Thực thi chính sách văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

-Chính sách xã hội hố hoạt động văn hố

Phịng Văn hố - Thơng tin thành phố chủ động áp dụng chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, động viên nhân lực, vật lực trong mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động sáng tạo, phổ biến văn hóa.Trong thực tiễn, hoạt động biểu diễn văn hoá – văn nghệ xuất hiện các ban nhạc gia đình, nghệ sỹnghiệp dư... tham gia vào hoạt động phổ biến văn hoá. Trước đây văn hoá chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, nhưng hiện nay đối tượng phục vụ của văn hoá đã đa dạng hơn, văn hố – văn nghệ cịn đáp ứng những nhu cầu khác của nhân dân như phục vụ biểu diễn tại các nhà hàng, kinh doanh du lịch, khách sạn, khai trương, các lễ cưới,

tiệc sinh nhật...tất cả các hoạt động vận hành trong sự quản lý của nhà nước, theo quỹ đạo văn hoá xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua, công tác xã hội hoá trong các hoạt động thể dục thể thao luôn được quan tâm, thu hút đông đảo các cá nhân, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho sự nghiệp phát triển thể thao của thành phố. Một trong những điểm nhấn của cơng tác xã hội hố của thành phố là kêu gọi đầu tư, tài trợ cho hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao. Trên khắp địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện nay có các bể bơi, nhà thi đấu, phịng tập, sân tennis, sân bóng đá cỏ nhân tạo…do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhânđầu tư xây dựng phục vụ hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu luyện tập, nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, giải quyết được một phần những khó khăn về ngân sách nhà nước.

- Chính sách đãi ngộ nghệ nhân dân ca quan họ

Bắc Ninh là một trong hai địa phương đầu tiên của cả nước có chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân dân gian, diễn viên, nhân viên phục vụ nhà hát…mà khơng chờ chính sách từ Nhà nước. Trí tuệ của nghệ nhân nói riêng và trí tuệ của con người nói chung là kho tài nguyên, tài sản vô giá và quyết định sự trường tồn của văn hóa.

Đối với những nghệ nhân thực hành trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trí tuệ của họ khơng chỉ quyết định sự tồn tại của di sản, mà cịn góp thêm điều kiện để các di sản văn hóa được phát huy trong cuộc sống đương đại, tạo ra những sản ph m vật chất, tinh thần quan trọng, đem lại những giá trị văn hóa mới góp phần thúc đ y sự phát triển của xã hội.

Thực hiện Quyết định số 190/2003/QĐ-UBND ngày 21 tháng 05 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về “Quy định chế độ đãi ngộ với nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân viên phục vụ Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh”, Phịng Văn hố - Thơng tin chỉ đạo thống kê, rà sốt, lập danh sách các liền anh, liền chị quan họ trên địa bàn thành phố làm cơ sở cho việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh, phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, b ng khen, giấy khen của chính quyền, tổ chức,… tơn vinh trong cộng đồng, xã hội. Định kỳ hàng tháng phịng Tài chính – Kế hoạch thành phố chi trả chế độ cho các nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh đảm bảo theo đúng quy định.Theo Bà Hoàng Thị Lan, 68 tuổi, thơn Viêm Xã- Xã Hồ Long- TP Bắc Ninh. “Lãnh đạo Tỉnh ban hành chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân theo tôi là một ứng

xử nhân văn, phù hợp với lịng dân, qua đó khích lệ, động viên các thế hệ nghệ nhân tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa quan họ

Bắc Ninh”.

Chính sách khơng chỉ mang ý nghĩa xã hội nh m tơn vinh, đãi ngộ, chăm sóc một cách thiết thực cả về vật chất và tinh thần đối với những nghệ nhân mà còn khẳng định quan điểm về sự trân trọng gìn giữ tinh hoa văn hóa của quê hương, dân tộc; giúp các nghệ nhân nhận thấy vai trị của mình trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và góp phần cùng xây dựng đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)