TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52 - 54)

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn. Sau đây là số liệu về tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm qua:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Triệu đồng Chênh lch 2006/2005 Chênh lch 2007/2006 Ch tiêu 2005 2006 2007 S tin % S tin % Tiền gửi doanh nghiệp 175.054 181.707 179.985 6.653 3,80 -1.722 -0,95 Tiền gửi tiết kiệm 282.698 293.663 314.565 10.965 3,88 20.902 7,12 Phát hành các công cụ nợ 94.500 83.546 16.819 -10.954 -11,59 -66.727 -79,87 Tng ngun vn 552.252 558.916 511.369 6.664 1,21 -47.547 -8,51

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động tăng giảm bất thường. Từ 552.252 triệu đồng vào năm 2005 tăng lên

558.916 triệu đồng vào năm 2006 tức tăng 1,21% so với năm 2005 và tới năm 2007 giảm còn 511.369 triệu đồng tương ứng giảm 8,51% so với năm 2006.

Vốn huy động là nguồn vốn đem lại hiệu quả cao trong hoạt động ngân hàng vì chi phí cho loại vốn này thấp hơn các loại vốn khác do đó bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn huy động được ngày càng nhiều vốn. Do đó trong năm 2006 Ngân hàng đã tích cực đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi khách hàng mở tài khoản tiết kiệm, lãi suất huy động linh hoạt, làm thẻ ATM miễn phí để không ngừng gia tăng khoản mục vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2007, nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự giảm sút là do trong giai đoạn này các tổ chức cá nhân sử dụng vốn tự có để đầu tư nhiều hơn là tiết kiệm. Bên cạnh đó, do khả năng huy động vốn của các cán bộ tín dụng còn kém, do lãi suất của Ngân hàng không thật sự hấp dẫn

đối với khách hàng, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên đã làm cho vốn huy động của Ngân hàng giảm.

Cụ thể, tiền gửi của doanh nghiệp năm 2006 là 181.707 triệu đồng tăng 3,8% so với năm 2005 và đến năm 2007 là 179.985 triệu đồng giảm 0,95% so với năm 2006. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của người dân thì liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2006 là 293.663 triệu đồng tương ứng tăng 3,88% so với năm 2006, năm 2007 tiếp tục tăng lên 314.565 triệu đồng tăng 7,12% so với năm 2006. Nguyên nhân là do giá cả nhiều mặt hàng gia tăng, chi phí sản xuất tăng làm cho việc đầu tư mở

rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó một số doanh nghiệp tạm thời chưa có nhu cầu đầu tưđổi mới máy móc, trang thiết bị cho sản xuất,… nên số vốn nhàn rỗi của họ tạm thời gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi. Ngoài 2 loại tiền gửi trên thì việc huy động từ phát hành các công cụ nợ có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2006 giảm 11,59% so với năm 2005, đặc biệt là trong năm 2007 giảm đến 79,87% so với năm 2006. Điều này cho thấy Ngân hàng không tập trung phát triển việc huy động vốn từ việc phát hành các công cụ nợ do Ngân hàng đã huy động được nhiều vốn từ

các nguồn khác mà trong đó chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư với nhiều dịch vụ thu hút khách hàng. Điển hình như thẻ ATM không chỉ dừng lại ở việc rút

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 54 SVTH: Hồ Ngọc Châu

tiền mặt mà còn dùng để chi trả tiền lương qua thẻ và nhiều dịch vụ mua hàng qua thẻ như: mua thẻđiện thoại, chuyển khoản, thanh toán tiền điện, nước,… Tuy nhiên, việc huy động vốn bằng phát hành các công cụ nợ chưa thể nói lên công tác huy

động vốn của Ngân hàng không hiệu quả, bởi kênh huy động vốn này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng vốn huy động (năm 2005 là 17,11%, năm 2006 là 14,95%, năm 2007 là 3,29%).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52 - 54)