2. 11 Xử lý số liệu 32
4.3.2. Phân loại thiếu máu dựa trên đặc điểm hồng cầu
Từ kết quả bảng 3.11 cho thấy
Trong nhóm PNCT thiếu máu trong nghiên cứu thì loại thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (67,1%), thiếu máu hồng cầu bình thường chiếm 25%; có 7,2% thiếu máu bình sắc hồng cầu nhỏ và có 1 trường hợp thiếu máu bình sắc hồng cầu to (0,7)%.
Và cũng trong bảng 3.15, cho thấy, phân bố thiếu máu kích thước hồng cầu không đều (RDW > 15%) chiếm tỷ lệ cao 69,1%, có 30,9% là thiếu máu kích thước hồng cầu đều (RDW < 15%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy PNCT có thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ chiếm tỷ lệ cao, đa số hồng cầu có kích thước không đều. Trong các tài liệu y văn đã ghi nhận nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ là do thiếu sắt, rối loạn tổng hợp globin (bệnh thalassemie), thiếu máu trong một số bệnh mãn tính, ngộ độc, … Trong đó thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp ở PNCT.
Ngoài ra có một tỷ lệ nhỏ thiếu máu hồng cầu to. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu acid folic hoặc vitamin B12.
Các kết quả trên cũng phù hợp với dự đoán ban đầu của chúng tôi. Đó là thiếu máu ở PNCT chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Và như phần trên chúng tôi đã trình bày, thiếu máu thiếu sắt ở PNCT trong nhóm thiếu máu có 79,6%, còn lại 20,4% là thiếu máu do nguyên nhân khác. Chúng tôi cho rằng, các PNCT trong nghiên cứu của chúng tôi có thiếu máu bình sắc, hồng cầu bình thường có thể là do thiếu máu sinh lý. Nguyên nhân là trong thời kỳ mang thai, máu của PNCT bị pha loãng do lượng huyết tương tăng nhiều hơn so với hồng cầu nhằm làm giảm độ nhớt của máu, đảm bảo cho sự lưu thông tuần hoàn tử cung – rau được dễ dàng. Cuối thai kỳ, thể tích huyết tương có thể tăng trên 40%, trong khi thể tích hồng cầu chỉ tăng hơn 24% [5]. Nhưng để có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân thiếu máu trong nhóm TMKTS còn phải dựa vào lâm sàng và nhiều xét nghiệm huyết học, hóa sinh khác. Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn.