Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo thời gian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 73 - 78)

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại VietinBank Cần Thơ như sau:

Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 528 29,40 1.119 26,24 462 24,15 591 111,93 -657 -58,71

Trung & dài hạn 1.268 70,60 3.145 73,76 1.450 75,85 1.877 148,03 -1.695 -53,90

Tổng 1.796 100,00 4.264 100,00 1.912 100,00 2.468 137,42 -2.352 -55,16

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 74 SVTH: Hồ Ngọc Châu

1.268 3.145 1.450 1.119 462 528 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2005 2006 2007 Năm T r iu đ ồ n g Ngắn hạn Trung & dài hạn

Hình 10: Nợ quá hạn tiêu dùng theo thời gian

Cho vay tiêu dùng thường có hạn mức tín dụng thấp nên rủi ro được phân tán và hạn chế, Ngân hàng không gặp phải trường hợp những món vay lớn tập trung vào một khách hàng. Trong 3 năm qua nợ quá hạn tiêu dùng tăng giảm không ổn định. Năm 2005, nợ quá hạn tiêu dùng tại Ngân hàng là 1.796 triệu đồng, đến năm 2006 thì chỉ tiêu này biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và đạt đến 4.264 triệu

đồng tức là gấp hơn 2 lần năm 2005. Đến năm 2007 chỉ tiêu này giảm với tỷ lệ

55,16% đạt 1.912 triệu đồng. Trong đó:

- N quá hn ngn hn: Cũng giống như sự thay đổi của tổng nợ quá hạn, nợ

quá hạn ngắn hạn cũng có xu hướng tăng lên trong năm 2006 và giảm xuống vào năm 2007. Năm 2005 là 528 triệu đồng, tăng lên con số 1.119 triệu đồng vào năm 2006 tức là tăng 111,93%. Thế nhưng đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm xuống và

đạt 462 triệu đồng tức là giảm 58,71% so với năm 2006. Tuy nhiên, mặc dù nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên rồi lại giảm xuống không ổn định nhưng tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong tổng nợ quá hạn lại có xu hướng giảm dần từ 29,40% năm 2005 xuống 26,24% năm 2006 và 24,15% năm 2007.

- N quá hn trung và dài hn: Năm 2005 nợ quá hạn trung và dài hạn là 1.268 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đạt đến 3.145 triệu đồng tức là gấp 2 lần

năm 2005 với tốc độ tăng 148,03%. Đây là một tốc độ tăng khá lớn do chi phí sinh hoạt tăng, do khách hàng làm ăn kém hiệu quả nên khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Các khoản vay trung và dài hạn tăng lên đã làm gia tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng do cho vay trung và dài hạn chứa đựng rủi ro cao hơn. Cho đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.450 triệu đồng tức là giảm 53,9% nhờ Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, bên cạnh đó Ngân hàng có xử lý một số tài sản đảm bảo của các khoản vay này. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm một lượng tương đối lớn. Năm 2005, tỷ

trọng này là 70,6%, tăng lên mức 73,76% vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên 75,85% vào năm 2007. Sở dĩ nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do một số khách hàng của những món vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ lớn làm ăn kém hiệu quả không có khả năng trả nợ Ngân hàng khi đến hạn làm cho chỉ tiêu này cao trong tổng nợ quá hạn. Cho vay thì ít mà nợ quá hạn lại chiếm tỷ trọng lớn cho thấy chất lượng của những khoản vay này là kém, chứa đựng rủi ro cao, Ngân hàng cần tập trung kiểm soát những món cho vay này chặt chẽ hơn để từng bước hạn chế rủi ro tín dụng.

4.2.4.2 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 12: NỢ QUÁ HẠN TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Đầu tư mua xe 673 37,47 914 21,44 465 24,31 241 35,81 -449 -49,12

Đầu tư mua nhà, đất & xây cất,

sửa chữa nhà

1.123 62,53 3.350 78,56 1.447 75,69 2.227 198,31 -1.903 -56,81

Cho vay du học - - - - - - - - - -

Tổng 1.796 100,00 4.264 100,00 1.912 100,00 2.468 137,42 -2.352 -55,16

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 76 SVTH: Hồ Ngọc Châu

Qua 3 năm nợ quá hạn của chi nhánh có sự biến đổi. Cụ thể năm 2006 tổng nợ quá hạn đạt 4.264 triệu đồng tăng 2.468 triệu đồng tức tăng 137,42% so với năm 2005. Sang năm 2007 nợ quá hạn giảm xuống còn 1.912 triệu đồng giảm 2.352 triệu

đồng hay giảm 55,16% so với năm 2006. Trong đó:

+ Đối vi lĩnh vc mua xe: Năm 2005 nợ quá hạn là 673 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 37,47% trên tổng nợ quá hạn tiêu dùng. Năm 2006 nợ quá hạn là 914 triệu

đồng tăng 35,91% và chiếm 21,44% trong tổng số nợ quá hạn. Đến năm 2007 dư nợ

quá hạn là 465 triệu đồng giảm 449 triệu đồng hay đã giảm 49,12% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 24,31% trong tổng nợ quá hạn tiêu dùng của Ngân hàng. Nguyên nhân là do giá cả vật chất leo thang trong những năm qua, lãi suất ngân hàng biến động, lạm phát gia tăng dẫn đến nhiều khách hàng chưa thể thanh toán nợ

và lãi cho Ngân hàng, phải đến Ngân hàng xin gia hạn nợ và khi không thể gia hạn

được nữa buộc Ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn.

+ Đối vi lĩnh vc mua nhà, đất & xây ct, sa cha nhà: Năm 2005 nợ quá hạn là 1.123 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,53% trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng, sang năm 2006 dư nợ lĩnh vực này đạt 3.350 triệu đồng tăng 2.227 triệu đồng tức tăng 198,31% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 78,56%. Nguyên nhân là do một số khách hàng sau khi được vay vốn của Ngân hàng đã không sử dụng theo

đúng mục đích đã trình bày với Ngân hàng mà còn vì mục đích khác như đầu cơ, dùng cho mục đích kinh doanh, thậm chí là tiêu xài cá nhân,… Đến khi xảy ra sự

việc làm ăn thua lỗ không còn khả năng trả nợ thế là phát sinh nợ xấu. Vì vậy Ngân hàng cần phải thận trọng trong thẩm định và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Đến năm 2007 dư nợ quá hạn của lĩnh vực này giảm xuống còn 1.447 triệu đồng giảm 1.903 triệu đồng tương đương giảm 56,81% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 75,69%. Bên cạnh quyết tâm của Ngân hàng trong việc giảm nợ

quá hạn thì một số khách hàng có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng đã chủ động tìm cách bán tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng để có tiền trả nợ vay. Tuy nhiên, một số khách hàng khác lại cố tình không muốn trả nợ cho Ngân hàng, không chịu bất cứ

thỏa thuận nào của Ngân hàng về việc bán tài sản đảm bảo để trả nợ vay, buộc Ngân hàng phải kiện ra tòa án nhờ các cơ quan có thẩm quyền cho phép phát mãi tài sản

đảm bào thu hồi nợ. Cách làm này tuy mất thời gian nhưng đã giúp Ngân hàng phần nào giảm được các khoản nợ xấu. Ngoài ra, Ngân hàng còn dùng biện pháp trích quỹ

dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ không thể thu hồi. Nhờ vậy các khoản nợ quá hạn đã giảm đáng kể.

+ Đối với lĩnh vực cho vay du học: Đây là sản phẩm mới được Ngân hàng phát triển trong năm 2007 nên hầu như chưa phát sinh khoản nợ quá hạn nào.

Nhìn chung, nợ quá hạn tuy có tăng cao trong năm 2006 nhưng đã giảm đi vào năm 2007, có được kết quả khả quan như trên là nhờ vào sự nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn. tóm lại, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả. Từ đó để có thể đạt kết quả tốt hơn nữa về

giảm nợ quá hạn tiêu dùng của Ngân hàng trong những năm tới, Ngân hàng cần có những biện pháp tốt hơn về việc xử lý nợ quá hạn và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay, không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. Chi nhánh phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như: tình hình kinh tế - xã hội, nhu cầu xã hội,… mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. Sau đây là biểu đồ về tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm như sau:

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 78 SVTH: Hồ Ngọc Châu

3.350 1.447 465 914 673 1.123 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 2005 2006 2007 Năm T r iu đ ồ n g Đầu tư mua xe Đầu tư mua nhà, đất & xây cất, sửa chữa nhà

Hình 11: Nợ quá hạn tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 73 - 78)