Giải pháp riêng cho từng hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 80 - 85)

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa của huyện Phú

3.2.2. Giải pháp riêng cho từng hoạt động văn hóa

3.2.2.1. Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, cổ động hệ thống hoạt động của ngành với các phương pháp, nghiệp vụ và các hình thức sinh động phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương góp phần hướng dẫn tư tưởng, hành động của quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương.

Củng cố Đội Thông tin lưu động huyện và các đội tuyên truyền lưu động cơ sở xã, thị trấn. Hằng năm mở lớp tập huấn kỹ năng quản lý và hướng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động, trang trí khách tiết trên địa bàn xã, thị trấn.

Công tác thông tin tuyên truyền cổ động đảm bảo yêu cầu: Thực hiện nhiệm vụ chính trị, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quản lý chỉ đạo của huyện, chính quyền địa phương; chống mọi âm mưu “diễn biến hịa bình”, xun tạc của kẻ thù, của các thế lực phản động và các hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc, tơn giáo gây mất lịng tin của dân với Đảng và Nhà nước, phá hoại sự nghiệp cách mạng; biểu dương các gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, bảo vệ an ninh tổ quốc, tạo sự phấn khích cách mạng trên mọi lĩnh vực đời sống; phê phán các biểu hiện tiêu cực, nếp làm, nếp nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng đức tính tốt đẹp của con người, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tích cực vận động, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích, tạo điều kiện, kêu gọi những người con xa quê hương đang công tác, sinh sống trong và ngồi huyện, các doanh nhân, doanh nghiệp, khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân các nhà hảo tâm và nhân dân tham gia vào hoạt động bảo tồn, chống xuống cấp các di tích.

Nâng cao chất lượng tuyên truyền đến cơ sở. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh, tuyên truyền trực quan và tuyên truyền qua các ban ngành đoàn thể.

3.2.2.2. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục, củng cố và nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện về ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phát huy các giá trị văn

hóa tích cực truyền thống, kiên quyết và kiên trì đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, các tập tục lạc hậu, bảo vệ mơi trường văn hóa.

Nâng cao chất lượng phong trào “TDĐKXDĐSVH” trọng tâm phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội phát động thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa hiện nay ở địa phương. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng, giảm đói nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.

Củng cố các BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” các cấp; xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm, duy trì hoạt động của BCĐ theo đúng quy chế đã đề ra; nâng cao chất lượng của các làng văn hóa, nghiên cứu các mơ hình tốt, rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, biểu dương khen thưởng kịp thời để động viên, mở rộng phong trào.

Công tác xây dựng nếp sống văn hóa, phải được tiến hành kiên trì, lâu dài nhưng rất tích cực và khẩn trương, đồng bộ, phải luôn luôn được củng cố, hồn thiện và phát triển khơng ngừng, phải có những cán bộ văn hóa có trình độ nghiên cứu và am hiểu cơng tác chỉ đạo cơ sở. Cán bộ trực tiếp làm công tác này phải được trang bị những kiến thức cơ bản về bản sắc văn hóa dân tộc, về lối sống, nếp sống, tập tục tập quán, các vấn đề tơn giáo, về tín ngưỡng, về văn hóa truyền thống, phương pháp chỉ đạo, công tác quần chúng.

3.2.2.3. Hoạt động văn nghệ quần chúng

Định hướng các hoạt động VNQC một cách kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển kinh tế, đặc biệt trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền được hoạt động sáng tạo và quyền hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật do bản thân và cộng đồng xã hội làm ra.

Khuyến khích, tài trợ, khen thưởng đúng mức cho các hoạt động VNQC. Hằng năm hoặc đình kỳ tổ chức xét tặng, truy tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ và các hình thức ghi nhận cơng lao khác cho các cá nhân có đóng góp tài năng, sức lực, tiền của cho phong trào VNQC. Coi đây cũng là một biện pháp để tăng cường hiệu lực quản lý.

Củng cố, nâng cao chất lượng Đội VNQC thành phố, làm nòng cốt để gây dựng phong trào VNQC các xã/thị trấn; khai thác các làn điệu chèo, dân ca, dân vũ, sinh hoạt văn hóa truyền thống và đưa chương trình nghệ thuật quần chúng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật tại cơ sở.

Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng để các câu lạc bộ văn nghệ tham gia các hội thi, hội diễn. Tạo điều kiện để những người có sở thích, năng khiếu về văn hóa, văn nghệ thành lập câu lạc bộ phù hợp với từng lứa tuổi, loại hình nghệ thuật…, góp phần tạo sân chơi bổ ích, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong cộng đồng.

Mở rộng giao lưu học hỏi, rút kinh nghiệm của các Câu lạc bộvăn nghệ khác trong và ngoài huyện để nâng cao chất lượng hoạt động. Chú trọng đến công tác phát triển hội viên của các câu lạc bộ, khuyến khích các câu lạc bộ văn nghệ tham ra biểu diễn các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, thu đô cũng như của huyện và địa phương.

Các hoạt động VNQC ngày càng phong phú và sinh động, là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của đời sống nhân dân lao động. Nhà nước, trực tiếp là ngành văn hóa có nhiều biện pháp tổ chức hoạt động, đầu tư thiết chế và phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách, tăng cường quản lý và định hướng tới phong trào VNQC. Phát huy vai trò của nhân dân trong tổ chức hoạt động VNQC, phù hợp với chủ trương xã hội hóa văn hóa, văn nghệ của Đảng, Nhà nước

3.2.2.4. Phát triển thể dục thể thao quần chúng

Phong trào TDTT quần chúng nhằm động viên khuyên khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người.

Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập TDTT, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện TDTT ở cơ sở. Chỉ đạo phát triển phong trào TDTT với phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Phấn đấu có 50% số gia đình tham gia tập thể thao thường xuyên. Thường xuyên tổ chức các giải thể thao quần chúng; quan tâm phát triển phong trào TDTT của người cao tuổi, người khuyết tật và người lao động tại các khu công nghiệp.

Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường: Quan tâm phát triển TDTT trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông; đảm bảo thực hiện tốt chương trình TDTT nội khóa trong các trường học theo quy định đạt 100% tăng cường hoạt động TDTT ngoại khóa đạt 85%; phát triển mạnh các hoạt động TDTT của học sinh, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao.

Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục, đạo đức, giáo dục quốc phòng và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Có chế độ đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục trong các trường học.

3.2.2.5. Cơng tác quản lý di tích lịch sử cách mạng và lễ hội truyền thống

Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý nghĩa lịch sử của các di tích lịch sử cách mạng bằng nhiều hình thức khác nhau . Cần thực hiện việc quản lý DT LSVH theo hướng chính quyền các cấp thực hiệc chức năng quản lý nhà nước đối với DT LSVH, ngành văn hóa thể thao và du lịch quản lý chuyên môn và chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND các cấp trong việc bảo tồn và phát huy tác dụng của DT LSVH việc phân cấp cụ thể như sau:

+ Cấp thành phố: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội thực hiện việc kiểm kê, phân loại di tích theo các tiêu chí quy định của Luật DSVH; Lập hồ sơ di tích trình Bộ VH,TT&DL, UBND thành phố xem xét xếp hạng di tích Quốc gia hoặc cấp Thành phố. Tổ chức, phối hợp các ban ngành chức năng thẩm định các quy hoạch, dự án về bảo tồn DSVH; Tổ chức khảo sát, tu bổ các cơng trình DT LSVH bằng nguồn vốn của Trung ương, của thành phố và nguồn xã hội hóa. Xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn huyện Phú Xuyên nói riêng và thành phố nói chung.

Các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội cần nghiên cứu để cải cách thủ tục hành chính trong việc triển khai các dự án tu bổ, tơn tạo di tích có nguồn vốn đầu tư của nhà nước và nguồn xã hội hóa.

+ Cấp huyện: Đối với UBND huyện Phú Xuyên cần tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị DT LSVH trên địa bàn huyện. Chỉ đạo phòng VH&TT huyện khảo sát các DT LSVH có đủ điều kiện, tiêu chí đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao lập hồ sơ

khoa học đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng, ghi nhận di tích, địa điểm cách mạng; Chỉ đạo Phòng VH&TT huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn các xã/thị trấn.

Chỉ đạo rà sốt, kiện tồn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BQL DT cơ sở, người phụ trách, trơng coi di tích trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; thực hiện tốt cơng tác bảo vệ di tích, nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ cho di tích.

Phịng VH&TT huyện Phú Xun cần hợp tác và chỉ đạo sát xao các xã nơi có di tích thực hiện tốt các khâu trong cơng tác QLDT LSVH. Tăng cường việc giám sát hoạt động tu bổ, tơn tạo các di tích đã được xếp hạng cũng như các di tích chưa được xếp hạng, tránh để tình trạng xảy ra việc tu bổ, tôn tạo không đúng nguyên gốc và thiết kế đã được phê duyệt. Tham mưu cho UBND huyện những đề án, dự án nhằm gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị của DT LSVH trên địa bàn.

Rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các di tích. Quy định các hoạt động tại các điểm di tích chấm dứt tình trạng dựng quán bán hàng trái phép, bán hàng rong... gây mất trật tự tại các điểm di tích.

+ Đối với cấp xã, thị trấn: UBND các xã, thị trấn cần củng cố, kiện tồn BQL di tích ở cơ

sở, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, sử dụng kinh phí và tiền cơng đức một cách cơng khai, minh bạch, đúng mục đích.

Tổ chức bảo vệ, phát hiện kịp thời sự xuống cấp của các DT LSVH trên địa bàn xã đã được công nhận cấp Quốc gia, cấp Thành phố, đề nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn và thực hiện việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi. Đề nghị UBND huyện chỉ đạo ngành VH&TT phối hợp cùng BQL DT&DT thành phố khảo sát lập hồ sơ xếp hạng, ghi nhận các di tích, địa điểm lịch sử, văn hóa, cách mạng đủ tiêu chí theo Luật DSVH. Ban VH&TT xã, BQL DT xã/thị trấn đóng vai trị chủ đạo trong việc giúp UBND xã/thị trấn quản lý DT LSVH tích cực hơn trong việc định ra các hình thức và huy động các tổ chức, đoàn thể ở địa phương tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích. Chủ động phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết kịp thời những vi phạm về di tích trên địa bàn.

Tăng cường cơng tác truyền truyền, quảng bá, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của thành phố, huyện tiếp tục triển khai thực hiện hiện dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn huyện. Bảo tồn và nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống.

Tổ chức lễ hội thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 103/NĐ-CP của Chính phủ, Thơng tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL. Khôi phục bảo tồn có chọn lọc những nghi thức truyền thơng, các trị chơi trị diễn dân gian trong hoạt động lễ hội.

Lễ hội được tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, bồi dưỡng lịng u nước và tình cảm cộng đồng. Tưởng nhớ cơng đức của ơng cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tìm hiểu, giới thiệu các di tích lịch sử, danh thắng, các cơng trình văn hóa, nghệ thuật; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vui chơi, giải trí lành mạnh, giữ gìn an ninh trật tự, khơng xâm hại di tích và phá vỡ mơi trường cảnh quan khn viên di tích. Chú trọng xây dựng mơi trường văn hóa lễ hội, tuyên truyền vận động bài trừ mê tín dị đoạn và các hủ tục lạc hậu không phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)