Tổ chức sản xuất nghề đúc

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 52 - 55)

Nghề đúc do Đức Khổng Minh Không truyền được các thế hệ người làng Tống Xá tiếp thu, phát triển, duy trì đến ngày hơm nay; mang lại cuộc sống ổn định và sung túc cho người làng.

2.3.1. Phân công lao động

Cũng như ở nhiều làng nghề thủ công trong cả nước khác, việc tổ chức sản xuất của nghề đúc ở Tống Xá chủ yếu theo hình thức hộ gia đình. Mỗi gia đình là một lị đúc, một xưởng sản xuất riêng, tự quản tồn bộ về cơng nghệ, lo đầu vào nguyên liệu và đầu ra cho sản phẩm.

Trước năm 1945, nghề đúc chủ yếu dùng lao động thủ công và kỹ thuật cơ bắp, tức dựa vào sức của đôi bàn tay người thợ. Vào những ngày đúc, người thợ thường xuyên phải tiếp xúc với bụi và khí độc, nhiệt độ khi đúc lên tới hơn 1000 độ C mồ hơi nhễ nhại, thân hình lem luốc than đen, nóng như cháy da, cháy thịt, lao động quần quật suốt ngày. Do đó các cơng đoạn của nghề đúc chủ yếu sử dụng sức lao động của nam giới, phụ nữ chỉ tham gia một số công đoạn nghề.

Công việc cho các thành viên trong gia đình hoặc trong xưởng trong quy trình sản xuất tùy theo khả năng của từng người. Việc đúc yêu cầu sức khỏe, sức bền, sự khéo léo của đôi bàn tay vì thế người đóng vai trị quan trọng trong các công đoạn của quy trình làm ra sản phẩm đúc là người cha, người anh đảm nhiệm vai trò như người “thợ cả”.

Các khâu “vất vả” như nung khuôn, nấu và rót nguyên liệu thường là do nam giới, chủ yếu là thanh niên trẻ khỏe và trung niên đảm nhận.

Các khâu tạo mẫu, làm nguội là khâu yêu cầu sự tỷ mỷ, chính xác cao thường là do các nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm tính lũy đảm nhiệm. Sản phẩm đẹp hay không là phụ thuộc rất nhiều vào hai khâu này.

Phụ nữ có thể tham gia một số việc trong khâu làm khuôn như nhào đất, chuẩn bị nguyên liệu.

Để tạo ra một sản phẩm đúc đẹp, tất cả các cơng đoạn đều u cầu tính chính xác và tỷ mỷ cao. Và đặc biệt rất cần sức khỏe, người thợ đúc phải làm việc hàng ngày hàng giờ dưới nhiệt độ cao. Công việc nghề đúc vồ cùng vất vả. Có thể tóm tắt cơng đoạn làm ra sản phẩm đúc của các thành viên trong gia đình, trong xưởng ở

Bảng 5.

Bảng 5: Phân công lao động trong nghề đúc

TT Cơng đoạn Tính theo giới tính Theo lớp tuối

Nam Nữ

1 Thu mua nguyên liệu x x Người lớn

2 Tạo mẫu x o Người lớn, người già 3 Làm khuôn x x Người lớn, người già 4 Nung khuôn x o Thanh niên, trung niên 5 Nấu và rót nguyên liệu x o Thanh niên, trung niên 6 Làm nguội x o Người lớn, người già

2.3.2. Tổ chức sản xuất

Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, nghề đúc làng Tống Xá có cách tổ

chức sản xuất khác nhau.

Cho đến những sau hịa bình, hầu hết các gia đình sống chủ yếu bằng nghề nơng nghiệp; chỉ có một số nhà được quyền mở lị đúc. Theo lời kể của các nghệ nhân, trước năm 1945, làng Tống Xá có 14 gia đình làm nghề đúc có thể kể một số gia đình như sau:

- Xóm Đình có gia đình các ơng: Nguyễn Văn Thang, Nguyễn Văn Bịt, Nguyễn Văn Quế, Nguyễn Văn Đạc, Nguyễn Hữu Tháp...

- Xóm Giữa có gia đình các ơng: Dương Dãn Lâm, Dương Doãn Thị, Nguyễn Quang Phường, Nguyễn Quang Tịng...

- Xóm Cừ có gia đình các ơng: Dương Dỗn Phan, Dương Dỗn ích, Dương Dỗn Xuất...

Mười bốn hộ gia đình bầu ra một trùm phường, theo truyền thốnng từ xưa, là một chủ lị người họ Dương, có trình độ tay nghề cao và có uy tín. Trùm phường chịu trách nhiệm về việc sản xuất của tồn phường, đảm nhiệm cơng việc với tâm huyết nghề nghiệp và vinh dự nghề nghiệp là chính, khơng có quyền lợi, chế độ thù lao riêng.

Vì là xưởng làm nghề kết hợp cửa hàng ngay tại nhà nên vấn đề chữ "tín" trong chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Các chủ xưởng - cửa hàng thường kén chọn những người có tay nghề cao đến làm, hoặc mua hàng có chất lượng cao của những người làm ăn có uy tín về để bán.

Tính cộng đồng trong sản xuất, nhằm điều hòa quyền lợi chung, bảo đảm quyền lợi cho mỗi lò đúc thời kỳ này được thể hiện khá cao. Ông trùm là người điều hành các công việc từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ông trùm ấn định số ngày đúc hàng tháng; giờ làm việc trong ngày cho các lò: buổi sáng bắt đầu từ 5 giờ - khi có kẻng của làng, các lò đúc nổi lửa và đến 7 giờ tối phải tắt - khi ơng trùm gõ kẻng các lị đồng loạt tắt lửa.

Do sản phẩm của nghề đúc Tống Xá trước đây chủ yếu là lưỡi và diệp cày nên việc làm nghề phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể là vào công đoạn cày đất. Chất đất trên các xứ đồng của mỗi làng cũng rất khác nhau : chỉ các loại đất ”cứng” (đất có nhiều sỏi, đất gan gà...) mới phải cày hai lần (cày vỡ và cày lại); song với các loại đất ”mềm” chỉ cần một lần cày đầu (cày vỡ) là đủ. Điều đó cũng có nghĩa là, thời gian làm các cơng việc của nghề đúc nói chung và để phục vụ sản xuất nơng nghiệp nói riêng rất ngắn. Mỗi năm thường có 2 kỳ cày đất cho hai vụ, gắn với việc sản xuất lưỡi diệp cày, trong khoảng 2 tháng. Để có diệp - lưỡi cày bán cho các làng cày ruộng cho vụ mùa (từ tháng Ba đến đầu tháng Năm), người Tống Xá phải đúc trước đó một - hai tháng, vào các tháng Hai và Ba; còn vào vụ

chiêm đúc (làm đất vào tháng Chín và tháng Mười), phải đúc lưỡi diệp cày vào tháng Bảy và tháng Tám.

Thông thường, trong các tháng sản xuất lưỡi - diệp cày, một tháng mỗi lị được ơng trùm quy định đúc khoảng 3 ngày. Nếu lị nào có thêm thị trường tiêu thụ, cần làm thêm sản phẩm, ông trùm sẽ xem xét cho các lị đó đúc thêm một ngày nữa. Chủ lò đúc phải nộp một khoản lệ phí vào quỹ chung của làng. Số tiền này chủ yếu được sử dụng để tổ chức tế lễ và tu bổ chùa chiền.

Khi các xưởng tự thơng qua những người bn đi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ về nói với ơng trùm để “mua ngọn cày”; tức được làng công nhận địa bàn đấy là nơi tiêu thụ của xưởng đó. Các xưởng khác khơng có quyền được tới khu vực đó để bán hàng. Tiền bán “ngọn cày” sẽ được sung quỹ làng để tổ chức hội hè. Ngay từ thời gian đầu, tính tổ chức làng nghề đúc rất cao.

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)