Những khó khăn, thách thức của nghề đúc và làng Tống Xá hiện nay

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 85 - 89)

10 công nhân, nhiều lên tới gần 100 người. Dịch vụ này mở ra nhằm phục vụ bữa ăn ca tại xưởng của công nhân.

3.3. Những khó khăn, thách thức của nghề đúc và làng Tống Xá hiện nay nay

Vượt qua những khó khăn, sóng gió trong những năm đầu phát triển nền kinh tế thị trường, nghề đúc làng Tống Xá từng bước ổn định và đi lên. Tuy nhiên, nghề đúc và làng nghề Tống Xá hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Khó khăn nhất của làng nghề đúc Tống Xá hiện nay là vốn. Theo tính tốn, một người muốn lập một lị đúc và để lò này trở thành một doanh nghiệp phải có một lượng lớn vốn như sau :

- Vốn để mở lò, gồm một lò nấu (giá hiện tại 500 triệu đồng), một máy cán (2 tỷ), một máy biến thế (300 triệu), một lò ủ (250 triệu) và tiền để mua sắm các cơng cụ lao động khác; ước tính khoảng vài trăm triệu đồng.

- Vốn lưu động để lưu thông các công việc sản xuất (mua nguyên liệu, trả lương cho công nhân, vốn lưu nợ đọng của các khách hàng...), ước khoảng 2, 5 tỷ đồng.

Tính ra vốn tối thiểu của một xưởng đúc vào khoảng từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng. Số tiền vốn trên khơng phải ai cũng có thể có được.

Khó khăn thứ hai là về nguyên liệu, nhất là những nguyên liệu thiết yếu ngày

càng hiếm và đắt dần, không lường trước được sự leo thang của giá nguyên liệu. Một

trong những nguyên liệu thiết yếu đó là khống sản. Các mỏ khoáng sản như sắt, nhôm, đồng được khai thác ngày càng cạn kiệt. Giá nguyên liệu để có thể sản xuất ra các sản phẩm đúc đang ngày một bị đẩy lên cao.

Các loại nguyên liệu khác như than đá, các hóa chất, phụ gia cần gia giảm để tạo ra sản phẩm hồn chỉnh tuy khơng khan hiếm nhưng lại luôn bị tăng giá, nhiều khi tăng chóng mặt. Người sản xuất khơng thể dự tính được nên khó khăn rất lớn cho việc làm hàng theo các hợp đồng đã ký kết. Để giải quyết khó khăn về mặt nguyên liệu, một số công ty, nhận đơn đặt hàng và nguyên liệu của khách hàng để đúc thành phẩm.

Ngun liệu đồng cũng rất khó kiếm, vì qua 20 năm, nguồn ngun liệu này “đã nhặt hết cả”.

Khó khăn và thách thức thứ ba là tình trạng ơ nhiễm mơi trường do làm nghề gây ra.

+ ô nhiễm nguồn nước: để tạo ra sản phẩm hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thị trường người thợ cần phải cho các chất hóa học phù hợp vào nguyên liệu của nghề đúc. Nước cặn, nước thải của q trình sản xuất khơng qua sử lý được thải ra con mương chạy từ khu công nghiệp vào làng gân ô nhiễm môi trường. Trong nhiều năm, dân làng chủ yếu dùng nước mưa. Đến năm 2005, Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng đường ống nước sạch nên hiện nay dân làng đã được hưởng nước máy.

+ Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước là ơ nhiễm khơng khí. Mùi hàn xì, mùi đốt than trong q trình nung khn, nấu kim loại. Ơ nhiễm khơng khí cịn thể hiện ở một lượng bụi kim loại, phả ra trong quá trình làm nghề.

+ Bên cạnh đó là tiếng ồn rất lớn của các máy cưa, máy cắt kim loại, tiếng hàn xì phát ra từ hàng chục xưởng đúc lớn nhỏ trong làng.

Ơ nhiễm mơi trường đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của dân làng là một trong những vấn đề bức bách nhất, cả trước mắt cũng như về lâu dài của Tống Xá. Theo thống kê tỷ lệ mắc ung thư và chết ở làng vào khoảng 9,8%. Có các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở làng thông thường là: bệnh phổi thơng thường, bệnh tiêu hóa, mắt, phụ khoa, ung thư phổi và lao phổi....

Một khó khăn khác, tưởng như không liên quan đến nghề đúc, song lại có quan hệ rất mật thiết tới việc duy trì nghề trong tương lai. Đó là, do nghề đúc tạo ra thu nhập cao nên hiện nay, những người “ăn được, nói được, làm được” - như lời tổng kết của nhiều bậc cao niên, nghệ nhân kinh nghiệm và cả một số cán bộ thôn, xã đều bị “hút” vào làm nghề, khơng có mấy người tham gia công tác xã hội, vì lương (phụ cấp) rất thấp. Tuy nhiên, trong quá trình xác lập được chỗ đứng trong làm ăn của mình, một số doanh nghiệp, công ty phải trả giá vì sự thiếu kinh nghiệm, bị một số kẻ xấu lợi dụng những kẽ hở trong luật làm ăn để trục lợi. Một trong những “luật” bị lợi dụng nhất là việc chào hàng, gửi hàng để bán, thường không ký kết hợp đồng, nên một số cơ sở hoặc doanh nghiệp bị nơi nhận gửi hàng “quỵt” thanh toán.

Bị đánh cắp mẫu mã hàng hóa cũng là một sự trả giá của nhiều công ty, doanh nghiệp trong thời gian đầu thành lập, thậm chí cả về sau này. Như đã trình bày, từ nhiều năm nay, các công ty, doanh nghiệp của Tống Xá đã gửi mẫu mã hàng hóa đến các nơi khác để chào hàng. Các mẫu mã này là kết quả nghiên cứu, tìm tịi của người Tống Xá. Một số đối tác khi nhận được các mẫu mã đẹp, có ý tưởng tốt, làm hàng có thể bán chạy nên đã khất lần thời hạn trả lời, trong khi họ đã sử dụng mẫu mã đó để sản xuất ra hàng loạt hàng. Lịng tốt, niềm tin, tính thật thà của người Tống Xá đã bị một số đối tác lợi dụng để chiếm đoạt.

Qua một vài lần vấp ngã, các doanh nghiệp, công ty đã rút ra được những bài học, nhất là việc tìm hiểu đối tác, nắm bắt các nguồn thông tin... để đưa các hoạt động sản xuất, quản lý của mình đi vào nền nếp hơn.

Tuy có một số mặt bất cập, nhưng việc thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thúc đẩy việc làm nghề của số đông hộ dân làng Tống Xá.

Trước đây hàng làm ra theo lối tự sản tự tiêu, mặt hàng được sản xuất chủ yếu là công cụ, dụng cụ lao động. Ngày nay cơ cấu mặt hàng đã thay đổi, phần lớn

hàng hóa được sản xuất ra là các chi tiết máy móc việc tiêu thụ loại hàng hóa này dựa các công ty hay doanh nghiệp thông qua các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên với nhau.

Các gia đình có cơng ăn việc làm thường xun, do có người thân lập cơng ty, doanh nghiệp, ký được các hợp đồng lớn đã giao việc không chỉ cho anh em, họ hàng, bà con làng xóm làm mà cịn giúp đỡ tạo cơng ăn việc làm cho những người làng khác. Vì thế, đội ngũ cán bộ xã, thôn hiện nay của Yên Xá rất thiếu và yếu; và điều này ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, tầm nhìn cho sự phát triển của nghề và làng nghề trong tương lai.

Tuy có những khó khăn, nhưng nghề đúc Tống Xá vẫn cịn có tiềm năng và có những cơ hội để phát triển vì:

- Sản phẩm đúc Tống Xá làm ra rất đa dạng, phục vụ cho công nghiệp, phục vụ các nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống, gồm các đồ dùng cho cuộc sống gia đình, cơng cụ, dụng cụ lao động, đồ thờ cúng phục vụ đời sống tín ngưỡng. Khoa học ngày càng phát triển, đời sống vật chất càng cao thì những sản phẩm đúc Tống Xá càng được ưa chuộng. Có thể nói, nhu cầu dùng sản phẩm đúc Tống Xá là rất lớn.

- Đối tượng dùng sản phẩm của người Tống Xá cũng rất đa dạng, từ các nhà máy cơng nghiệp đến các gia đình; từ những người bình dân đến cả các “tầng lớp trên”; cả cư dân nông thôn cũng như cư dân thành thị; từ các gia đình đến các cơ quan, công sở, các nơi thờ tự; đặc biệt là các đồ phục vụ cho công nghiệp, các chi tiết máy móc có sức tiêu thụ rất lớn.

- Khơng chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước, các chủ xưởng đúc Tống Xá đang hướng ra thị trường xuất khẩu rộng lớn.

Tuy nhiên, những lợi thế trên của nghề đúc và làng nghề Tống Xá chỉ có thể được phát huy và trở thành hiện thực khi có được những chủ trương, giải pháp sát hợp, đồng bộ. Từ việc nghiên cứu thực trạng nghề đúc làng Tống Xá hiện nay,

chúng tôi nêu một số ý kiến mang tính khuyến nghị với các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn.

3.4. Một vài khuyến nghị nhằm bảo đảm cho sự phát triển của nghề đúc làng Tống Xá

Một phần của tài liệu Nghề đúc làng tống xá (xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)