2.2. Các hoạt động quản lý
2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa
Trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng QLNN đối với hoạt động quản lý di tích và lễ hội; quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở; xây dựng đời sống văn hóa ở cở sở;
2.2.3.1. Hoạt động quản lý di tích và lễ hội
Theo tư liệu thống kê của Phòng VH&TT huyện Phú Xuyên hiện nay cho biết, tính đến hết quý I năm 2016 tại huyện Phú Xuyên có tổng số 413 di tích gồm di tích đã được xếp hạng và những di tích chưa xếp hạng. Di tích được phân bố ở 28 xã/thị trấn, số lượng di tích rất lớn nhưng mật độ di tích phân bố ở các xã, thị trấn trong huyện khơng đồng đều. Di tích tập trung dày đặc ở 06 xã như: Hồng Thái, Hoàng Long, Vân Từ, Phú Túc, thị trấn Phú Xuyên, Tân Dân... với 186 di tích chiếm trên 45,04% tổng số di tích tồn huyện. Bên cạnh đó, một số xã, thị trấn như thị trấn Phú Minh, Đại Thắng, Minh Tân, Nam Triều, Sơn Hà, Phượng Dực, Hồng Minh, Quang Trung... mỗi xã, thị trấn chỉ có 03 - 16 di tích.
Huyện Phú Xun có 157 thơn, thơn nào cũng có lễ hội (hội làng) được tổ chức chủ yếu vào dịp đầu năm. Theo tư liệu thống kê của Phịng VH&TT huyện Phú Xun hiện nay có nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Ngoài ra, số liệu thống kê tại huyện Phú Xuyên có 07 lễ hội tiêu biểu được tổ chức thường xun với quy mơ lớn và có nhiều trị chơi, trị diễn đặc sắc tiêu biểu, đó là lễ hội chùa Bối Khê và lễ hội đình Giẽ Thượng, đình Giẽ Hạ, lễ hội đình Phú Nhiêu (Đua thuyền, Hị cửa đình - Múa hát bài bơng) xã Quang Trung và lễ hội rước nước đình Cát Bi xã Thụy Phú… Tuy nhiên, cho đến nay cơ bản các lễ hội truyền thống của các làng, khu dân cư cứ 3 hoặc 5 năm được tổ chức một lần vào năm chẵn (Thực hiện theo nghị quyết của
Huyện ủy và sự chỉ đạo của UBND huyện theo đúng Quy ước xây dựng Nông thôn mới được xây dựng từ đầu năm 2012 thay cho quy ước hương ước làng văn hóa trước đây).
Để thực hiện tốt công tác quản lý cũng như hướng dẫn tổ chức, Phòng VH&TT đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền những văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước, cơ quan cấp trên như: thông tư số 04/TTLT-BVHTTDL-BNV của Bộ văn hóa thể thao và du lịch với Bộ Nội vụ ngày 30/5/2014 về hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo. Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, thành phố Hà Nội, huyện ủy, UBND huyện, Phòng VH&TT đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập các tiểu ban triển khai hoạt động. Đặc biệt, trong các năm qua huyện Phú Xuyên đã thực hiện đề án “Tăng cường công tác quản lý nhằm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa” trên địa bàn tồn huyện.
* Về quản lý di tích
Huyện Phú Xuyên trong những năm trước và sau khi sáp nhập đến nay (2008 sáp nhập tỉnh Hà Tây vào TP.Hà Nội) luôn là một trong những địa phương có tốc độ phát triển mạnh mẽ, có nhiều dự án xây dựng các khu đô thị mới và quy hoạch nơng thơn mới. Trong đó có quy hoạch tổng thể và bảo tồn các di tích đã xếp hạng theo quy định tại Luật DSVH và Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích. Ơng Nguyễn Tùng Lâm - Trưởng phòng VH&TT huyện cho biết: “Hiện nay, trong điều kiện Phú Xuyên
đang diễn ra q trình đơ thị hóa mạnh mẽ, việc tiến hành quy hoạch tổng thể cho các di tích
trọng điểm của huyện được coi là việc làm cấp bách. Lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo quy hoạch một số di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Với mục tiêu bảo tồn di sản và phát triển du lịch văn hóa làng nghề bền vững tại địa phương trong giai đoạn 2015 - 2020” [PL2, tr.147].
Theo báo cáo tình hình cơng tác quản lý văn hố, trong đó có quản lý di tích của Phịng VH&TT huyện Phú Xuyên ký ngày 05 tháng 8 năm 2014 cho biết: 100% các di tích xếp hạng đều được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật DSVH. Trong hồ sơ xếp hạng di tích, việc khoanh vùng bảo vệ được thực hiện theo sơ đồ bản vẽ và có sự thống nhất cao của cơ quan có liên quan từ thơn, xã, huyện, thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế để việc khoanh vùng bảo vệ cho di tích được đảm bảo như trong biên bản khoanh vùng tại hồ sơ, cần phải có sự chỉ đạo cụ thể của cơ quan quản lý di tích và các cấp, các ngành. Theo ơng Nguyễn Tùng Lâm -
Trưởng phòng VH&TT huyện Phú Xuyên cho biết “Đối với các di tích đã được xếp hạng, để
có thể giải phóng mặt bằng theo sơ đồ quy hoạch tổng thể bảo vệ di tích cần có lượng kinh phí
lớn. Người dân cần được đền bù thỏa đáng thì họ sẽ di chuyển ra khỏi vùng bảo vệ di tích. Trong tình hình kinh phí ít và khó khăn như hiện nay, việc giải phóng đất đai ở di tích hiện đang gặp nhiều khó khăn” [PL 2, tr.148].
Cùng với việc lập quy hoạch, huyện Phú Xuyên còn xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong việc bảo tồn phát huy giá trị DT LSVH tại địa phương và được cụ thể hóa như: kế hoạch tổ chức nghiên cứu, khảo sát kiểm kê di tích; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; kế hoạch tổ chức khảo sát hiện trạng kỹ thuật di tích tiến tới lập dự án bảo quản, tu bổ và tơn tạo di tích; kế hoạch tuyên truyền quảng bá cho các di tích, đặc biệt là các di tích xếp hạng cấp Quốc gia; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thuyết minh ở các di tích; kế hoạch làm việc với các trường học để nhân rộng phong trào bảo tồn và phát huy giá trị DT LSVH tại huyện Phú Xuyên hiện nay.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích
Cơng tác tun truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ di tích được huyện Phú Xuyên làm rất tốt. Hàng năm, huyện phối hợp với Ban quản lý di tích danh thắng thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho các chuyên viên và cán bộ làm cơng tác văn hóa - thơng tin, đài truyền thanh, cán bộ, công chức, viên chức ngành VH&TT huyện; đội ngũ lãnh đạo, cơng chức văn hóa xã hội các xã/thị trấn; đại diện 413 di tích (cả di tích đã xếp hạng và chưa xếp hạng) trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
Từ năm 2009 đến năm 2016, huyện đã tổ chức 8 lớp học phổ biến về Luật DSVH sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản dưới Luật cho các đối tượng trực tiếp trông coi di tích và BQL DT tại các xã, thị trấn như: Trưởng, Phó BQL DT các xã, thị trấn, các nhà sư, các thủ từ trơng nom đình, đền, miếu... để hiểu trách nhiệm và tuân thủ những nguyên tắc đã được nêu ra trong các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước.
Ngồi ra, phịng VH&TT huyện cịn tổ chức giới thiệu, tuyên truyền về pháp luật bảo vệ DT LSVH qua nhiều kênh thông tin khác nhau như:
+ Tuyên truyền hàng ngày qua hệ thống Đài Truyền thanh của huyện, đài truyền thanh các xã/thị trấn bằng việc xây dựng chuyên mục nhỏ về công tác quản lý, bảo vệ DT LSVH để
nâng cao ý thức của cộng đồng. Chuyên mục đã giới thiệu những hoạt động tốt và những trường hợp đã làm sai so với quy định của Nhà nước, cụ thể như: Tu bổ khơng đúng quy định, tình trạng để xâm phạm tới vùng bảo vệ di tích, tình trạng bảo vệ cổ vật chưa tốt…
+ Tổ chức nói chuyện, sinh hoạt tập thể, các chương trình văn nghệ địa phương mở nhiều cuộc vận động tuyên truyền sâu rộng, quán triệt pháp luật về bảo vệ DT LSVH đến các tổ chức đoàn thể, xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi…
+ Để công tác tuyên truyền pháp luật về DSVH thực sự có hiệu quả, Phịng VH&TT huyện đã tích cực áp dụng các hình thức tun truyền cổ động trực quan như panơ, áp phích, tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn...
- Công tác Kiểm kê, tư liệu hóa và xếp hạng di tích
Năm 2008, phòng VH&TT huyện Phú Xuyên đã phối hợp với Ban quản lý di tích Hà Tây cũ (nay là BQL Di tích & Danh thắng Hà Nội) tiến hành thống kê di vật, cổ vật tại các di tích xếp hạng và chưa xếp hạng trên địa bàn huyện nhằm rà sốt và nắm bắt thực trạng tình hình quản lý di tích, cơ sở thờ tự tín ngưỡng, BQL các di tích trên địa bàn huyện.
Từ khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội (năm 2008 đến nay) trên thực tế huyện Phú Xuyên đã xếp hạng được 10 DT LSVH (nâng hạng được 2 di tích: Đình Cổ Chế xã Phúc Tiến và đình Cổ Trai xã Đại Xun), trong đó, xếp hạng các di tích cách mạng kháng chiến. Thực tế ở huyện có tới 301 di tích chưa được xếp hạng, trong số đó có khá nhiều di tích tiêu biểu có giá trị. Bên cạnh đó, từ năm 2011 phịng VH&TT huyện đã hướng dẫn các xã/thị trấn làm thủ tục xin gắn 04 biển di tích cách mạng kháng chiến ở Cầu Gầm - xã Quang Trung, thôn Thao Nội - xã Sơn Hà và thôn Kim Quy - xã Minh Tân và xã Chuyên Mỹ.
- Công tác huy động các nguồn lực trong hoạt động bảo tồn di tích lịch sử văn hóa tại huyện Phú Xuyên
Nguồn lực cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích ở huyện Phú Xuyên thường tập trung vào 04 nguồn lực chủ yếu sau: kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; kinh phí do nhân dân đóng góp; nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích và nguồn xã hội hóa. Bốn nguồn lực này đã có những đóng góp rất lớn cho việc tu bổ, tơn tạo di tích.
- Hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Nhận thức được vấn đề DT LSVH là tài sản vô giá đối với huyện Phú Xun nói riêng, vì vậy cơng tác bảo vệ cũng như tu bổ, tơn tạo di tích được UBND huyện Phú Xuyên xác định là
một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác QLDT và chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Hàng năm, để đảm bảo công tác đầu tư chống xuống cấp cho các hạng mục của di tích được thiết thực và đạt hiệu quả cao, UBND huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo phịng VH&TT, phịng Tài chính - Kế hoạch, phịng Tài ngun mơi trường, UBND các xã/thị trấn... tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng và tình trạng kỹ thuật tại các di tích. Trên cơ sở đó, thống nhất lên phương án đề nghị UBND huyện, UBND thành phố hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp theo thứ tự ưu tiên.
Công tác tu bổ, tôn tạo các di tích được Phịng VH&TT phối hợp với các phòng, ban chức năng tiến hành khảo sát, kiểm kê các di tích, lập báo cáo và đề suất phương án tu bổ, tơn tạo di tích. Dựa vào báo cáo khảo sát thống kê, phòng VH&TT phân loại các di tích đã xuống cấp theo mức độ, phối hợp với BQLDT&DT Hà Nội, lập hồ sơ trình UBND huyện, UBND thành phố thơng qua Sở văn hóa và thể thao duyệt danh sách các di tích cần được tu bổ, tôn tạo. Công tác tu bổ, tôn tạo được thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Từ năm 2010 đến năm 2014, Phòng VH&TT đề nghị UBND huyện tổ chức lập dự án bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích và xây dựng tờ trình về việc xin hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia tu bổ, tơn tạo, chống xuống cấp di tích và lập dự án xin kinh phí chương trình đầu tư trọng điểm cho tu bổ, tơn tạo di tích năm 2015.
Theo số liệu của Phịng VH&TT thì số vốn huy động trong giai đoạn 2008 - 2016 đạt tới trên 100 tỷ đồng, trong đó có các di tích như đình Phong Triều xã Nam Triều, đình Mai trang, chùa Thao Chính được tu bổ hồn tồn bằng nguồn vốn XHH; Di tích đình Mai Trang được tu bổ hoàn toàn bằng nguồn vốn XHH là trên 32,8 tỷ đồng; chùa Thao Chính trên 22,8 tỷ đồng, đình Mỹ Lâm hiện đang tu sửa trên 1,7 tỷ đồng, đình Đơng thị trấn Phú Xun trên 4 tỷ đồng, nhà thờ giáo xứ Phú Mỹ trên 15 tỷ đồng ... được tu bổ bằng nguồn vốn XHH huy động. Nhìn chung, các di tích được tu bổ tơn tạo bằng vốn Nhà nước cấp và XHH với nguồn kinh phí ước đạt 115 tỷ đồng.
Theo khảo sát trên 4 xã thì, 86/120 người được hỏi đánh giá các di tích được tu sửa, bảo tồn và tơn tạo tốt, 29/120 người được hỏi đánh giá các di tích được tu sửa, bảo tồn và tơn tạo chưa tốt, một số di tích đã được tu sửa, tơn tạo nhưng biến dạng làm mất giá trị cổ xưa, 5/120 người được hỏi đánh giá chưa tu sửa, tơn tạo được di tích nào.
Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến về cơng tác bảo tồn di tích
Cơng tác bảo tồn di tích Số phiếu Tỷ lệ
Các di tích được tu sửa, bảo tồn và tơn tạo tốt 86 71,6% Các di tích được tu sửa, bảo tồn và tôn tạo chưa tốt.
Một số di tích đã được tu sửa, tơn tạo nhưng bị biến dạng làm mất giá trị cổ xưa
29 24,2% Chưa tu sửa, tơn tạo được di tích nào 5 4,2%
Theo như số liệu khảo sát người dân cho thấy việc quản lý, tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa của phòng VH&TT huyện Phú Xuyên là khá tốt, các di tích xuống cấp đã được Phịng đề xuất với sở văn hóa để tiến hành khảo sát và tu bổ.
Bảng 2.2: Danh mục các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Phú Xuyên được tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2008 - 2016
TT Tên di tích tu bổ Địa chỉ Năm tu bổ
Nguồn ngân sách đầu tư (Triệu đồng - làm tròn) Nguồn xã hội hóa (Tỷ đồng - làm trịn)
1 Đình Nam Quất Xã Nam Triều 2010 23,5
2 Đình Đào Xá Xã Hồng Long 2009 4.5
3 Đình Mai Trang Xã Minh Tân 2012 32,8
4 Đình Mỹ Lâm Thị trấn Phú Xuyên 2015 1,7
5 Chùa Thao Chính Thị trấn Phú Xuyên 2011 22,8 6 Nhà Mục vụ, đền, kè
đá - Nhà thờ Phú Mỹ
Thị trấn Phú Xuyên 15,1
7 Đình chùa Phú Đơi Xã Đại Thắng 2013 13,5
8 Đình Phú Minh Thị trấn Phú Minh 2012 100 triệu 9 Đình Cổ Chế (chống sập cấp thiết) Xã Phúc Tiến 2013 2015 100 triệu 380 triệu 10 Đình Đa Chất Xã Đại Xuyên 2015 29 tỷ
Tổng cộng 29,580
triệu
113,6 tỷ
[Nguồn: Phòng VH&TT huyện cung cấp năm 2016]
đã chỉ đạo có hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp cho di tích tại địa phương.
* Về quản lý lễ hội
Theo số liệu thống kê của Phòng VH&TT tại huyện Phú Xuyên hiện có 07 lễ hội tiêu biểu được tổ chức thường xun với quy mơ lớn và có nhiều trị chơi, trị diễn đặc sắc tiêu biểu, đó là lễ hội chùa Bối Khê và lễ hội đình Giẽ Thượng, đình Giẽ Hạ, lễ hội đình Phú Nhiêu (Đua thuyền, Hị cửa đình - Múa hát bài bông) xã Quang Trung và lễ hội rước nước đình Cát Bi xã Thụy Phú…