Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 68 - 70)

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếđịa phương, giảm lạm phát cùng với việc thực hiện mục tiêu do Hội sở đề ra cho VietinBank Cần Thơ về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, tài chính lành mạnh, một bước chuẩn bị trong tiến trình cổ

phần hóa, chi nhánh đã chọn lọc cẩn thận và hạn chế cho vay khách hàng mới, làm cho tổng dư nợ giảm qua từng năm từ 2005 đến 2007.

Bảng 9: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 144.665 28,66 107.556 27,95 17.601 45,25 -37.109 -25,65 -89.955 -83,64

Trung &

dài hạn 360.097 71,34 277.251 72,05 21.298 54,75 -82.846 -23,01 -255.953 -92,32 Tổng 504.762 100,00 384.807 100,00 38.899 100,00 -119.955 -23,76 -345.908 -89,89

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)

Mặc dù doanh số cho vay năm 2006 và 2007 tăng lên rồi lại giảm xuống nhưng tổng dư nợ tiêu dùng thì liên tục giảm qua các năm. Cụ thể năm 2005, dư nợ

tiêu dùng là 504.762 triệu đồng, đến năm 2006 giảm mạnh xuống còn 384.807 triệu

đồng tức giảm 23,76% và tiếp tục giảm xuống còn 38.899 triệu đồng năm 2007 tương ứng giảm 89,89%. Không chỉ cho vay tiêu dùng mà cho vay trong các lĩnh vực đầu tư khác như cho vay sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, vay dịch vụ

và kinh doanh khác của Ngân hàng cũng đều giảm xuống. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn giảm, về mặt chủ quan thì quy trình xét duyệt đầu tư tín dụng của Ngân hàng có phần chặt chẽ hơn nhằm hạn chếđến mức thấp nhất những rủi ro trong kinh doanh, bên cạnh đó chính sách tín dụng của Ngân hàng cũng có phần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đồng thời giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.

Dư n ngn hn

Ta thấy dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm với tốc độ không

đều nhau. Năm 2006 giảm với tốc độ 25,65% so với năm 2005 và năm 2007 giảm với tốc độ lớn, giảm 83,64% so với năm 2006. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 144.665 triệu đồng, giảm còn 107.556 triệu đồng vào năm 2006 và tiếp tục giảm xuống còn 17.601 triệu đồng vào năm 2007. Nguyên nhân là do trong hai năm gần đây doanh số cho vay giảm và Ngân hàng thu được nhiều khoản nợ đến hạn, trong đó có các khoản nợ cũ từ năm trước khách hàng chưa thanh toán nên đẩy doanh số thu nợ

ngắn hạn tăng trong năm 2007 và làm cho dư nợ giảm xuống.

Dư n trung và dài hn

Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 là 277.251 triệu đồng, giảm mạnh với tỷ lệ 23,01% nhưng đến năm 2007 thì giảm với tỷ lệ tương đối lớn 92,32% đạt 21.298 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản tín dụng trung & dài hạn trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, do đó đối với loại tín dụng này, Ngân hàng phải xem xét, cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Đặc điểm của loại cho vay này là không thể thu hồi vốn ngay mà phải chia thành nhiều kỳ qua nhiều năm. Thời gian cho vay kéo dài thì Ngân hàng có thể thu

được lãi cao tuy nhiên rủi ro mất vốn cũng tăng lên. Nguyên nhân khác là do vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn, theo Quyết định 457/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định: Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 40% vốn huy động của ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này đã hạn chế các khoản tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng. Từ năm 2006, Ngân hàng chủ yếu đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trung & dài hạn hơn mở rộng cho vay nên dư nợ có xu hướng giảm.

Như vậy, trong thời gian qua xu hướng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng là tăng các khoản tín dụng ngắn hạn nhưng chủ yếu vẫn là tập trung vào các khoản tín dụng trung & dài hạn. Từ năm 2005 đến 2007, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm từ

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 70 SVTH: Hồ Ngọc Châu

& dài hạn đã tăng từ 71,34% lên 72,05%, sau đó giảm xuống còn 54,75%. Nhìn vào biểu đồ ta thấy có sự thay đổi cơ cấu tỷ trọng qua các năm của tổng dư nợ tiêu dùng và khoảng cách giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn ngày càng được rút ngắn. Điều này cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng trong việc giảm dư nợ trung và dài hạn. 144.665 17.601 107.556 360.097 21.298 277.251 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2005 2006 2007 Năm T r iu đ ồ n g Ngắn hạn Trung & dài hạn

Hình 8: Dư nợ tiêu dùng theo thời gian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 68 - 70)