Kế hoạch chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội hàng năm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 41)

2.2. Các văn bản quản lý

2.2.1. Kế hoạch chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội hàng năm

Hàng năm, phịng Văn hố – Thông tin thành phố tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh theo quy định, lựa chọn chủ đề lễ hội của năm. Trong kế hoạch Phịng VH-TT đề cập đến các nội dung như: trình tự, thủ tục tổ chức lễ hội; thành lập Ban tổ chức; quy định cụ thể về trang trí, khánh tiết tại khu vực tổ chức lễ hội; chú trọng quy hoạch tổng thể không gian lễ hội; xây dựng phương án đảm đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ, vệ sinh an tồn thực ph m, vệ sinh mơi trường; cơng tác quản lý tài chính; đ y mạnh cơng tác tun truyền, giới thiệu về giá trị di tích và lễ hội truyền thống của địa phương trên hệ thống Đài truyền thanh; mở chuyên trang, chuyên mục thông tin về lễ hội truyền thống, giới thiệu quảng bá hình ảnh lễ hội.

Người viết đã phóng vấn bà Nguyễn Phương Nga, 37 tuổi, Phó trưởng phịng Tài chính – kế hoạch thành phố đánh giá về hiệu quả của việc lập kế hoạch chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội: “Tôi cho rằng việc lập kế hoạch trong bất kì cơng việc nào đều có ý nghĩa vơ cùng quan

trọng, đặc biệt trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Xây dựng kế hoạch chi tiết giúp Phòng VH-TT, các đơn vị liên quan có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức, góp phần tổ chức các lễ hội an toàn, trang nghiêm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân. Bên cạnh đó, khắc phục được những hạn chế trong việc tổ chức lễ hội của những năm trước”.

2.2.2. Kế hoạch toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố giai đoạn 2011-2015

Thực hiện Kế hoạch số 914/KH-UBND, ngày 18 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng ĐSVH” giai đoạn 2011- 2015, Phịng VH-TT đã tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch, phấn đấu đến đến năm 2015 có 95 số hộ gia đình đạt chu n văn hố; 76 số thôn, làng, khu phố đạt chu n văn hố; 95 các cơng sở đạt chu n văn hoá; 100 xã đạt danh hiệu xã đạt chu n nông thôn

mới; trên 40 số người thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; trên 30 số gia đình luyện tập thể thao; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,2 .

Trong kế hoạch, phòng chỉ ra những nội dung cần thực hiện, nâng cao chất lượng các phong trào, gắn kết phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng ĐSVH” với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội; đề cập đến các giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tiêu chí khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào…

2.2.3. Đề án xây dựng nếp sống văn hoá – văn minh đơ thị giai đoạn 2012-2015

Q trình đơ thị hoá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển hố nhanh chóng địa bàn dân cư từ xã lên phường, từ nông thôn lên thành thị. Một bộ phận dân cư chưa có ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự xây dựng đơ thị, mơi trường, vệ sinh đường phố và nơi công cộng; thiếu ý thức bảo vệ tài sản công; hành vi ứng xử, giao tiếp chưa phù hợp với nếp sống văn minh đô thị.Để tiếp tục đ y mạnh việc xây dựng nếp sống văn hoá - văn minh đơ thị trong q trình phát triển chung của thành phố, phát huy những kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản nh m tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ nét trong nếp sống của cư dân thành phố Bắc Ninh, phịng Văn hố - TT tham mưu UBND thành phố Bắc Ninh xây dựng Đề án “Xây dựng nếp sống văn hố - văn minh đơ thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2015”.

Bảng 2.2: Bảngmục tiêu ây dựng nếp sống văn hố - văn minh đơ thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninhtừ năm 2012- 2015 STT Chỉ tiêu Kết quả 2010 Kết quả 2011 Kế hoạch 2012 Kế hoạch 2013 Kế hoạch 2014 Kế hoạch 2015 1 Làng, khu phố đạt danh hiệu văn hoá

62,0% 66,6% 70,0% 72,0% 74,0% 76,0%

2 Số người thường xuyên luyện tập TDTT

35,9% 36,4% 37,9% 39,4% 40,9% 41,5%

3 Số gia đình thể thao 24,7% 26,2% 27,7% 28,2% 29,7% 31,2% 4 Xây dựng nhà văn hố

thơn, khu phố

90,0% 92,3% 97,2% 100% 100% 100%

5 Hộ gia đình văn hố 92,2% 92,5% 93,5% 94% 94,5% 95% 6 Thành lập Trung tâm 6 6 6 8 10 12

VHTT cấp xã

[Nguồn Phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố Bắc Ninh] Ưu điểm:Việc lập kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với cơng tác quản lý. Nó là

chức năng cơ bản của mọi nhà quản lý. Các kế hoạch được xây dựng ra để tổ chức, quản lý các hoạt động văn hố một cách hiệu quả, đóng vai trị nhất định như: Giúp cơ quan quản lý ứng phó linh hoạt với những thay đổi có thể xảy ra trong công tác quản lý, đặc biệt đối với hoạt động tổ chức lễ hội vốn rất nóng trong một vài năm trở lại đây trên địa bàn thành phố.

Hạn chế:Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, việc xây dựng kế hoạch chưa

chú trọng khai thác phát huy, phát triển du lịch tâm linh, bởi Bắc Ninh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh. Phịng VH-TT thiếu các kế hoạch xây dựng các tour, tuyến và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại các điểm, khu du lịch…

Nguyên nhân Ngành văn hoá vẫn chưa có mộtđịnh hướng chiến lược cụ thể, rõ ràng cho

việc khai thác các nguồn lực để phát triển du lịch tâm linh. Khả năng tham mưu còn hạn chế, chưa phát huy được những tiềm năng của thành phố Bắc Ninh như: miền quê của nhiều di sản văn hóa, trong đó có di sản được thế giới vinh danh, của những di tích lịch sử tiêu biểu, có hệ thống giao thơng thuận tiện...Đó là những tiềm năng quý giá để phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là du lịch tâm linh.

2.3. Các hoạt động quản lý

2.3.1. Thực thi chính sách văn hóa

-Chính sách xã hội hố hoạt động văn hố

Phịng Văn hố - Thơng tin thành phố chủ động áp dụng chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, động viên nhân lực, vật lực trong mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động sáng tạo, phổ biến văn hóa.Trong thực tiễn, hoạt động biểu diễn văn hố – văn nghệ xuất hiện các ban nhạc gia đình, nghệ sỹnghiệp dư... tham gia vào hoạt động phổ biến văn hoá. Trước đây văn hoá chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, nhưng hiện nay đối tượng phục vụ của văn hoá đã đa dạng hơn, văn hố – văn nghệ cịn đáp ứng những nhu cầu khác của nhân dân như phục vụ biểu diễn tại các nhà hàng, kinh doanh du lịch, khách sạn, khai trương, các lễ cưới,

tiệc sinh nhật...tất cả các hoạt động vận hành trong sự quản lý của nhà nước, theo quỹ đạo văn hoá xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua, công tác xã hội hố trong các hoạt động thể dục thể thao ln được quan tâm, thu hút đông đảo các cá nhân, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho sự nghiệp phát triển thể thao của thành phố. Một trong những điểm nhấn của cơng tác xã hội hố của thành phố là kêu gọi đầu tư, tài trợ cho hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao. Trên khắp địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện nay có các bể bơi, nhà thi đấu, phòng tập, sân tennis, sân bóng đá cỏ nhân tạo…do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhânđầu tư xây dựng phục vụ hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu luyện tập, nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, giải quyết được một phần những khó khăn về ngân sách nhà nước.

- Chính sách đãi ngộ nghệ nhân dân ca quan họ

Bắc Ninh là một trong hai địa phương đầu tiên của cả nước có chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân dân gian, diễn viên, nhân viên phục vụ nhà hát…mà khơng chờ chính sách từ Nhà nước. Trí tuệ của nghệ nhân nói riêng và trí tuệ của con người nói chung là kho tài nguyên, tài sản vô giá và quyết định sự trường tồn của văn hóa.

Đối với những nghệ nhân thực hành trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trí tuệ của họ khơng chỉ quyết định sự tồn tại của di sản, mà cịn góp thêm điều kiện để các di sản văn hóa được phát huy trong cuộc sống đương đại, tạo ra những sản ph m vật chất, tinh thần quan trọng, đem lại những giá trị văn hóa mới góp phần thúc đ y sự phát triển của xã hội.

Thực hiện Quyết định số 190/2003/QĐ-UBND ngày 21 tháng 05 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về “Quy định chế độ đãi ngộ với nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân viên phục vụ Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh”, Phịng Văn hố - Thơng tin chỉ đạo thống kê, rà sốt, lập danh sách các liền anh, liền chị quan họ trên địa bàn thành phố làm cơ sở cho việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh, phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, b ng khen, giấy khen của chính quyền, tổ chức,… tôn vinh trong cộng đồng, xã hội. Định kỳ hàng tháng phịng Tài chính – Kế hoạch thành phố chi trả chế độ cho các nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh đảm bảo theo đúng quy định.Theo Bà Hoàng Thị Lan, 68 tuổi, thơn Viêm Xã- Xã Hồ Long- TP Bắc Ninh. “Lãnh đạo Tỉnh ban hành chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân theo tôi là một ứng

xử nhân văn, phù hợp với lịng dân, qua đó khích lệ, động viên các thế hệ nghệ nhân tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa quan họ

Bắc Ninh”.

Chính sách khơng chỉ mang ý nghĩa xã hội nh m tơn vinh, đãi ngộ, chăm sóc một cách thiết thực cả về vật chất và tinh thần đối với những nghệ nhân mà còn khẳng định quan điểm về sự trân trọng gìn giữ tinh hoa văn hóa của quê hương, dân tộc; giúp các nghệ nhân nhận thấy vai trị của mình trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và góp phần cùng xây dựng đất nước nói chung.

2.3.2. Quản lýcác hoạt động văn hóa

2.3.2.1.Quản lý xây dựng đời sống văn hố cơ sở

Việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở lúc nào cũng được đặt là công tác trọng tâm của ngành văn hoá. Quán triệt tinh thần văn kiện của Đảng, ngành văn hố nói chung và phịng Văn hố - Thông tin thành phố Bắc Ninh nói riêng đã có những trăn trở, tìm tịi nh m khơng ngừng nâng cao chất lượng hoạt động văn hố ở cơsở.

Nói về ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hố ở cơ sở, có thể nêu ra quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bản di chúc, Người viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hố, nh m khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Thực hiện di chúc của Người, kể từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng vai trị của văn hoá, văn nghệ, thường xuyên chăm lo đời sống văn hoá, đáp ứng các nhu cầu văn hoá của nhân dân lao động, đồng thời thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới.

Ban chỉ đạo phong trào thành phố được kiện toàn, bổ sung kịp thời, đúng hướng dẫn của BCĐ Trung ương, gồm 27 thành viên, đ/c Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách khối văn hoá-xã hội làm trưởng BCĐ. Phịng Văn hố - Thơng tin là cơ quan thường trực BCĐ phong trào xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố, khu phố văn hố, xã đạt chu n văn hóa nơng thơn mới, phường đạt chu n văn minh đơ thị và phong trào “Tồn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; phối hợp vớiBan Tuyên giáo Thành uỷ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xây dựng phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng ĐSVH ở khu dân cư”. Phịng VH-TT phối hợp với các ngành, đồn thể đ y mạnh các phong trào xây dựng xã, phường lành mạnh khơng có tệ nạn mại dâm, ma tuý, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chu n văn hóa”…Vào dịp cuối năm, phịng VH-TT đề xuất với BCĐ, hội đồng thi đua-khen thưởng các cấp khen thưởng danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện các phong trào.BCĐ phong trào các cấp từ thành phố đến cơ sở có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và triển khai thực hiện hiệu quả phong trào, thường xuyên theo dõi bám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện phong trào.

Đời sống văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, người viết chỉ đi sâu về quản lý thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn hoá, phong trào văn nghệ, TDTT.

-Quản lý hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở

Nhà nước và Bộ, ngành chủ quản ban hành cơ chế chính sách, trong đó chú trọng tới hoạt động của các thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở: Bộ VHTT&DL ban hành Văn bản số 1182/HD - BVHTT ngày 14/4/2004 về việc hướng dẫn xây dựng thiết chế làng, thơn, ấp, bản, khu phố; Chính phủ ban hành Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31-10 - 2005 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở đến năm 2010...

Phòng VH-TT thành phố xây dựng kế hoạch, kiểm tra tiến độ xây dựng, đánh giá chất lượng hoạt động nhà văn hoá, lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của cán bộ văn hoá xã, phường, chủ nhiệm NVH, nhu cầu của nhân dân để kịp thời phát hiện vướng mắc ở cơ sở trong hoạt động của nhà văn hoá. Kịp thời báo cáo, tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động NVH.

Người viết phỏng vấn chị Trần Vân Anh, 37 tuổi, cán bộ văn hoá phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh; anh Lê Đình Tâm, 40 tuổi, cán bộ văn hoá Xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. Cả 2 đều có chung kiến nghị r ng: “Theo quy định, nhà văn hóa xã, phường là nơi tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động VHTT, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt VHTT dân tộc; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ VHTT cho Nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp Nhân dân tham gia mọi hoạt động VHTT; phục vụ các nhiệm vụ KT - XH của địa phương. Tuy nhiên, một số nhà văn hoá ở một số phường ố đang vi phạm lỗi như: sử dụng một phần diện tích Nhà văn hóa để cho thuê làm dịch vụ, phục vụ lợi ích kinh tế (trông giữ xe; tổ

chức đám cưới…). Với tư cách là những người làm công tác văn hố, chúng tơi kỳ vọng thời gian tới các cơ quan chức năng vào cuộc, chấm dứt hiện tượng trên, để Nhà văn hoá trở lại đúng chức năng, nhiệm vụ vốn có”.

Cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao ở cơ sở được thành phố quan tâm đầu tư và khơng ngừng phát triển, hồn thiện: Trung tâm Văn hoá - Thể thao thành phố được khánh thành và đi vào hoạt động; năm 2015 có 5/19 trung tâm văn hố - thể thao cấp xã; các xã, phường còn lại đã và đang lập quy hoạch quỹ đất xây dựng trung tâm văn hố; 104/114 nhà văn hóa các thơn, khu phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng phục vụ tốt nhiệm vụ tại địa bàn dân cư. Hàng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)