Tính cách, ý thức và tâm lý nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 67 - 69)

2.6.1. Tính cách thợ đúc làng Tống Xá

Nghề đúc sử dụng sức lao động chủ yếu là của nam giới. Để tạo ra được một sản phẩm đúc hoàn thiện từ những vật phẩm tưởng như là phế liệu đồng nát, sắt vụn người thợ đúc phải đổ mồ hôi sôi nước mắt. Con em làng Tống Xá lớn lên từ những giọt mồ hơi của ơng của cha chính vì thế trẻ con làng Tống Xá rất chăm chỉ, ngoan ngoãn. Nghề đúc rèn luyện cho con cháu làng Tống Xá tính chịu thương, chịu khó, cần cù tiết kiệm.

Người làng Tống Xá ln có ý thức học hỏi nhằm nâng cao kiến thức. Nghề đúc rất vất vả do đó người dân ln có ý thức tìm tịi cải tiến cơng nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Các cụ ngày xưa chỉ truyền dạy đúc bằng lị thủ cơng các sản phẩm như lưỡi cày, nồi niêu xoong chảo, sử dụng khuôn bằng tay. Người Tống Xá lên làng Đại Bái (Bắc Ninh) để học đúc khuôn cát, ra Hải Phịng học đúc khn dẻo. Cho đến ngày nay, người làng Tống Xá biết cải tiến công nghệ sử dụng sức người ít đi tạo ra các sản phẩm phong phú hơn.

Ngồi thời gian làm nơng nghiệp, dân làng Tống Xá đi làm nghề bưng trống hoặc đi làm dịch vụ cho nghề đúc. Các chợ quanh vùng đều có người làng Tống Xá đến bn bán. Họ có thể đi làm ăn trong một vài tuần hoặc một vài tháng. Có người làm ăn phát đạt, có người khơng gặp vận may nhưng họ vẫn không bỏ nghề. Đa số người dân xóm Đình, xóm Đà, xóm Đương, từ ngày xa xưa đã có cuộc sống nay đây, mai đó để kiếm sống, như câu ca dao các cụ làng Tống Xá còn lưu truyền cho đến ngày nay:

Xóm Đình, xóm Đá, xóm Đương, Trong ba xóm ấy đi sương về mù.

Dân làng Tống Xá khơng chịu sống gị bó quanh lũy tre làng, mà ln mong muốn được đi đây đó khắp vùng của đất nước. Cũng chính tính chất làng nghề, nên

người dân Tống Xá ln nay đây mai đó. Nơi nào thuận lợi là họ “đỗ lại” để lấy vợ, làm nghề và lập thành “tổ” của một chi nhánh cùa dòng họ.

Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, làng có hàng trăm gia đình với khoảng 600 đến 700 người của các dòng họ đang sinh sống tại các vùng khác nhau trong cả nước; không chỉ ở các đô thị (thị xã, thành phố) đồng bằng mà còn ở nhiều vùng miền núi, như Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Ngun, Lạng Sơn, Hịa Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai - Kon Tum và nhiều tỉnh thành phía Nam.

2.6.2. ý thức và tâm lý nghề nghiệp

Trong tâm thức của người Tống Xá, từ bao đời nay, làm đúc là nghề của họ. Mặc dù vất vả, nhưng người Tống Xá rất tự hào và yêu nghề đúc của mình. Dưới con mắt của dân các làng khơng làm nghề đúc thì thợ đúc Tống Xá là “dân giàu”. Đặc biệt, con gái các làng nông nghiệp rất “mê” các anh con trai thợ đúc Tống Xá.

Trời mưa cho ướt lá trầu,

Lấy chồng thợ đúc không giàu cũng vui.

Đối với họ, những anh thợ đúc mạnh khỏe, chăm chỉ, chất phác “lắm tiền” là “mẫu hình” về một tấm chồng tương lai. Có lẽ, vì sự tưởng tượng đó mà có thực tế là con gái các làng khác đến lấy chồng làng Tống Xá rất nhiều.

Tuyệt đại đa số những người thợ đúc Tống Xá cũng khơng vì đó mà để có những việc làm đáng tiếc, để lại những điều tiếng xấu cho dân các làng mua sản phẩm của họ. Trái lại, một mặt, họ ln gìn giữ đạo đức nghề nghiệp, nhất là khi đi làm chng, đỉnh, lư hương cho các đình chùa, đền miếu: khơng làm dối làm ẩu, giữ đúng tư cách người thợ. Các sản phẩm được sản xuất ra phục vụ trong sinh hoạt hàng ngay được làm cẩn thận, tỷ mỷ lấy chất lượng sản phẩm và lấy chữ tín đặt lên hàng đầu. Đương nhiên, không phải người thợ nào và lúc nào cũng giữ được những phẩm chất, tư cách trên. Cũng có người vì mối lợi trước mắt mà đã có lúc làm dối, làm bừa.

Cũng như ở nhiều làng nghề khác, ở Tống Xá, việc giữ bí quyết nghề được người làm nghề coi trọng, cũng khá nghiêm ngặt như một số làng nghề khác. Đó là, khơng truyền nghề cho con gái, khơng chỉ vì nghề đúc yêu cầu cao về sức khỏe, mà cịn vì con gái sẽ mang bí quyết nghề về nhà chồng. Vì thế, trong các cơng đoạn nghề đúc, con gái tham gia sản xuất vài việc phụ bên ngồi, khơng liên quan gì đến kỹ thuật). Các nghệ nhân trong làng chỉ truyền nghề trong gia đình mình khơng truyền nghề cho người khác, dù là người trong làng. Những thủ thuật nghề được những người làm nghề bảo mật, thậm chí khơng nói chuyện với người lạ. Có lẽ điều này, qua bao đời, nghề đúc chỉ “nằm” trong sự độc quyền của một số ít hộ gia đình. Nếu trước Cách mạng Tháng Tám 1945, làng có 804 nhân khẩu, tương đương với 160 gia đình, thì con số 14 gia đình làm nghề đúc nêu trên thật khiêm tốn (chỉ bằng 9 %) đã nói lên tính nghiêm ngặt của việc giữ bí quyết và độc quyền nghề. Đương nhiên, việc một gia đình khi được truyền dạy có làm được nghề hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như vốn, khả năng thành thục về tay nghề, hay có “cái duyên” với nghề hay không ...

Chương 3

Thực trạng nghề đúc làng tống xá hiện nay và những vấn đề đặt ra

3.1. Nghề đúc Tống Xá từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước công cuộc đổi mới (1945 - 1986)

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)