Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 78 - 82)

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế

nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả thì đơn vị đó không tồn tại được lâu dài và giải thể là điều không tránh khỏi. Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công lâu dài của các đơn vị. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh được đề cao đối với Ngân hàng đó là hiệu quả sử dụng vốn.

Do đó để thấy được hiệu quả cần phải phân tích nhiều yếu tố có liên quan, tiêu biểu là các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM

(2005-2007)

Ch tiêu Đơn v2005 2006 2007

Vốn huy động Triệu đồng 552.252 558.916 511.369

Doanh số thu nợ Triệu đồng 583.256 644.285 656.468

Doanh số cho vay Triệu đồng 275.587 524.330 310.560

Dư nợ Triệu đồng 504.762 384.807 38.899 Dư nợ bình quân Triệu đồng 499.055 444.785 211.853 Nợ quá hạn Triệu đồng 1.796 4.264 1.912 Vòng quay vn tín dng Vòng 1,17 1,45 3,10 T l n quá hn % 0,36 1,11 4,92 Dư n trên vn huy động Lần 0,91 0,69 0,08 4.2.5.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đồng vốn và tốc độ chu chuyển của vốn phát vay tại ngân hàng.

Nếu đồng vốn được sử dụng và thu hồi với tốc độ cao hơn thì sẽ có thể sử

dụng vốn một cách linh hoạt hơn từđó khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ

thể năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 1,45 vòng tăng 0,28 vòng so với năm 2005, Sang năm vòng quay này tiếp tục tăng lên và có số vòng là 3,10 vòng tăng 1,65 vòng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do Ngân hàng đã tích cực thu nợ và đạt hiệu quả trong công tác này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 80 SVTH: Hồ Ngọc Châu

4.2.5.2 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả về việc thẩm định khách hàng, thẩm

định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng và cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng với các khoản vốn cho vay.

Nợ quá hạn năm 2006 là 4.264 triệu đồng, đến năm 2007 giảm xuống còn 1.912 triệu đồng. Trong khi đó dư nợ lại tăng giảm không đều qua các năm, vì thế

nợ quá hạn trên dư nợ cũng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2005 là 0,36%, sang năm 2006 là 1,11% tăng 0,75% so với năm 2005. Đến năm 2007 tỷ lệ

này tăng lên 4,92% tức tăng 3,81% so với năm 2006. Những con số này vẫn còn nằm dưới hạn mức cho phép (theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chỉ được phép có nợ quá hạn/dư nợ dưới 5%). Hoạt động của ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro nhất nên với tỷ

lệ nợ quá hạn như vậy là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên tỷ lệ trên lại có xu hướng tăng qua 3 năm, nguyên nhân là do dư nợ tiêu dùng liên tục giảm. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng chưa tốt lắm và Ngân hàng có thể gặp rủi ro trong việc thu hồi vốn. Ngân hàng cần đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để

thực hiện các biện pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất.

4.2.5.3 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ

tiêu này quá lớn hay quá nhỏđều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng tự huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại ngân hàng đã sử dụng vốn tự huy

động không có hiệu quả. Nếu nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ vốn huy động và khi nguồn vốn này được huy động tối đa thì ngân hàng sẽ hạn chế sử dụng vốn

điều chuyển. Từ đó làm giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng và làm tăng lợi nhuận.

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động tăng vào năm 2006 nhưng giảm xuống vào năm 2007 làm cho tỷ số dư nợ trên vốn huy động giảm vào năm 2006 và

tiếp tục giảm vào năm 2007 do tốc độ giảm dư nợ nhanh hơn tốc độ giảm của vốn huy động. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng khá tốt, vốn huy động tham gia vào dư nợ của Ngân hàng nhiều, có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, nó cũng góp phần

đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng liên tục trong hoạt động cho vay, thoát dần sự lệ thuộc vào Hội sở về tình trạng nguồn vốn. Cụ thể năm 2006 tỷ lệ dư nợ/vốn huy động là 0,69 lần giảm 0,23 lần so với năm 2005, sang năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,08 lần giảm 0,61 lần so với năm 2006.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 82 SVTH: Hồ Ngọc Châu

CHƯƠNG 5

MT S GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU TÍN DNG

TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CN THƠ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)