Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành cơng, các gia đình có lị đúc ở Tống Xá vẫn tiếp tục làm nghề của ông cha để lại, quy mô sản xuất vẫn nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thủ cơng lạc hậu như trước. Cuộc sống của người thợ đúc Tống Xá vẫn vất vả.
Để phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc, huyện ý Yên và tỉnh Nam Định đã có chủ trương thành lập các công binh xưởng về đúc trong đó lực lượng
nịng cót là các thợ giỏi chuyên môn của làng Tống Xá. Chủ trương này được tiến hành đợt đầu vào năm 1946 ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hàng chục thợ đúc Tống Xá tham gia. Đợt tiếp theo vào năm 1948, thợ đúc Tống Xá đến mở xưởng đúc tại huyện Quỳnh Lưu, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Từ năm 1946 đến năm 1954 các xưởng trên sản xuất hàng chục vạn sản phẩm vũ khí như: mìn, lưu đạn, giáo, mác..., và các dụng cụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt như xoong, nồi, chảo... Thợ Tống Xá bằng bàn tay rắn chắc, bằng lòng yêu nước nồng nàn đã sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, vũ khí phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Từ năm 1949 đến năm 1951, thực dân Pháp mở rộng càn quét và chiếm đóng ý n, cơng việc của nghề đúc gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lần đang nấu thép, giặc vào làng phải dập lửa lò để chạy càn. Từ năm 1951 đến năm 1953, ý Yên nằm trong vùng địch hậu, hầu hết các lị phải tạm thời đóng cửa, dân làng đi sơ tán, ai cịn ở lại làng thì làm nơng nghiệp. Nghề đúc bị đình trệ.
Hịa bình được lập lại trên miền bắc Việt Nam, nghề đúc được khôi phục trong điều kiện các lò đúc bị phá hủy hoặc khơng cịn hoạt động trong chiến tranh; đến đây chỉ cịn 7 đến 8 gia đình tham gia sản xuất. Thời kỳ này, nhu cầu sử dụng các sản phẩm đúc phong phú hơn giai đoạn trước, lượng tiêu thụ ở chợ ngày một lớn, nên sản xuất từng bước phục hồi. Tuy nhiên kỹ thuật vẫn thô sơ và lạc hậu, sử dụng các phế liệu chiến tranh là chính.
Tuy nhiên, nghề đúc Tống Xá cịn duy trì sản xuất tư nhân được một thời gian thì chịu những tác động của những thể chế kinh tế - xã hội mới.
Những nhận thức tả khuynh về sự tồn tại của các thành phần kinh tế tư nhân, trong đó có các nghề thủ cơng trong một xã hội mà nền kinh tế đang được cải tạo theo mơ hình “chủ nghĩa xã hội”, “tập thể hóa” đã khơng cho phép các hộ gia đình duy trì làm nghề cá thể. Trong bối cảnh của phong trào hợp tác hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn miền Bắc, tháng 10 năm 1959 thành lập HTX Đúc Quyết
Thắng, có 32 xã viên, trên cơ sở các lò bễ tư nhân, nhận hợp đồng đúc cho các địa phương, theo kế hoạch và sự quản lý của HTX. Năm 1960, hoàn thành hợp đồng đúc cho tỉnh Thanh Hóa 50000 lưỡi cày, diệp cày. Năm 1961, HTX bắt đầu sản xuất tập trung và cho xây dựng xưởng đúc.
Dưới cơ chế HTX, người thợ Tống Xá khơng chỉ làm nghề trên q hương mình, mà cịn vươn ra các tỉnh thành phố khác, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống của người dân các địa phương. Huyện ý Yên và tỉnh mở rộng nghề đúc ở quy mô công binh xưởng cho các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình để sản xuất các loại nồi gang, chảo gang cho bếp tập thể và số lượng lớn các loại vũ khí để cung cấp cho tiền tuyến. Một lượng lớn thợ bậc cao và công nhân kỹ thuật đúc của làng Tống Xá được điều đi xây dựng các xưởng đúc tại các tỉnh như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình…
Năm 1966, Xưởng cơ khi đúc Thương binh 27/7 ra đời, cách làng khoảng 400m, trên địa phận thị trấn Lâm ngày nay. Mặt hàng đúc của xưởng chủ yếu là những mặt hàng đơn giản do thành phần lao động chủ yếu của HTX là thương binh.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4 năm 1975), HTX Quyết Thắng, Xưởng cơ khí đúc thương binh 27/7 vẫn duy trì sản xuất theo phương thức cũ.
Trong những năm 1975-1986 xưởng sản xuất tập trung theo quy mô lớn, nhiều thiết bị đã được đầu tư, công nghề đúc đã từng bước thay đổi so với các lị đúc tư nhân quy mơ nhỏ trước đây.
Năm 1977 HTX có 40 gian nhà xưởng, 2 máy nổ, 2 máy khoan, 2 máy hàn, 1 máy tiện, 1 đầu kéo.
Trong những năm 80, HTX có thể sản xuất ra các sản phẩm có trọng lượng nặng hàng tấn và yêu cầu các kỹ thuật phức tạp để phục vụ cho Nhà máy thủy điện
sơng Đà, Nhà máy đóng tàu Hải Phịng, các nhà máy xí măng, cơng nghiệp khác trong cả nước.
Năm 1987, Nhà máy Thủy điện Hịa bình đi vào giai đoạn xây dựng quyết liệt. Tấm chắn cho Nhà máy thiếu nghiêm trọng, trong khi nguồn cung cấp chỉ có Liên Xơ, song việc vận rất khó khăn, giá thành cao và lâu mới đến nơi. Tiếng đồn về trình độ đúc của Tống Xá đã lan đến các kỹ sư Liên Xô đang làm việc ở Nhà máy Thủy điện. Các chuyên gia Liên Xô đã về Tống Xá, đưa mẫu của tấm chắn và yêu cầu thợ đúc Tống Xá làm thử. Sau hai tuần, những tấm chắn mẫu được sản xuất và được chuyển lên Nhà máy Thủy điện Hịa Bình. Vài ngày sau, Chủ nhiệm HTX Quyết Thắng nhận được điện cảm ơn của lãnh đạo Nhà máy, báo tin vui các tấm chắn do thợ đúc Tống Xá sản xuất đáp ứng tốt các yêu cầu xây dựng của Nhà máy. Sau đó, Nhà máy đã ký hợp đồng với HTX Tống Xá sản xuất hàng loạt. Việc thợ đúc Tống Xá sản xuất thành cơng các tấm chắn đã góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Hịa Binh, làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. HTX Quyết Thắng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Từ sau đó, tiếng vang của thợ đúc Tống Xá, của HTX Quyết Thắng truyền đi khắp cả nước. HTX ký thêm được nhiều hợp đồng sản xuất các mặt hàng khác nhau.