Phong trào văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 35)

1.2. Khái quát về tình hình văn hóathành phố Bắc Ninh

1.2.4. Phong trào văn hóa

1.2.4.1. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Trong 5 năm quaphong trào tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố ln được nhân rộng và duy trì hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có thể kể đến các phong trào như:

Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa trên địa bàn thành phố luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”.

UB MTTQ với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư”- phong trào “Ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, Hội Phụ nữ với việc thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội Nơng dân với phong trào “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” và xây dựng gia đình nơng dân văn hố…

Phong trào xây dựng làng, khu phố văn hoá:

Xác định rõ phong trào xây dựng làng, khu phố văn hoá là một phong trào quần chúng rộng rãi đã và đang được triển khai thực hiện ở tất cả các khu dân cư, mọi người dân tích cực xây dựng làng, khu phố văn hóa.

Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chu n văn hoá:

Trên địa bàn thành phố hàng năm có từ 95-100 cơ quan, đơn vị đăng ký tham gia phong trào. Góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp cơng sở, ý thức chấp hành kỷ luật cũng như xây dựng mơi trường văn hóa nơi làm việc.

Phong trào xây dựng Xã đạt chu n văn hố nơng thơn mới; Phường đạt chu n văn minh đô thị:

Năm 2013 phong trào được thực hiện trên địa bàn thành phố. Kết quả thu được rất đáng khích lệ.Phong trào xây dựng Xã đạt chu n văn hóa nơng thơn mới ln được gắn liền với Chương trình xây dựng nơng thơn mới và Đề án phát triển đô thị giai đoạn 2011-2015, thành phố Bắc Ninh có 6/6 xã thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới. Riêng các tiêu chí về văn hóa trong việc xây dựng nơng thơn mới các xã đều đạt; các tiêu chí cịn lại 4 xã đã cơ bản hoàn thành gồm: Khúc Xuyên, Phong Khê, Hòa Long, Kim Chân.

1.2.4.2. Phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đơng đảo tầng lớp cán bộ, nhân dân đồng tình hưởng ứng, đem lại những hiệu quả tích cực, thúc đ y phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” phát triển, góp phần nâng cao dân trí và hình thành nếp sống văn hố mới trong mỗi người dân.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực.

- Trong việc cưới Nhiều nơi nhà trai, nhà gái kết hợp tổ chức chung bữa cơm thân mật,

giảm bớt sự phiền hà cho khách của hai gia đình, tình trạng ăn uống linh đình kéo dài giảm rõ rệt. Các tục lệ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, xin cưới, đón dâu đã tổ chức gọn nhẹ hơn trước. Trong đám cưới, khơng cịn hiện tượng bày thuốc lá tiếp khách, đã giảm được hiện tượng uống nhiều rượu bia, các gia đình khơng cịn tổ chức cỗ lại mặt.

Đối với cán bộ, đảng viên khi tổ chức lễ cưới của bản thân hoặc của con em mình, đã báo cáo với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan về hình thức tổ chức, số lượng khách mời và thời gian tổ chức hạn chế , khơng mời khách trong giờ hành chính.

- Trong việc tang: Nhìn chung việc thực hiện NSVM trong việc tang đã có những bước

chuyển biến tích cực. Chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện NSVM đảm bảo các nghi thức truyền thống. Nhiều hộ dân dùng đĩa nhạc tang sử dụng thay cho phường kèn, mở với âm lượng vừa phải, không mở nhạc tang trước 6 giờ sáng và quá 22 giờ đêm; nhiềuđám tang sử dụng mâm hoa, vòng hoa luân chuyển cho các đoàn đến viếng (đặc biệt trong khối cán bộ công chức), thực hiện hỏa táng đạt tỷ lệ cao nhất ở tỉnh.

- Tổ chức Lễ hội

Lễ hội, Di sản văn hoá phi vật thể của nền văn hiến Kinh Bắc, do cộng đồng nhân dân sáng tạo ra trong lịch sử, đang trở thành nguồn nội lực to lớn, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh, đồng thời đây là niềm tự hào của nhân dân Bắc Ninh bởi đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.

Vào dịp đầu xuân, thành phố Bắc Ninh lại rộn ràng với những lễ hội truyền thống, với các hoạt động tâm linh, văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian vui tươi, lành mạnh, thu hút nhiều du khách thập phương, đặc biệt là các thế hệ trẻ hướng về cội nguồn, đoàn kết cộng đồng, phát huy được những thuần phong mỹ tục của quê hương, đất nước.

Đa số các lễ hội làng xã Bắc Ninh nh m tưởng nhớ các danh nhân lịch sử, văn hoá, những người đã có nhiều cơng lao với quê hương, đất nước. Cũng là những ngày kỷ niệm, nhớ ơn các danh dân văn hoá – nghệ thuật của quê hương, đất nước như lễ hội Đền Vua Bà (Viêm Xá – Hoà Long – Yên Phong) là ngày hội nhớ ơn vị Thuỷ tổ quan họ, theo truyền tích là người có cơng sáng tạo sinh hoạt văn hoá quan họ để ngày nay trở thành di sản văn hoá của

nhân loại.

Tiểu kết

Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp thành phố có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Đảng và Nhà nước. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố cần có những nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải có sự khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở cơ sở

Luận văn nghiên cứu lý luận nh m phân tích các quan niệm về quản lý, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về văn hóa, làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa của các thuật ngữ, tìm ra những đặc điểm và hiểu được vai trị của cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố Bắc Ninh nói riêng, đồng thời nghiên cứu tổng quan về thành phố Bắc Ninh để thu thập thông tin về vị trí địa lý, lịch sử hình thành, kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là tình hình phát triển văn hóa để tìm ra những đặc điểm nổi bật về văn hóa ở thành phố Bắc Ninh so với những địa phương khác. Kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận ở chương 1 là cơ sở khoa học quan trọng để khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý văn hóa tại thành phố Bắc Ninh làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng của cơng tác quản lý văn hóa của thành phố trong thời gian tới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH

2.1. Chủ thể quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)