Đặc trưng sản phẩm đúc làng Tống Xá

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 55 - 61)

Có thể phân sản phẩm truyền thống của nghề đúc làng Tống Xá thành các loại sau :

- Sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp (các đồ nông cụ), chủ yếu gồm lưỡi cày và diệp cày; ngoài ra cịn có cuốc xẻng, mai, thuổng. Các loại nơng cụ này nhìn bề ngồi là những sản phẩm thô, không thể hiện được giá trị văn hóa, tính thẩm mỹ của chúng. Song trên thực tế, người thợ đúc Tống Xá vẫn tạo ra “phong cách” riêng cho các sản phẩm đó. Chẳng hạn, với đất nhẹ, phải đúc lưỡi cày to để cắt đất được nhiều, mảng đất được xới lên to “bản”, nếu đất cần làm “nỏ” thì diện tích đất được cày lên nhận được nhiều ánh nắng mặt trời càng lớn, đất nhanh nỏ, khi cày, bừa rất dễ dàng. Ngược lại, nếu đất “nặng”, lưỡi cày lại phải nhỏ, thanh thoát, để cắt đất được dễ dàng, đỡ sức kéo của trâu, người cầm cày khơng phải “nặng tay” ghìm cày. Người thợ đúc Tống Xá cũng đúc rút kinh nghiệm khi cày sâu phải đúc lưỡi cong; cày nơng thì đúc lưỡi uốn; cày trên đất có nhiều cây cói

hoặc cây năn, lác, phải đúc lưỡi có “ria” để ria này cắt và xén rễ ăn sâu trong lớp đất màu được dễ dàng.

- Các sản phẩm phục vụ đời sống thường ngày của gia đình (gia cụ), gồm các loại nồi (hay niêu), từ các loại nồi cỡ nhỏ nhất, như niêu mốt (nấu cho một người

ăn, thường hết một bơ gạo, khoảng 0, 25 kg, đường kính đáy chỉ 10 cm), nồi hai (nấu cho hai người ăn), nồi ba (ba người ăn, đường kính đáy là 30 cm); cho đến nồi ba mươi để nấu bánh chưng (được 10 cái). Song, nét riêng biệt của sản phẩm đúc Tống Xá là làm ra các nồi cao “cổ”, tạo ra sự thanh thoát cho các nồi, không thấp cổ như sản phẩm ở các nơi khác.

- Các sản phẩm phục vụ thờ cúng, như đỉnh đồng, bát hương, đài nến; đến chuông, khánh ... Mỗi loại sản phẩm này, người thợ đúc Tống Xá cố gắng tạo ra những nét riêng, rất dễ phân biệt với sản phẩm cùng loại của các làng nghề khác. Có thể nêu một vài ví dụ :

+ Chiếc đỉnh của Tống Xá có tai thăng bằng (đỉnh của các nơi có tai vểnh). Con nghê trên nắp đỉnh hơi gầy, dáng thanh thốt, nhìn vào như thấy nghê như liếc xuống, ngước lên; trong khi nghê của làng Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội) thường nhìn thẳng.

+ Bát hương thờ: nét nổi bật là người thợ Tống Xá đúc hoa văn thời Lý, nhất là con rồng có các chi rất rõ và bay bướm; thợ các làng đúc khác không thể làm được.

+ Đài nến của Tống Xá có dáng thanh thốt, đẹp, song quan trọng nhất là có màu xám đồng, vì lượng đồng ngun chất nhiều, để lâu không bị đổi màu; trong khi đài nến của các phường đúc ở Huế vì pha chì nhiều nên phải đánh bóng, khi chưa dùng thì có màu vàng, sau một thời gian dễ bị ố, mặt bị sủi xanh.

+ Đặc biệt là chuông : người thợ Tống Xá đúc những quả chng cho các chùa có dáng thanh thốt, song quan trọng nhất là phải pha đủ độ thiếc, để tạo ra tiếng chuông ngân dài, vang xa sau khi ngừng đánh chuông (chuông các nơi khác

tỷ lệ thiếc thấp). Tại chùa làng, trước đây có quả chng rất lớn, kêu to, ngân xa. Chng này được sánh với các sản vật, những nét riêng độc đáo của các làng trong vùng, thể hiện qua bài ca :

Nhất chuông chùa Tống Nhất trống chùa Già Nhất ma chùa Tượng Nhất tượng chùa Gôi Thiên lôi chùa Bùng

Anh hùng Xuất Cốc Thợ mộc La Xuyên Đóng thuyền làng Hối

Đóng cố Cao Đường Đi lường Vạn Điểm Hiểm nhất thơn Nhì Đi quỳ làng Liêu (2 *).

Giá trị văn hóa

Cùng với sự ra đời và phát triển của các ngành nghề trong cả nước, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và ngành đúc Tống Xá nói riêng trong nhiều năm gần đây đã có bước phát triển rất khả quan và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, nhất là người nông dân trong thời gian nơng nhàn.

Nghề đúc ở Tống Xá có những biểu hiện giá trị văn hóa khá tiêu biểu.

Nét văn hóa đầu tiên của nghề đúc Tống Xá là sự gắn bó với các lễ hội có nhiều nội dung khác nhau như lễ hội được mùa, lễ hội đón xuân. Tại Tống Xá, có các lễ hội như lễ hội tôn sùng ông tổ làng nghề vào ngày giỗ nhằm mục đích ban đầu là tơn vinh người đã sáng lập nghề của làng và truyền nghề cho dân làng, lễ hội

tứ vị Thành hoàng sau nay đuợc nhập chung vào với lễ hội của đình Thánh Tổ. Lễ hội này đương nhiên là một nét sinh hoạt văn hóa gắn với kế sinh nhai của dân làng trong nhiều thế kỷ. Các sản phẩm được sử dụng trong đình chùa nơi diễn ra lễ hội như chuông, tượng, khánh.. luôn luôn là sản phẩm đúc của Tống Xá các sản phẩm do chính tay mình làm ra được sử dụng tại nơi linh thiêng đã tạo nguồn cảm hứng cho cộng đồng dân cư trong ngày hội. Các sản phẩm đúc chẳng những có mặt trong đình làng, mà cịn mở rộng sự hiện diện của mình trong các đình, đền, phủ của thành Nam như phủ Dày, đền Sòng,... và khắp mọi miền quê đất nước.

Sản phẩm của nghề đúc cịn là các cơng cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như nồi, xoong, mâm, chầu, cuốc xẻng. Những sản phẩm này trong nhiều thế kỷ, đã gắn bó với cuộc sống của người Việt, đáp ứng được ba trong số những yêu cầu cơ bản trong đó có các sản phẩm phục vụ sản nơng nghiệp tạo nên văn minh lúa nước có từ ngàn đời nay, tạo nền tảng cho sự phát triển về sau.

Các sản phẩm nghề đúc, ít nhiều, cũng được coi như những dấu ấn văn hoá mang sắc màu Việt Nam trong đời sống. Trước hết, ở chừng mực nào đấy, các sản phẩm đúc làm cho môi trường khơng gian vật thể của đời sống văn hóa có những nét riêng. Người Việt rất coi trọng việc thờ tự (các vị thánh, các mẫu, các thần, Phật...). Vào ngơi đình, chùa, đền, miếu, quán..., ta cảm nhận ra ngay chất Việt ở không gian và kiến trúc. Trong các cơng trình kiến trúc đó, chúng ta nhận thấy ngay các pho tượng, chuông, khánh, các đồ thờ tự đều được đúc thủ cơng. Sản phẩm đúc đã góp phần gia tăng chất Việt trong đời sống văn hoá Việt Nam. Chất Việt ấy luôn thường trực trong tâm thức của người Việt Nam.

Tại các vùng quê, trong những ngôi nhà (chủ yếu của tầng lớp trung lưu trước đây trong xã hội), bên cạnh các đồ gỗ, sập gụ, tủ thờ, tràng kỷ, các chậu cảnh, các bình gốm men xanh đựng nước uống..., trong không gian của các ngôi nhà dốc mái, ánh sáng nhập vào mờ ảo, cịn có những đồ trang trí là các pho tượng đồng được bày trong tủ chè, trên bàn tiếp khách ở gian giữa (thường là bộ tràng kỷ). Các sản phẩm được trưng bày thể hiện nét gia phong, một vẻ đẹp đượm màu sắc êm ả,

ấm cúng, ẩn giấu những ước mơ nho nhỏ về sự bình yên của làng quê Việt Nam. Nét đẹp này đầy chất nhân văn.

Ngày nay, những sản phẩm đúc Tống Xá vẫn được sử dụng trang trí trong các gia đình người Việt. Những bức tranh được đúc bằng đồng có màu vàng được treo trên khung nền màu đỏ trưng bày trong phịng khách ít nhiều đã tạo ra một không gian thẩm mỹ đậm đà bản sắc dân tộc. Xét về thời gian hay trong một không gian cụ thể của một địa phương, và trong những lĩnh vực sáng tạo của nghệ thuật, thì các sản phẩm đúc Tống Xá, từ hình dáng đến các hình thức trang trí của nó, đã thực sự là một nguồn bổ sung để thấy sự phong phú về nghệ thuật.

Người ta thường nói người Việt Nam cần cù và sáng tạo. Các sản phẩm đúc Tống Xá chính là một trong những điều minh chứng đó. Nếu so sánh với các sản phẩm đúc của các làng nghề khác như Ngũ Xá (Hà Nội); Đại Bái (Bắc Ninh), Phước Kiều (Quảng Nam)..., thì các sản phẩm đúc Tống Xá có những đặc trưng rất riêng. Các sản phẩm đúc của làng yêu cầu rất cao về kỹ thuật và thẩm mỹ. Thông thường các nghệ nhân phải in sao các họa tiết, hoa văn từ bản vẽ gốc, sau đó dán lên mặt vật đã đúc. Lấy chạm tỉa các đường nét hoa văn theo bản sao đã dán, rồi dùng dây để khảm vào các đường nét đã chạm. Tùy theo yêu cầu mà có thể chạm bằng dây vàng, dây bạc hay dây dồng đỏ, dây đồng vàng. Một số chi tiết cần phải xuống mầu để làm nổi nguyên mầu của kim loại đã đúc nên nó, nếu muốn có những mầu sáng và sang thì phải gọt nền đồng đi rồi khảm vào đó tấm bạc lá hoặc vàng lá. Muốn sản phẩm đúc phong phú màu sắc cần phải có kỹ thuật và bí quyết nghề riêng của làng.

ở một góc cạnh khác, nét văn hóa làng nghề Tống Xá cũng được biểu lộ thật đậm đà. Khi ta có dịp về làng Tống Xá, được các cụ già kể lại cho nghe, vào mùa sản xuất, khung cảnh làng thật nhộn nhịp. Người ta thấy trên khuôn mặt đậm mồ hồi của những người thợ thủ công ngời lên nét hào hứng của lao động sáng tạo. Họ cần cù,

nhẫn nại làm các vật phẩm thủ công mỹ nghệ, không phải chỉ để bán, mà còn làm với sự chú tâm để tạo nên cái gì như của riêng mình (như ngày nay người ta gọi là sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật).

Làng Tống Xá có một truyền thống dạy nghề và truyền nghề cho con em trong làng. Những nghệ nhân cao tuổi và xưởng hướng dẫn con trẻ học làm khuôn, làm nguội sản phẩm. Và ngày nay, bên cạnh sự quan tâm phát triển nghề, người làng còn rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người, chăm lo giáo dục con trẻ. Bây giờ trong làng có một cơ sở mẫu giáo nuôi dạy các cháu từ 1 đến 5 tuổi. Cơ sở vẫn được hỗ trợ kinh phí từ huyện, các cơ giáo vẫn có lương hàng tháng. Tại xã có các trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Chúng tôi khảo sát và được biết các nhà làm nghề gần như khơng có con em thất học. Đến mùa nghỉ hè, các cháu cũng khơng phải phụ gia đình làm việc mà được ra trụ sở UBND xã sinh hoạt hè, học các lớp tập võ, học tiếng Anh... Sinh hoạt này thường thấy ở làng, nhưng nó lại là một sinh hoạt có văn hóa ở tầm cao. Hiện tượng này, nếu được nhân lên ở các làng nghề có thể coi như một nét văn hóa đẹp.

Tại các làng nghề, con trẻ phải bỏ học sớm để phụ nghề. Các cháu đang ở tuổi đi học được chăm lo đầy đủ. Trong những năm 2008, 2009, 20010, 2011, làng rất tự hào vì có nhiều cháu đỗ đại học. Tồn xã n Xá có số sinh viên lên tới hàng trăm em.

So với các làng quê thuần nông khác, ở Tống Xá, nhờ có nghề, đời sống kinh tế của người dân có khá giả hơn. Người dân đã có điều kiện để chăm lo tu sửa các di tích văn hóa. Các ngơi đình, đền, chùa của Tống Xá đều được đặt trong một không gian mà cảnh sắc của chúng đã tạo nên cho làng những bức tranh thiên nhiên và văn hóa đẹp.

Thế kỷ XVI nhà Nguyễn vào miền Nam đã mang theo một số nghệ nhân đúc, từ đó hình thành nên nhiều phường đúc, trong đó nổi tiếng là phường Dương Xuân, thành phố Huế; phường đúc Phước Kiều ở Quảng Nam, đã đúc được nhiều

bức tượng, chuông nặng vài chục tấn với chất lượng cao thờ cúng tại các di tích lịch sử của thành phố Huế.

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)