Về phía làng Tống Xá

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 93 - 153)

Mặc dù đang gặp một số khó khăn, bất cập trong tổ chức làm nghề, song về cơ bản, Tống Xá đang có lợi thế lớn để phát triển nghề. Bởi vậy, sự tự thân, nỗ lực phấn đấu, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mình, tự tháo gỡ khó khăn là con đường đi lên của Tống Xá. Trước mắt, với sự hỗ trợ của chính quyền, các ngành các cấp có liên quan, người Tống Xá cần làm một số việc sau:

Trước hết, cần cải tiến mẫu mã, tạo thêm nhiều sản phẩm mới của nghề đúc

để phục vụ lượng khách hàng đa dạng và thị hiếu đa dạng.

Gắn với cải tiến mẫu mã là đẩy mạnh quảng bá cho sản phẩm nghề và thương hiệu làng nghề Tống Xá; phải xây dựng được thương hiệu cho những sản phẩm mang tính “mũi nhọn”. Hiệp hội cơ khi đúc huyện ý Yên đã xây dựng nghề đúc làng Tống Xá là một trong 4 thưong hiệu nổi tiếng của Nam Định (cùng với rượu Yên Phú, cây cảnh Nam Điền, gạo tám thơm Hải Hậu) Thương hiệu là tài sản vơ hình của một cơ sở sản xuất. Thương hiệu không chỉ là nhãn hiệu sản phẩm mà chính là sản phẩm tạo ra có sức thu hút và giữ được khách hàng, ghi trong trí nhớ của khách hàng. Cùng với việc xây dựng thương hiệu, cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Cần tạo cho người làng nghề sự tự tin, chịu khó cải tiến kỹ thuật, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, được “dán” bằng nhãn hiệu của mình, để được người tiêu dùng tin mua, tránh bị kẻ xấu lợi dụng nhãn hiệu sản phẩm của mình để trục lợi. Chỉ khi có cơ sở giữ chữ Tín, sản xuất hàng hóa chất lượng đảm bảo thì việc đầu tư thương hiệu mới có ý nghĩa. Sản phẩm tốt thì người tiêu dùng là người quảng cáo tốt nhất.

Đối với các chủ doanh nghiệp

- Cần đầu tư học hỏi thêm về trình độ vi tính, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, pháp luật của Nhà nước để đủ năng lực lãnh đạo, cạnh tranh trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

- Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, nhất là với người lao động làm thuê cho mình là yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề hiện nay. Chủ doanh nghiệp ngồi việc phải có trách nhiệm (sịng phẳng về mặt công sá, và các chế độ khác), cịn phải có tình cảm với người lao động.

Với cộng đồng làng Tống Xá: Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, từng bước xây dựng các cơ sở cho sự hình thành du lịch làng nghề bằng cách đẩy mạnh hơn nữa du lịch làng nghề tại làng Tống Xá bằng các biện pháp:

- Quy hoạch lại khu dân cư, khu cơng nghiệp để tạo ra hình ảnh của một làng nghề thật sự. Du khách đến ngay từ đầu làng, đã thấy được một sự làm ăn bài bản, quy mô lớn của dân làng với nghề truyền thống.

- Tiếp tục đầu tư tu bổ đình chùa và các di tích kề cận, có bảng sơ đồ giới thiệu về lịch sử và giá trị của các di tích này để thu hút khách đến thăm.

- Việc xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm cũng như thiết lập uy tín cho cả cụm làng nghề là điều rất quan trọng, có ý nghĩa xây dựng thương hiệu sản phẩm và biểu tượng làng nghề.

- Dựng tượng biểu trưng cho nghề đúc ở vị trí thích hợp (vấn đề này cần có sự hỗ trợ về tài chính của chính quyền cấp tỉnh, huyện; sự hỗ trợ về chuyên môn của Hội Kiến trúc sư, Hội Mỹ thuật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Cuối cùng, cần phát huy những đức tính tốt đẹp của người làng Tống Xá đã trở thành truyền thống quý báu.

Tính kiên nhẫn: hình thành do đặc trưng và yêu cầu của nghề thủ công, do lao động thủ công và do đặc điểm của công việc và sản phẩm nghề. Để tạo ra được các sản phẩm gia dụng, thờ cúng, công cụ dung cụ lao động hay các thiết bị máy móc bằng các nguyên liệu như đồng, nhơm, gang, như đã trình bày, người thợ làng Tống Xá phải tỷ mỷ với các công đoạn như tạo mẫu, đúc khn, nấu và rót ngun liệu,

làm nguội tạo hoa văn chau chuối cho từng loại sản phẩm; nếu khơng kiên nhẫn thì khơng thể tạo ra sản phẩm được khách hàng chấp thuận. So với người làm nơng thì người làm nghề thủ cơng có kỷ luật lao động cao hơn và kiên nhẫn dường như là một đức tính tiêu biểu, nổi bật của người làng Tống Xá.

Tính cần cù chăm chỉ: đặc điểm của nghề làm đúc là công việc cần nhiều đến sức lao động do dó người thợ đúc phải u nghề khơng sợ khó khơng sợ vất vả, chăm chỉ, tỷ mỷ thì mới có thể tạo ra các sản phẩm hồn thiện đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tính sáng tạo trong công việc: nghề làm đúc nếu khơng chịu mày mị suy

nghĩ thì khơng thể tạo ra các sản phẩm thờ cúng, trang trí đẹp, các sản phẩm phục vụ sinh hoạt, công cụ sản xuất bền, các thiết bị chi tiết máy có độ chính xác cao. Tính tính tốn, tiết kiệm: khác làm ruộng phải “ba tháng trông cây” mới biết được (có khi chưa biết chắc được) thành quả lao động của mình, việc làm nghề thủ cơng có thể biết được hiệu quả sản xuất từ rất sớm, ngay trong quá trình chế tác ra sản phẩm. Vì thế, nguyên vật liệu, tiền vốn, thời gian, sức lao động được người các làng nghề tính tốn sử dụng rất chi tiết để có hiệu quả cao nhất.

Tính trung thực trong làm ăn, giao tiếp, chú trọng chữ tín, nhằm bảo đảm nguồn lợi thường xuyên, ổn định và lâu dài: đây là yêu cầu bắt buộc đối với người làm nghề.

Niềm tự hào với nghề nghiệp, với quê hương, tạo ra lịng u nghề, u q và gắn bó với quê hương của người thợ thủ cơng cũng rất rõ nét. Ngồi sự gắn bó cụ thể với xóm làng, đồng ruộng, đình chùa… như ở những người dân quê bình thường, cịn là sự gắn bó và tự hào về một nghề cụ thể đã mang lại vinh quang cho làng... Nghề không chỉ tạo ra cho dân làng một đời sống kinh tế khá hơn nghề làm nơng, mà cịn để lại dấu ấn đậm nét trong các sinh hoạt văn hóa, xã hội, các mối giao lưu nghề nghiệp, mà cả danh tiếng cho dân các làng nghề.

Bên cạnh việc phát huy những đức tính tốt, những mặt tích cực, người thợ đúc Tống Xá vũng cần khắc phục những mặt hạn chế sau:

Trước hết là sự bảo thủ, làm ăn theo kinh nghiệm của người sản xuất tiền

công nghiệp: để nắm bắt được thị trường, tiếp thu các công nghệ mới, nhất là các

chủ xưởng sản xuất, chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty… phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề mà cịn phải sử dụng được vi tính, ngoại ngữ, hưởng tới thị trường nước ngoài.

Thứ hai, là tâm lý ăn ngay, ăn xổi: tâm lý này xuất phát từ một nền sản xuất nông nghiệp ruộng nước (trồng cây ngắn ngày), phụ thuộc nặng nề vào thiên nhiên, mong muốn có thu nhập ngay. Tâm lý ăn xổi của người làm nghề là dễ làm dối, làm ẩu để nhanh có nguồn thu trước mắt, khơng tính đến việc trau dồi tay nghề, đầu tư tiền của, cơng sức, trí tuệ để có những sản phẩm có chất lượng, thu hút khách hàng để nguồn thu lâu dài, ổn định. Tính ăn xổi còn thể hiện ở việc làm ăn chụp giựt, tranh giành nguồn nguyên liệu, khách hàng của nhau, vì mối lợi trước mắt mà khơng giữ chữ tín với khách hàng.

Thứ ba, khắc phục tâm lý đố kỵ, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh: theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, tính đố kỵ (khơng muốn người khác bằng mình và hơn mình; khi thấy có người bằng, hơn mình thì ghen ghét) là hạn chế căn bản nhất, tính xấu lớn nhất của người Việt. Đố kỵ của người Việt là đố kỵ tiểu nông,

được nảy sinh trên cơ sở kinh tế chính là nền nơng nghiệp ruộng nước năng suất thấp, bấp bênh, dựa trên nền tư hữu nhỏ, manh mún và phân tán. Những người thợ thủ công vốn là những người nông dân cũng không tránh khỏi tâm lý đố kỵ tiểu nơng đó. Đố kỵ tiểu nông không giúp người thợ thủ công cạnh tranh lành mạnh bằng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm mà bằng các biện pháp khác, nhiều khi bằng những hành vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật. Thực tế ở nhiều làng nghề, nhất là các làng làm đồ cơ khí, kim khí, mỹ nghệ đã xảy ra hiện tượng tung tin thất thiệt để làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh. Họ dò

xét nguồn tiêu thụ sản phẩm của nhau, bán phá giá sản phẩm, nâng giá mua nguyên liệu để tranh giành khách hàng. Thậm chí tìm cách phá hoại cơ sở sản xuất.

Đố kỵ tiểu nông và tâm lý ăn xổi là những yếu tố cản trở những người thợ thủ công, đặc biệt là các ông chủ trong các làng nghề liên kết thành hiệp hội thực sự, chứ khơng chỉ có trên hình thức, trên danh nghĩa để bảo vệ quyền lợi chung; cũng là những nguyên nhân quan trọng cản trở sự phát triển của các làng nghề.

Kết luận

1. Theo sử sách ghi lại năm 791 ông Tống Phúc Thành và ông Dương Vạn Hợp đến vỡ đất, làm nhà khai sinh ra trang Kiến Hòa. Sau này vào khoảng những năm 1010- 1100 trang Kiến Hòa được chia tách, khu vực trung tâm tập trung những người họ Tống sinh sống được đặt tên là làng Tống Xá. Tống Xá thuộc trấn Sơn Nam thời Lê, trấn Sơn Nam Hạ đầu thế kỷ XIX, tỉnh Nam Định từ năm Tân Mão - 1831, nằm ở phía Nam châu thổ Bắc Bộ, trên đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng, tiếp giáp giữa Nam Định và Ninh Bình, rất tiện lợi cho giao lưu kinh tế - văn hoá.

Năm 1118, Thiền sư Khổng Minh Không về Tống Xá dạy cho dần làng nghề đúc kim loại. Sau này, làng Tống Xá phát triển lấy cơ sở kinh tế là nghề đúc, kết hợp trồng lúa, chăn nuôi và buôn bán.

Tuy là làng nghề, nhưng Tống Xá vẫn có một cơ cấu tổ chức giống như các làng nông nghiệp, gồm các thiết chế cổ kết cộng đồng theo các mối quan hệ: huyết

thống (gia đình và dịng họ), láng giềng (xóm ngõ), chức vị xã hội (hội đồng kỳ mục, từ năm 1921 trở đi là hội đồng tộc biểu; bộ máy chức dịch). Chức năng,

nhiệm vụ của các thiết chế cùng các mối quan hệ xã hội được quy định rõ ràng.

Cư dân làng Tống Xá trong q trình xây dựng làng xóm đã tạo dựng được một hệ thống các cơng trình thờ cúng phục vụ cho đời sống tâm linh, gồm đình, chùa, đền, miếu, phủ, trong đó có đình thờ Thánh Tổ nghề đúc là ơng Nguyễn Chí Thành biệt hiệu Minh Khơng. Bên các cơng trình này, hàng năm dân làng tổ chức các nghi lễ, các lễ tiết thờ cầu cúng, phản ánh tín ngưỡng thờ thành hồng, thờ mẫu và các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, thể hiện ước nguyện của cư dân nơng nghiệp là bình n, mưa thuận gió hịa, phong đăng hịa cốc.

Các phong tục tập quán cũng như các lễ tiết trong năm của Tống Xá về cơ bản cũng giống như ở các làng quê khác, dấu ấn của làng nghề trong các tập tục này không thật sự rõ nét.

2. Từ cư dân nông nghiệp, người Tống Xá sớm học được nghề đúc, vào khoảng năm 1118 với chứng cứ không chỉ là lưu truyền dân gian, những ghi chép cịn để lại mà cịn cả ở ngơi đền thờ các vị tổ nghề, lễ giỗ tổ nghề 2 lần trong năm là ngày đến làng và là ngày đi của ông tổ nghề đúc làng Tống Xá, dân làng lại mở hội, đã ăn sâu trong tâm trí các thế hệ người Tống Xá từ xa xưa cho đến ngày hôm nay.

Nghề đúc Tống Xá xưa kia chủ yếu chỉ sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, các sinh hoạt hàng ngày và một phần nhỏ phục vụ thờ cúng. Tổ chức làm nghề chủ yếu là mở xưởng theo mơ hình hộ gia đình. Người thợ cả là người chồng, người cha giữ vai trị đầu mối trong q trình sản xuất ra sản phẩm.

Sản phẩm Tống Xá xưa kia được chia thành 3 dòng là đồ thờ cúng, đồ gia dụng và công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất nông nghiệp. Đồ thờ cúng thường được làm từ nguyên liệu đồng với yêu cầu kỹ thuật cao. Đồ gia dụng thường được làm bằng gang. Các sản phẩm là công cụ sản xuất được làm chủ yều bằng gang và sắt.

Đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của sản phẩm đúc được thể hiện rõ nét qua giá trị văn hóa của sản phẩm thờ cúng.

3. Hịa bình lập lại, nghề đúc Tống Xá chịu tác động của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, ngồi sản xuất cơng cụ nơng nghiệp, cịn chế tạo một số loại vũ khí phục vụ cho cơng cuộc kháng chiến.

Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã tạo ra một loạt nhân tố tích cực cho sự phát triển nghề đúc Tống Xá với việc đa dạng hóa các mặt hàng, đổi mới kỹ thuật, thay đổi xác lập được vị thế, tiếng tăm của thương hiệu Tống Xá ở nhiều

vùng miền trên cả nước với việc lập được các doanh nghiệp và công ty tư nhân của cả xã Yên Xá cùng hàng vài chục chủ các cơ sở sản xuất khác; trong đó, nhiều doanh nghiệp, công ty vươn tới làm ăn tại các tỉnh khác trong cả nước. Nghề đúc phát triển tạo không chỉ đủ công ăn việc làm, cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của dân làng mà cịn góp phần thu hút một nguồn lao động đáng kể ở các địa phương về làm việc. Nghề đúc Tống Xá đang có những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển.

Tuy nhiên, nghề đúc Tống Xá cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về vốn, nguyên liệu, mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường.

Những khó khăn và thách thức đó khơng chỉ địi hỏi sự nỗ lực khắc phục, vươn lên của bản thân người Tống Xá mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp và các ngành có liên quan. Với người Tống Xá, một mặt cần không ngừng cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm mới của nghề đúc để phục vụ lượng khách hàng đa dạng và thị hiếu đa dạng; phát huy những đức tính tốt đẹp, những mặt tích cực vốn có của người thợ thủ cơng và của làng nghề, như tính kiên nhẫn, tính cần cù chăm chỉ, tính sáng tạo trong cơng việc, tính tính tốn, tiết kiệm, tính trung thực trong làm ăn, giao tiếp, chú trọng chữ tín, nhằm bảo

đảm nguồn lợi thường xuyên, ổn định và lâu dài, niềm tự hào với nghề nghiệp, với

quê hương, Bên cạnh đó, người thợ đúc Tống Xá cũng cần khắc phục những mặt

hạn chế của con người truyền thống như: sự bảo thủ, làm ăn theo kinh nghiệm của

người sản xuất tiền công nghiệp, tâm lý ăn ngay, ăn xổi trong làm ăn, tính đố kỵ tiểu nơng, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, không giúp cho người sản xuất cũng như các chủ công ty doanh nghiệp nói chung liên kết thành hiệp hội để bảo vệ quyền lợi chung, mà còn là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở sự phát triển của các làng nghề.

Về phía Nhà nước, cần giúp Tống Xá nói riêng, các làng nghề trong huyện ý Yên nói chung trong việc quy hoạch, xây dựng khu sản xuất làng nghề nhằm tách công việc làm nghề khỏi khu dân cư, giảm bớt tình trạng ơ nhiễm, bảo đảm an toàn lao động; việc xây dựng hệ thống xử lý rác thải, phế thải sản xuất và nước thải sinh hoạt nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường; việc tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu cho sản phẩm đúc Tống Xá, mở rộng thị trường tiêu thụ; tạo

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 93 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)