Một trong những đặc điểm nổi bật của làng xã ngày nay là khơng cịn được tồn quyền đối với các cơng việc của cộng đồng, mà có sự quản lý, điều chỉnh của Nhà nước. Ngược lại, Nhà nước cũng khơng cịn “để mặc” cho các làng xã phát triển tự phát, mà phải hỗ trợ, giúp đỡ các cộng đồng đó, nhất là với các làng nghề. Với ý nghĩa trên, chúng tôi khuyến nghị Nhà nước các cấp và các ngành có liên quan hỗ trợ, giúp đỡ xã Yên Xá nói chung, làng Tống Xá nói riêng một số mặt sau: Thứ nhất, quy hoạch, xây dựng thêm khu sản xuất làng nghề nhằm tách công việc làm nghề xa hơn khỏi khu dân cư, giảm bớt tình trạng ơ nhiễm, bảo đảm an toàn lao động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sức khỏe của con người, chống cháy nổ trong khu dân cư, có nơi giới thiệu sản phẩm và xây dựng thị trường trao đổi tập trung.
Thứ hai, xây dựng hệ thống xử lý phế thải, nước thải sản xuất và rác thải, nước thải sinh hoạt nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường. Công việc này không thể để mặc cho các làng nghề, vì nó đã q tầm với và khả năng giải quyết không chỉ đối với mỗi cộng đồng làng xã mà cả với cấp huyện, cả về mặt kinh phí cũng như mặt kỹ thuật; khi mà quy mô dân số của mỗi làng ngày nay đã gấp ba lần trước Cách mạng Tháng Tám, khi mà nhiều nghề đã sử dụng những nguyên vật liệu mới, kỹ thuật mới, thải ra một lượng lớn phế liệu (cả ở dạng lỏng, rắn và dạng hơi) rất lớn và độc hại.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu cho sản phẩm đúc Tống Xá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là khâu quan trọng nhất của bất cứ nghề thủ cơng nào. Giải quyết được vấn đề này ngồi sự nỗ lực, năng động
của các chủ sản xuất và tiêu thụ lớn, cần phải có sự giúp sức, sự “vào cuộc” thật sự của ngành công nghiệp, thương mại huyện ý Yên, của UBND xã Yên Xá.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm cho thấy, vai trị của các ơng chủ cực kỳ quan trọng. Họ quyết định phần lớn khả năng tiêu thụ sản phẩm của một làng nghề nên cần khuyến khích, tạo các điều kiện để có thêm nhiều ơng chủ mới có kinh nghiệm được đào tạo là người làng, vì dễ tạo ra độ tin cậy lẫn nhau và có sự ràng buộc về mặt tình cảm xóm làng, huyết thống, ngồi ràng buộc về pháp lý. Nếu khơng có các ơng chủ này, người sản xuất phải “bám” vào các ông chủ các làng khác, dễ bị bắt chẹt. Với gần 100 công ty, doanh nghiệp đã đi vào làm ăn ổn định hàng chục năm gần đây, Tống Xá với có ưu thế là đã tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình. Các ơng chủ cần đầu tư học hỏi thêm nhiều kỹ năng để có thể kinh doanh thuận lợi, tạo ra thương hiệu cho mình để việc tiêu thụ sản phẩm sẽ được mở ra thuận lợi.
Một hướng quảng bá khác là gắn các sản phẩm nghề đúc với phát triển du lịch (du lịch làng nghề). Làng Tống Xá chỉ cách Hà Nội 100 cây số, nằm trong cụm
các làng nghề nổi tiếng (như làng gỗ La Xuyên, làng sơn quang Cát Đằng...) và các làng này đều có một hệ thống di tích lịch sử văn hóa, tiện lợi về giao thơng. Cách làng khơng xa là Phủ Dày, chợ Viềng, đền Trần, chùa Phổ Minh, Bích Động, chùa Bái Đính, khu du lịch Tràng An… Đây cơ sở để hình thành một tuyến du lịch làng nghề gắn với du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Điều này cần có sự phối hợp, ủng hộ của các ngành: cơng thương nghiệp, văn hóa - thể thao - du lịch tỉnh Nam Định cũng như của huyện ý Yên.
Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ với lớp nghệ nhân cao tuổi. Lớp nghệ nhân cao tuổi ở làng Tống Xá ngày càng ít đi do quy luật của tự nhiên, nhiều người trong số họ đã ra đi đem theo cả kinh nghiệm quý báu và những kỹ năng kỹ xảo nghề. Nếu khơng có được những đãi ngộ thỏa đáng để cho lớp nghệ nhân này
tâm huyết truyền lại những kinh nghiệm kỹ thuật cho lớp trẻ gắn bó với nghề thì khơng bao lâu nữa, những bí quyết đó sẽ mất.
Từ nhiều năm nay, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho những người có trình độ tay nghề thủ cơng cao, tạo ra được những sản phẩm có giá trị. Tuy nhiên, danh hiệu này lại chưa đến được với những người thợ lành nghề của làng Tống Xá. Hội Văn nghệ dân gian cũng như UBND tỉnh Nam Định cần phối hợp tổ chức xét duyệt, cơng nhận danh hiệu này và có thêm những động viên vật chất cho họ, hỗ trợ họ mở các lớp dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lớp trẻ.
Cùng với việc tôn vinh các nghệ nhân, vấn đề đào tạo đội ngũ thợ lành nghề là một địi hỏi mang tính cấp bách ngay từ bây giờ đối với làng Tống Xá. Trên thực tế, việc học nghề và truyền nghề ở làng từ trước đến nay phổ biến là mơ hình đào tạo theo gia đình “cha truyền con nối”. Phương pháp này có những mặt mạnh là đào tạo được những người thợ giỏi, tài hoa, nhưng nó cũng cịn những mặt hạn chế là về kỹ thuật và bí quyết nghề khơng được phát triển rộng rãi, không đào tạo được đội ngũ thợ lành nghề một cách đông đảo. Mặt khác bản thân những người được truyền nghề cũng không được đào tạo một cách cơ bản toàn diện các kiến thức về kinh tế - xã hội... để người thợ có thể giải quyết được những khó khăn trong sản xuất kinh doanh trước tác động của cơ chế thị trường.
Thứ năm, tăng cường theo dõi và quản lý nhà nước với làng nghề.
Thời phong kiến, Nhà nước khơng có cơ quan chun mơn theo dõi và quản lý các làng nghề, chỉ có các chức dịch thay mặt chính quyền phong kiến cấp huyện thu thuế đối với các hộ làm nghề, nên làng nghề phát triển tự phát.
Trong những năm đầu sau hịa bình lập lại, việc quản lý các làng nghề cũng giống như thời phong kiến. Trong thời kỳ hợp tác hóa, Nhà nước mới bước đầu
quản lý các làng nghề bằng việc ký kết các hợp đồng sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, các nhu yếu phẩm và bao tiêu, đối lưu sản phẩm.
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, các làng nghề tự “bươn chải”. Trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp là cơ quan theo dõi chuyên ngành. Tuy nhiên, các cơ quan này chỉ có một - hai cán bộ kiêm nhiệm việc theo dõi các làng nghề, chủ yếu phụ giúp cho việc thu thuế. Các bộ xã lúc đầu rất hăng hái với các làng nghề nhưng sau đó cũng khơng cịn thiết tha, mặn mà vì rất vất vả và bận rộn do yêu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhưng hầu như khơng có phụ cấp.
Trước đây, khi còn các tổ hợp hay cơ sở sản xuất, xã còn được hưởng 100 % lệ phí. Khi các cơ sở sản xuất này chuyển thành doanh nghiệp hay cơng ty, phần lệ phí này khơng còn, được thay bằng điều tiết trở lại 40% thuế do các công ty, doanh nghiệp nộp. Từ 2006 đến nay, xã khơng được hưởng số tiền thuế này. Đó cũng là một trong những lý do để giải thích vì sao tại làng Tống Xá người ta gọi là làng giàu mà xã nghèo .
Vì vậy, chúng tơi khuyến nghị hai điểm với những xã có nhiều ngành nghề như Yên Xá:
- Điều tiết lại cho xã và làng nghề một số phần trăm tiền thuế mà các doanh nghiệp, công ty nộp để phục vụ cho việc cán bộ xã theo dõi làng nghề và giải quyết các công việc thiết yếu liên quan đến làng nghề.
- Cần cử ra một cán bộ chuyên trách theo dõi nghề và làng nghề để phát hiện những nhân tố mới, những mặt tích cực, cả những mặt bất cập đang nổi lên trong các làng nghề để có biện pháp xử lý. Cán bộ này được hưởng phụ cấp từ ngân sách xã và từ tiền thuế của xã được điều tiết.