3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá ở thành phố Bắc Ninh
3.3.2. Giải pháp đối với cơ chế, phương thứcquản lý
Phòng VH-TT cần chú trọng sửa đổi bổ sung qui chế làm việc của Phòng VH-TT; xây dựng qui chế phối hợp tổ chức hoạt động VH, TT&DL giữa ngành văn hóa với các ngành như MTTQ, các đồn thể ở thành phố. Tăng cường phối hợp với nhân dân để tổ chức, quản lý, giám sát các hoạt động văn hoá diễn ra trên địa bàn thành phố.
- Để quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố Bắc Ninh b ng pháp luật, cán bộ làm cơng tác văn hóa ở thành phố cần nắm vững các quy định của pháp luật đối với từng nội dung quản lý, phổ biến quy định tới các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách xã hội hóa văn hố theo Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP, ngày18/4/2005 của Chính phủ về đ y mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hố và thể dục thể thao.Xã hội hóa hoạt động văn hóa nh m mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất trong tồn xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân để phát triển sự nghiệp văn hóa. Thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa nh m huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội chăm lo đến hoạt động văn hóa ngày càng cao của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ văn hóa ở mức độ ngày càng cao trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phát triển văn hóa phải gắn chặt với phát triển kinh tế, văn hóa là động lực để phát triển kinh tế và phát triển kinh tế là nguồn lực vững chắc để nâng cao và phát triển văn hóa, hai lĩnh vực này ln song hành và bổ trợ cho nhau.
Tăng cường đầu tư tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa. Huy động kinh phí đầu tư cho tổ chức các hoạt động văn hóa, TDTT, du lịch; bảo tồn văn hóa truyền thống, hỗ trợ nghệ nhân dân gian, trang thiết bị cho đội thông tin lưu động thành phố như: xe cổ động, âm thanh ánh sáng... để hoạt động có hiệu quả trong thực hiện cơng việc. Tăng ngân sách cho sự nghiệp VH, TT&DL; TT&TT khai thác sử dụng có hiệu quả kinh phí của tỉnh cấp cho chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các hoạt động văn hóa.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá văn hoá đến các cơ quan, đơn vị và mọi tầng lớp nhân dân. Phát động các phong trào thi đua ở các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong thực hiện cơng tác xã hội hóa: Xây dựng và ban hành quy định thi đua, khen thưởng, khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân tham gia; Phòng VH-TT thành phố tăng cường phối hợp với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và phối hợp MTTQ, các đoàn thể, các tổ chức và cộng đồng tham gia thực hiện thanh tra, kiểm tra - giám sát; Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ ngân sách xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí như: Hỗ trợ nguồn nhân lực; chính sách về cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng; phát huy tính tự quản của cộng đồng; đầu tư trang thiết bị, kinh phí hoạt động đảm bảo các thiết chế văn hóa ở cơ sở hoạt động có hiệu quả.
- Trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Thành phố Bắc Ninh với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hố của tỉnh, q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hoá diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng tiềm n những tác động tiêu cực đối với cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hố của địa phương. Phịng VH-TT thành phố cần tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý việc trùng tu, tơn tạo di tích; xây dựng quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích….
Để giữ gìn di sản văn hóa, giữ gìn vẻ đẹp Kinh Bắc nghìn năm văn hiến, Phịng VH-TT cần tham mưu UBND thành phố thành lập Trung tâm lưu trữ và cung cấp các nguồn tài liệu về quan họ phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu về quan họ;nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu trang phục của các liền anh, liền chị tại các cuộc triển lãm, lễ hội để du khách trong và ngoài nước thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ mượt mà có thể cảm nhận được vẻ đẹp của văn hố, trình độ th m mỹ của người Kinh Bắc qua trang phục quan họ. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đã nhận xét về trang phục quan họ đó là thể hiện sự nền nã mà tươi tắn, quý phái mà giản dị, vừa cởi mở lại vừa đoan trang…
- Tăng cường quản lý cán bộ, thực hiện tốt việc đánh giá, phân công nhiệm vụ cho cán bộ văn hóa. Cán bộ làm cơng tác văn hóa phải nắm được đường lối, quan điểm, chính sách về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đối với văn hóa dân tộc, các văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ VH, TT&DL, các Bộ ngành khác có liên quan, UBND các cấp về VH, TT&DL, hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động VH, TT&DL các cấp để tiện cho việc liên hệ công tác và xử
lý thơng tin, phải nắm vững tình hình đặc điểm văn hóa các dân tộc ở thành phố, đổi mới cách làm phù hợp với thực tế, cần biết rõ chức trách, nhiệm vụ; Cán bộ được quy hoạch là người đủ tiêu chu n, hoàn thiện qua đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện thực tế; chú trọng cán bộ có năng khiếu nghệ thuật, có năng lực quản lý văn hóa.
Hàng năm Phịng VH-TT cần đề xuất đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên mơn cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hố ở các cấp. Sử dụng cán bộ hợp lý, chú trọng việc cử cán bộ đi học tập, tham quan, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ở các nước trong khu vực góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hoá ở địa phương.