Những biểu hiện thay đổi của nghề đúc Tống Xá

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 74 - 85)

3.2. Những thay đổi của nghề đúc Tống Xá hiện nay

3.2.1. Những biểu hiện thay đổi của nghề đúc Tống Xá

3.2.1.1. Những thay đổi về kỹ thuật

Các thay đổi này thể hiện ở sự xuất hiện các công nghệ mới, như công nghệ

làm khuôn đúc; công nghệ nấu luyện; công nghệ gia cơng, hồn thiện vật đúc (phơi đúc). Mỗi công nghệ địi hỏi các cơng cụ, nhiều cơng đoạn kỹ thuật rất phức tạp và

ngày càng được hiện đại hóa. Do khn khổ của chương, chúng tơi trình bày sự thay đổi này ở Phụ lục 2.

3.2. 1.2. Thay đổi về sản phẩm và thị trường

Do không ngừng cải tiến kỹ thuật, cộng với lịng say mê nghề nghiệp và trí thơng minh sẵn có, mà các nghệ nhân đúc ở Tống Xá đã đạt đến trình độ tinh xảo và điêu luyện trong từng chi tiết kỹ thuật từ khâu tạo khí đốt, nấu chảy, pha chế kim loại, tạo khuôn và mẫu mã. Kết quả là đã tạo ra nhiều mặt hàng sản phẩm đúc đa dạng, hồn chỉnh, phong phú và mn màu mn vẻ. Chia theo nguyên liệu được chế tạo kết hợp mục đích sử dụng, sản phẩm nghề đúc Tống Xá hiện nay có các loại :

Mặt hàng bằng nhơm

Ngồi các mặt hàng dân dụng như : nồi niêu, xoong chảo, mâm, chậu, ngày nay thợ đúc Tống Xá còn sản xuất được các dụng cụ cho ngành điện như: ghíp điện, buli tời và các chi tiết máy chịu lực, các pittông, các cánh quạt, các phụ kiện của một số máy cơng nghiệp.

Mặt hàng gang thép

Ngồi các mặt hàng đơn giản như : lưỡi cày, diệp cày, cuốc xẻng, nồi niêu xoong chảo, quả mìn, lựu đạn vv… ngày nay người thợ đúc Tống Xá đã sản xuất chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp như :

- Các máy đập, máy nghiền, hàm nghiền, côn nghiền, lu nghiền, răng gầu; các loại vành bánh răng nghiền xi măng.

- Các loại máy bơm, bầu quạt bơm, đường ống bơm dùng cho tuyển than và tuyển quặng.

- Các loại ruột gà, bánh xe gòong, cho sản xuất gạch tuy nen.

- Các loại ống gang, ống thép từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn.

- Các loại cột điện, cột đèn với các chiều cao khác nhau;

- Các cánh cửa đập chắn nước cho thủy điện;

- Các tang tời, chân vịt, mỏ neo tàu thủy….

Các mặt hàng trên rất đa dạng, hàng trăm chủng loại với mẫu mã khác nhau với khối lượng từ vài cân tới vài tấn.

Mặt hàng bằng đồng

Ngoài các mặt hàng đơn giản như: nồi, chậu, mâm, cịn sản xuất nhiều mặt hàng cơng nghiệp như:

- Các loại bạc biên, bạc lót cho ơtơ, tầu hỏa, tầu thủy;

- Các bầu quạt, cánh quạt, van, ổ trượt, trục vít, bánh vít;

Đặc biệt là các mặt hàng thờ cúng, kết hợp đồ mỹ nghệ cao cấp từ chỗ không được sản xuất hoặc chỉ chiếm số lượng ít thời phong kiến, rồi “biến mất” sau những năm hịa bình (do thờ cúng không được coi trọng, thậm chí bị coi là “mê tín dị đoan”), đến đây được dịp “bung ra”, rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, giải trí cho các tầng lớp cư dân như:

- Các loại lọ hoa, bát hương, lư hương, lục bình;

- Các con như: nghê, sư tử, ngựa, hổ, báo…

- Các bức đại tự, câu đối, hoành phi, khung ảnh khắc bằng chữ Hán;

- Các loại khánh, trống đồng, mặt trống đồng;

- Các vị tượng cả người hay bán thân như tượng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng các nhân vật có tên tuổi thời Tam Quốc như: Quan Công, Khổng Minh, Trương Phi, Triệu Tử Long; tượng các vị Phật Tổ Như Lai, Quan Âm Bồ Tát, Tam thế, Di lạc; Tượng các vị Vua Việt Nam… Tượng của Tống Xá đẹp nhờ khn, nên mỗi xưởng có người làm khuôn riêng.

Các sản phẩm trên, tùy từng chủng loại có trọng lượng từ vài kg tới vài tấn. Với quy mơ sản xuất mở rộng, trình độ cơng nghệ nâng lên, nhu cầu của nền kinh tế quốc dân ngày càng cao đã làm cho nghề đúc ở Tống Xá có một thị trường rộng lớn ở khắp mọi nơi trên đất nước, trên mọi lĩnh vực dân sinh, nông nghiệp và đặc biệt là công nghiệp. Đối tượng tiếp nhận sản phẩm đúc Tống Xá không đơn thuần là các gia đình nơng dân, mà cả các đơn vị kinh tế công nghiệp của nhà nước. Các sản phẩm công nghiệp to, dài nặng chắc, vững chãi với cấu hình đa dạng mang tính kỹ thuật cao của Tống Xá đã có mặt ở nhiều nhà máy lớn trên cả nước như:

- Các nhà máy xi măng: Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Chi Phong, Lào Cai, Hải Phòng, Bút Sơn, Hà Tiên…

- Các nhà máy điện: Hà Nội, Nam Định, Phả Lại, Ninh Bình, ng Bí, Thủy điện Yaly, thủy điện sơng Đà, thủy điện Hịa Bình, thủy điện Sơn La…

- Các nhà máy hóa chất: phân đạm Bắc Giang, apatit Lào Cai, supe phôtphat Lâm Thao, pin Văn Điển, hóa chất Việt Trì…

- Các nhà máy, xưởng đóng tàu.

- Các đoạn đầu xe lửa từ Hà Nội đến Sài Gòn.

- Các nhà máy gạch tuynen; các cơng trình giao thơng, thủy lợi, đường Hồ Chí Minh, các trục đường giao thông Bắc Nam;…

Với các sản phẩm mang tính nghệ thuật có đường nét mềm mại, hoa văn phong phú, giàu bản sác dân tộc đã có mặt ở nhiều đình chùa và các cơng trình văn hóa nghệ thuật, lễ nghi tôn giáo trên khắp đất nước.

3.1.2.3. Thay đổi về tổ chức sản xuất : sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp và Hiệp hội cơ khí đúc

Thời phong kiến, nghề đúc Tống Xá chỉ “nằm” trong tay, trong quyền kiểm sốt của 14 gia đình. Ngày nay nghề đã phát triển rộng khắp với cả những gia đình nơng dân trước kia chỉ quen với cày bừa, với gần 1000 người là lao động, thợ thuyền, nghệ nhân, tiếp thị và phục vụ. Khắp mọi miền của đất nước đều in dấu chân, bàn tay của người thợ và có sản phẩm đúc của Tống Xá. Sự phát triển của nghề đã làm hình thành những nét mới trong tổ chức sản xuất, mà tiêu biểu là sự hình thành các cơng ty, doanh nghiệp.

Hình thức này xuất hiện rất sớm ở làng Tống Xá. Năm 1991 nhà nước bắt đầu có luật cho mở cơng ty. Năm 1993 HTX Quyết Thắng chuyển đổi thành Công ty Quyết Thắng, hoạt động theo mơ hình quản lý tập thể. Nhiều nghệ nhân đúc khơng chịu “gị bó” của cách quản lý tập thể đã rút ra khỏi Cơng ty, hình thành các tổ hợp. Ban đầu các tổ hợp này năm rải rác trong làng nhưng do ô nhiễm môi trường, nên được chuyển ra xây dựng ở khu ruộng phía bên phải đường đi từ đình Đất đến Cổ Liêu. Do số lượng các tổ hợp ngày càng đông, nên cũng trong năm 1991, xã Yên Xá đã quy hoạch để các xưởng đúc tập trung về Cụm công nghiệp số 1. Năm 1994 một số tổ hợp bắt đầu đứng ra thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí đúc đó là các cơng ty như: Tân Long, Thành Công, Nam Việt. Các năm tiếp theo hàng loạt các công ty TNHH CKD ra đời như: Hải Yến, Phong Doanh...

Trong khi đó, Cơng ty Quyết Thắng làm ăn không hiệu quả đến năm 1996 phải giải thể, chấm dứt mơ hình nghề đúc theo cách quản lý tập thể.

Từ năm 2000, số lượng các công ty được thành lập ngày càng tăng, dẫn đến việc ra đời Cụm công nghiệp số 2 vào năm 2001, tại khu ruộng phía Nam đoạn đường từ đình Thánh Tổ lên thị trấn Lâm, đối diện với Cụm cơng nghiệp số 1, có diện tích là 2, 4 ha, trở thành Khu cơng nghiệp n Xá với diện tích 5,1 ha; là khu cơng nghiệp địa phương lớn nhất huyện ý yên.

Tính đến năm 2007, trên địa bàn xã Yên Xá có tới 60 cơng ty và doanh nghiệp cơ khí đúc được thành lập, gồm có các loại :

- Doanh nghiệp đã có lị đúc thép, trong đó một số doanh nghiệp lớn có tới 2 lị đúc thép như: Tiến Đạt, Hải Yến, Tồn Thắng, Chiến Thắng…Cơng ty Tiến Đạt ngồi chun mơn đúc truyền thống, cịn sử dụng máy cán thép để sản xuất ra thép cây, với các kích cỡ khác nhau phục vụ cho các cơng trình xâu dựng tại địa phương và các vùng lân cận.

- Doanh nghiệp đúc gang, đúc đồng, đúc nhôm, và làm các dịch vụ về nghề đúc.

- Doanh nghiệp chuyên về tiện, gia cơng cơ khí.

Ngồi các doanh nghiệp nói trên, cịn có hơn 10 gia đình cũng làm nghề đúc thép, đúc đồng, đúc nhơm như gia đình các ơng: Nguyễn Đức Cảnh, Dương Doãn Thắng, Dương Doãn Chiến, Dương Doãn Chiến, Dương Doãn Phong, Dương Doãn Giang, Dương Doãn Kế, Trần Thị Na.

Những gần đây, tổng doanh thu bình qn của các cơng ty ở Tống Xá không ngừng tăng, năm 2007 đạt tới 250 tỉ đồng, chiếm 97-98% tổng doanh thu của tồn xã. Với một làng q chỉ có 2400 người dân mà có tới hơn 60 doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương đã làm cho Yên Xá trở thành một trong những xã có nhiều doanh nghiệp nhất trong cả nước (Bảng 6).

Bảng 6 : Các công ty, doanh nghiệp cơ khí đúc ở Tống Xá

TT Tên doanh nghiệp

hoặc công ty Giám đốc Số lao động Doanh thu 2009 (tỷ đồng)

1 Cty CP CKĐ Cửu Long Nguyễn Văn Khanh 40 11.76 2 Cty TNHH Ngọc Hà Đỗ Văn Duyên 45 18.50 3 Cty TNHH Nam Ninh Nguyễn Văn Tình 45 15.75 4 Cty TNHH Tiến Đạt Nguyễn Quang Xiêm 40 18.50 5 Cty TNHH Chiến Thắng Dương Doãn Chiến 30 8.03 6 Cty TNHH Tân Long Đôc Văn Vy 42 12.70 7 DN TN Tân Phú Nguyễn Văn Thể 40 4.95 8 DN TN Phú Thịnh Nguyễn Văn Tuyên 31 11.50 9 Cty TNHH Xuân Phong Nguyễn Thanh Xuân 32 7.82 10 Cty TNHH Công Minh Nguyễn Văn Công 20 2.31 11 Cty TNHH Đại Thắng Nguyễn Hữu Thạo 40 8.35 12 Cty TNHH Toàn Thắng Nguyễn Ngọc Sen 70 23.00 13 Cty TNHH Hải Yến Nguyễn Văn Từ 72 6.84 14 Cty TNHH Quang Nhật Nguyễn Quang Bẩy 25 4.25 15 DN TN Hưng Hà Nguyễn Hữu Hà 25 1.29 16 Cty TNHH Việt Kiên Nguyễn Viết Giang 35 7.80 17 DN TN Trường Giang Nguyễn Quang Giang 38 3.89 18 Cty TNHH Ngọc Sơn Đỗ Văn Tư 25 6.51 19 Cty TNHH Quốc Anh Dương Doãn Tĩnh 32 20.35 20 Cty TNHH Hoàng Anh Nguyễn Hữu Hoàng - - 21 Cty TNHH Hồng Ngọc Nguyễn Văn Minh 14 2.35 22 Cty TNHH 1 tháng 5 Bùi Cường Hùng 35 3.10 23 Cty TNHH Hợp Lực Dương Mạnh Tuấn - - 24 Cty TNHH Thành Đồng Đỗ Văn Yên 22 6.45

25 Cty TNHH Vũ Hiệp Nguyễn Đức Thêm 26 2.60 26 Cty TNHH Loan Thịnh Dương Nhuận Cường 28 4.61 27 Cty TNHH Yên Lợi Dương Doãn Lợi 25 4.87 28 Cty TNHH Việt Phát Nguyễn Đức Mạnh 15 1.95 29 Cty TNHH Hòa Phong Nguyễn Thanh Phong 40 10.50 30 DN TN Đại Hưng Nguyễn Quang Vượng 20 1.26 31 Cty TNHH Vũ Đại Dương Doãn Hải 30 8.73 32 DN TN CKĐ Đại Dương Nguyễn Khắc Vi 20 2.2 33 Cty TNHH Vương Tành Nguyễn Văn Tành 35 3.99 34 Cty TNHH Thành Hương Nguyễn Văn Nghị 21 4.10 35 Cty Thương mại Hải Thành Đỗ Văn Thành - - 36 Xí Nghiệp CKĐ Hiệp Thành Nguyễn Văn Hảo 20 2.58 37 Cty TNHH Tiến Hùng Nguyễn Hữu Mão

(Nguyễn Hữu Tiến)

39 10.50

38 Cty TNHH Thành Công Bùi Thanh Xuân 52 2.87 39 Cty Cổ phần Phúc Lợi Nguyễn Văn Sơn - - 40 Cty Cổ phần Tiến Thành Nguyễn Văn tuyến 25 2.59 41 Cty TNHH Trường Sơn Dương Doãn Trường - - 42 Cty TNHH Thuận Thành Nguyễn Hữu Thạo - - 43 Cty TNHH Quang Hải Nguyễn Quang Hải 28 5.41 44 Cty TNHH Nam Hùng Bùi Văn Hùng - - 45 Cty TNHH Phương Nam Dương Xuân Quang 41 10.75 46 Cty TNHH Hồng Tiến Nguyễn Hồng Minh 27 2.45 47 Cty TNHH Phong Doanh Bùi Song Hào 25 8.69 48 Cty TNHH Cơ Khí MC Đỗ Minh Trí 9 0.85 49 Cty TNHH Xuân Giang Trần Văn Luật 13 8.50 50 DN TN Hịa Bình Nguyễn Viết Phi 30 11.37 51 DN TN Hồng Ngọc Nguyễn Khắc Tình 14 2.35 52 DN TN Thượng Hải Nguyễn Thanh Tùng 14 4.18

53 DN TN Phương Thịnh Ninh Công Tuấn 34 3.70 54 DN TN Bắc Trung Nam Nguyễn Khắc Viên 32 7.89 55 DN TN Phú Cường Dương Dỗn Đồn 40 2.11 56 DN TN Thái Sơn Bùi Quốc Toản 15 2.40 57 DN TN Lộc Thành Hồng Đình Đức 11 0.96 58 DN TN Nhung Đức Dương Doãn Đức 20 2.83 59 DN TN Thành An Nguyễn Văn Khiêm - -

60 DN TN Minh Ngọc Đỗ Văn Phú - -

61 Cty Kim Long Bùi Văn Tú - -

62 Cty CKĐ TBD Đỗ Văn Bích - -

63 Cty CKĐ Dương Doãn Pho - -

Nguồn : Niên giám thống kê huyện ý n 2009.

Ngồi các doanh nghiệp cơ khí đúc ở n Xá cịn 8 doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở các tỉnh khác (Bảng 7).

Bảng 7: Các doanh nghiệp cơ khí đúc của Yên Xá

đang hoạt động ở các tỉnh khác

TT Tên công ty Giám đốc Tỉnh

1 Hồng Hà Nguyễn Hữu Báu Hịa Bình 2 Tân Quảng Nguyễn Quang Thìn Lào Cai 3 Minh Đạt Bùi Văn Luyến Quy Nhơn

4 Kim Long Bùi Văn Tú Đà Nẵng

5 Duyên Hải Nguyễn Thanh Hải Đồng Nai 6 Thái Bình Dương Nguyễn Minh Trọng Đồng Nai

7 TBD Đỗ Văn Bích Đồng Nai

8 Biên Hịa Dương Dỗn Pho Biên Hòa Nguồn : Hiệp hội Cơ khí đúc huyện ý Yên cung cấp.

Việc thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân tạo những điều kiện thuận lợi cho làm ăn của các cơ sở sản xuất:

- Hàng hóa tiêu thụ nhanh hơn, với khối lượng lớn hơn nhiều lần. - Thanh tốn nhanh gọn, dễ dàng hơn, khơng phải mất tiền hoa hồng.

- Tiếp cận được thị trường nhanh hơn; không phải mất công đi lại, trao đổi nhiều lần.

- Ngồi phương tiện thơng tin hiện đại là điện thoại, các cơng ty cịn tranh thủ ưu thế của vi tính, của internet để làm việc. Các doanh nghiệp bên cạnh việc trao đổi hay tiếp nhận mẫu mã hàng trực tiếp, cịn có thể giao dịch với đối tác qua mạng internet, qua điện thoại, máy fax do vậy cơng việc được triển khai được nhanh chóng hơn.

Đa số các công ty, doanh nghiệp làm ăn phát đạt, doanh thu ngày một tăng lên. Một số doanh nghiệp lớn có doanh thu hàng năm lên tới 20 tỉ đồng, song không tránh khỏi một số doanh nhiệp bị thua lỗ, phá sản.

Trước đây hàng làm ra theo lối tự sản tự tiêu, mặt hàng được sản xuất chủ yếu là công cụ, dụng cụ lao động. Ngày nay cơ cấu mặt hàng đã thay đổi, phần lớn hàng hóa được sản xuất ra là các chi tiết máy móc việc tiêu thụ loại hàng hóa này dựa các công ty hay doanh nghiệp thông qua các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên với nhau.

Với việc thành lập các cơng ty, doanh nghiệp, tính chất “làng” trong sản xuất đã bị phá vỡ. Trước đây, một lò gốm thường chỉ mang tính chất gia đình, do chủ nhà là chủ, cũng là thợ cả; vài thợ giúp việc là người trong họ hàng hoặc ít ra là người làng. Người làng khác không thể tham gia vào quá trình sản xuất này được. Ngày nay, mỗi cơng ty tập hợp ít nhất chục thợ, nhiều nhất đến 60 thợ, không chỉ là người trong họ, trong làng, mà cịn có nhiều người ở các làng khác, tùy theo khả năng chun mơn của mình.

Tuy nhiên, vì bảo đảm sự độc quyền sản xuất và lợi nhuận, nên tính chất gia đình trong các cơng ty, doanh nghiệp vẫn cịn rất đậm nét. Các chức danh : giám đốc (hoặc có thêm phó giám đốc), kế tốn trưởng, kỹ thuật chính đều là người trong gia đình. Giám đốc cơng ty là chủ nhà, chủ lò đúc, cũng là thợ cả đảm

nhiệm các phần việc quan trọng nhất là tạo mẫu, nấu thép; anh em con cháu trong nhà lần lượt đảm nhiệm các công việc quan trọng khác, nhất là các khâu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)