thiếu máu mức độ vừa, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Yên năm 2001 (5,9%), Phan Thị Ngọc Bích 2008 (5,3%) nhưng thấp hơn nghiên cứu của tác giả Dương Thị Hồng (2003), Võ Thị Thu

Nguyệt, Bành Thanh Lan (2008), ĐoànThị Nga (2009). Giải thích điều này có thể do các nghiên cứu đã lựa chọn cỡ mẫu, thời điểm, địa điểm nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, như ở những phần trên đã đề cập, nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại BVPSHN là nơi tiếp nhận chủ yếu các PNCT trong địa bàn Hà Nội với đặc thù được chăm sóc thai sản tốt hơn nên mức độ thiếu máu cũng nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn có 0,7% thiếu máu nặng. PNCT này sống ở ngoại thành Hà nội, lại đến khám ở những tháng đầu của thai kỳ. Chúng tôi cho rằng PNCT đã mắc bệnh lý nội khoa nào đó mà trước kia chính họ không biết. Khi có thai, tình trạng thiếu máu càng nặng thêm khiến họ đi khám mới phát hiện ra.

Từ các số liệu nói trên, ta thấy thiếu máu ở PNCT phổ biến với mức độ nhẹ và vừa, vẫn còn tỷ lệ thiếu máu nặng ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.

4.3. Đặc điểm thiếu máu của đối tượng nghiên cứu

4.3.1. Đặc điểm tế bào hồng cầu

Từ bảng 3.8 cho thấy:

Các chỉ số hồng cầu, HC, Hb, Hct ở nhóm TMTS và nhóm TMKTS đều thấp hơn so với nhóm không thiếu máu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

MCH, MCHC ở nhóm TMTS và nhóm TMKTS thấp hơn so với nhóm không thiếu máu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chỉ số MCV ở nhóm TMTS thấp hơn nhóm TMKTS và nhóm không thiếu máu biểu hiện một tình trạng hồng cầu nhỏ nhược sắc.

RDW trong nhóm TMTS cao hơn so với nhóm TMKTS và nhóm không thiếu máu (p <0,05).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Yên (2001) thấy số lượng HC trung bình ở PNCT thiếu máu là 3,64 ± 0,4 (T/l), Hb trung bình là 95,5 ± 7,0 (g/l), Hct trung bình là 0,31 ± 0,02 (l//l) [41].

Nghiên cứu của Nguyễn Viết Trung (2003) thấy số lượng HC trung bình ở PNCT thiếu máu là 3,52 ± 0,42 (T/l), Hb trung bình là 103,37 ± 6,13 (g/l), Hct trung bình là 0,3 ± 0,03 (l//l) [42].

Phan Thị Ngọc Bích (2008) cũng cho kết quả tương tự với số lượng HC trung bình ở PNCT thiếu máu là 3,69 ± 0,45 (T/l), Hb trung bình là 99,01 ± 8,2 (g/l), Hct trung bình là 0,307 ± 0,03 (l/l) [14].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

Khi đi sâu phân tích nhóm PNCT TMTS, TMKTS và không thiếu máu ở từng quý (Bảng 3.10), chúng tôi thấy các chỉ số HC, Hb, Hct, đều không khác biệt nhiều (p > 0,05).

Riêng đối với MCV, MCH, MCHC ở nhóm TMTS thấp hơn nhiều so với nhóm TMKDS (MCV < 80fl, MCHC < 300 g/l ở nhóm TMTS và MCV > 80fl, MCHC > 300 g/l ở nhóm TMKTS).

Giá trị MCV trung bình ở PNCT có TMTS quý 1, quý 2, quý 3 lần lượt là 76 ± 8,9 (fl), 78 ± 8,6 (fl), 76,5 ± 7,6 (fl). Trong khi đó, MCV trung bình ở PNCT có TMKTS quý 1, quý 2, quý 3 lần lượt là 83,4 ± 7,4 (fl), 82,2 ± 10,7 (fl), 81,0 ± 7,6 (fl). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả này thấp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường (2012) là 89,53 ± 6,69 (fl) [24]. Điều này có thể là do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi khác với tác giả trên. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường, đa số là PNCT mang thai ở 3 tháng cuối.

RDW trong các quý, nhóm TMTS đều cao hơn nhóm TMKTS. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, PNCT thiếu máu có MCV giảm chiếm tỷ lệ cao (74,3%), cũng chủ yếu gặp ở nhóm TMTS. PNCT có MCV bình thường là 25%. Còn lại 1 trường hợp có MCV tăng. Giá trị MCV giảm trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt, bệnh thalassemie, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì, …

Giá trị MCH trung bình của nhóm PNCT TMTS là 25,7 ± 3,4 (pg) và nhóm TMKTS là 27,1 ± 3,4 (pg).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 38,8% trường hợp PNCT thiếu máu có MCH bình thường. Số PNCT thiếu máu có MCH tăng chiếm 2,6%. MCH tăng gợi ý đến các nguyên nhân như: chứng hồng cầu hình cầu di truyền, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Có 58,6% PNCT có MCH giảm, MCH giảm trong trường hợp thiếu máu nói chung, thiếu máu do thiếu sắt là chủ yếu.

Chỉ số MCHC trung bình của nhóm PNCT có TMTS là 295,5 ± 24,8 (g/l), nhóm TMKTS là 295,5 ± 24,8 (g/l). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 67,1% PNCT thiếu máu có MCHC giảm. Còn lại 32,9% PNCT có MCHC bình thường, không có PNCT nào có MCHC tăng. MCHC giảm có thể gặp trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt, acid folic, vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu.

Chỉ số RDW trung bình của nhóm PNCT có TMTS là 15,8 ± 1,0 %, nhóm TMKTS là 14,2 ± 1,0 %. Trong đó có 69,1% có RDW tăng; 32,9% có RDW bình thường. Dải phân bố hồng cầu tăng trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.

Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm đa số vẫn là hồng cầu nhỏ, với MCHC hoặc MCH giảm hay còn gọi là nhược sắc, số lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm, phân bố kích thước hồng cầu tăng. Đây là đặc điểm tế bào trong nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013 (Trang 74 - 78)