Kết quá nghiên cứu của một số tác giả trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013 (Trang 67 - 70)

2. 11 Xử lý số liệu 32

4.2.1.Kết quá nghiên cứu của một số tác giả trong nước

Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ thiếu máu ở PNCT của một số tác giả trong nước

TT Tên nhóm tác giả Khu vực Tỷ lệ

(%)

1.

1 Trương Thuý Vinh (1991) [51] Hà Nội 40,4

2. 2

Viện bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ em và trường

Đại học Y Khoa Hà Nội (1994) [60] Hà Nội 40,4

3.

3 Viện Dinh Dưỡng Quốc gia (1996) [61] Cả nước 52,3

4.

4 Nguyễn Viết Trung (2003) [42] BV 103 – Hà Nội 37,0

5.

5 Đặng Thị Hà (2007) [45] TPHCM 38,1

6.

6 Võ Thị Thu Nguyệt, Bành Thanh Lan (2008) [21]

BV Đại học Y Dược TP. HCM 20,2 7. 8 Phan Thị Ngọc Bích (2008) [14] Bệnh viên Phụ sản trung ương 35,5 8.

9 Lê Minh Chính (2008) [47] Thái Nguyên 62,7

9.

1 Trần Thị Minh Hạnh (2008) [46] TPHCM 17,5

1 11.

1

Đoàn Thị Nga (2009) [63] Mỹ Tho 25,3

12. 1

Nguyễn Thị Thuỷ (2013) BVPSHN 12,8

Những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy:

Nghiên cứu của Trương Thuý Vinh (1991) lại Hà Nội tỷ lệ thiếu máu là 40,4% [51].

Tỷ lệ thiếu máu ở PNCT theo công bố của Viện bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ em và trường Đại học Y Khoa Hà Nội vào năm 1994 là 40,4% trên toàn mẫu nghiên cứu [60].

Năm 1996, Viện Dinh Dưỡng quốc gia thống kê trên 53 tỉnh thành trong cả nước ghi nhận tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ tại Việt Nam là 52,3%, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng là 29,1% [61].

Nguyễn Viết Trung nghiên cứu năm 2003 trên 416 phụ nữ có thai ở Bệnh Viện Quân Y 103 - Hà Nội, tỷ lệ thiếu máu là 37,0% [42].

Nghiên cứu khảo sát tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong 3 tháng giữa thai kỳ tại Bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh của Võ Thị Thu Nguyệt, Bành Thanh Lan (2007) cho tỷ lệ thiếu máu là 20,2% [21]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu của Đặng Thị Hà thực hiện trên 2.084 PNCT trên 22 quận nội, ngoại thành thành phố HCM năm 2007 ghi nhận tỷ lệ thiếu máu ở PNCT là 38,1% [45].

Nghiên cứu 20.549 ca đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2007, Phan Thị Ngọc Bích cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 35,5% [14].

Nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự năm 2008 tại Đăk Lăk cũng chỉ ra tỷ lệ thiếu máu của PNCT dân tộc thiểu số tại tỉnh này là 50,1%. Tỷ lệ này tăng theo tuổi thai và đến 3 tháng cuối thì có đến 62% phụ nữ bị thiếu máu [48].

Nghiên cứu của Lê Minh Chính (2008) cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai người dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ tới 62,7%, cao nhất so với các nghiên cứu khác trong cả nước [47], sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai thành phố HCM năm 2008 là 17,5% [46].

Nghiên cứu của Đoàn Thị Nga năm 2009 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai Mỹ Tho là 25,3% [63].

Như vậy, vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giữa các tỉnh, thành phố, đặc biệt tại các vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

So sánh với các tác giả trong nước, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều. Điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cư trú tại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội, nơi trình độ dân trí và mức sống chung của người dân tốt hơn so với các vùng miền khác trong cả nước. Trong khi đó, những nghiên cứu của các tác giả khác được thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt là nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và Lê Minh Chính, khảo sát đến tận các vùng nông thôn sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, ý thức về chăm sóc sức khỏe y tế và chăm sóc thai sản của người dân còn nhiều hạn chế, vì vậy tỷ lệ thiếu máu trong các nghiên cứu rất cao.

Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Bích tại BVPSTƯ năm 2007, tỷ lệ thiếu máu là 35,5%. Mặc dù nghiên cứu này cũng tiến hành ở Hà nội nhưng đối tượng nghiên cứu ở đây là tất cả PNCT ở nhiều vùng miền trong cả nước đến khám chứ không chỉ riêng ở Hà nội. Vì vậy mà tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu này còn khá cao.

Có thể thấy, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT giữa các nghiên cứu khác nhau còn phụ thuộc vào thời điểm nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu.

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy rằng, theo thời gian, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT có xu hướng giảm qua các nghiên cứu. Trong những nghiên cứu được tiến hành vào thập niên 90 và đầu thế kỷ 21, khi bối cảnh của nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện tinh thần, vật chất, phương tiện truyền thông đại chúng cũng như chế độ dinh dưỡng của PNCT không đầy đủ, đã góp phần tăng cao tình trạng thiếu máu. Phần lớn nguyên nhân gây thiếu máu ở PNCT là do thiếu sắt, một yếu tố vi lượng quan trọng được bổ sung thông qua bữa ăn hàng ngày. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đã tương đối đi vào ổn định. Người dân, nhất là phụ nữ có thai, đã được tiếp cận với nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại thì tỷ lệ thiếu máu đã có phần giảm đi khá nhiều, đặc biệt ở Hà nội.

Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh tiến hành năm 2008 là 17,5%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013 (Trang 67 - 70)