3.4. Một số khuyến nghị
3.4.1. Khuyến nghị với sở văn hóa và thể thao, sở du lịch, sở thông tin và truyền thông,
thông, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
3.4.1.1. Với Sở Văn hóa và Thể thao, sở Du lịch, sở thông tin và truyền thông
Đề nghị Sở văn hóa và thể thao, sở du lịch, sở thông tin và truyền thông tham mưu cho UBND thành phố xây dựng và ban hành quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật thuộc di tích; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn thành phố. Tiếp tục thực hiện kiểm kê văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2020.
Tăng cường đầu tư đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ văn hóa xã hội cấp huyện, xã/thị trấn. Thực hiện chính sách thu hút tài năng văn hóa, văn nghệ, thể thao; chính sách về xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích hỗ trợ, đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Đề nghị Sở văn hóa và thể thao, sở du lịch, sở thông tin và truyền thông chỉ đạo thanh tra Sở tăng cường phối hợp với Phòng VH&TT thành phố kiểm tra, thanh tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu về văn hóa, đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cung cấp ấn phẩm văn hóa trên địa bàn toàn thành phố.
3.4.1.2. Với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Đề nghị UBND thành phố kịp thời sửa đổi bổ sung những quy định khơng cịn phù hợp trong quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thiết chế Nhà văn hóa. Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng Trung tâm văn hóa thơng tin và thể thao cấp huyện, mua sắm trang thiết bị đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của
Bộ VH,TT&DL, quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã, trực thuộc thành phố.
Đề nghị UBND thành phố quy hoạch quỹ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn năm 2013 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
UBND thành phố cần phối hợp với Sở văn hóa và thể thao, sở du lịch, sở thơng tin và truyền thông tổ chức thi tuyển công chức văn hóa huyện, xã/thị trấn; thi tuyển viên chức Trung tâm văn hóa thơng tin và thể thao huyện đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện.
Tăng cường xã hội hóa cơng tác văn hóa để huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị, khu vui chơi giải trí… cho các xã/thị trấn trên toàn địa bàn huyện.
Xây dựng quy hoạch và chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý văn hóa ở cơ sở đáp ứng sự phát triển chung của thành phố. Sử dụng có hiệu cán bộ đã được đào tạo, tập huấn. Phân cấp rõ đối tượng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa; luân chuyển những cán bộ đã nhiều tuổi sang công tác khác. Thực hiện chính sách tuyển dụng đặc thù cơng chức, viên chức làm cơng tác văn hóa, tạo điều kiện cho lớp trẻ có kiến thức, năng lực, năng động vào làm việc tại các cơ quan quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa.
3.4.2. Khuyến nghị với phịng văn hóa, ủy ban nhân dân huyện Phú Xun
3.4.2.1. Với phịng văn hóa
Tích cực chủ động tham mưu huyện ủy, UBND huyện ban hành những văn bản chỉ đạo, các chương trình, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, phù hợp với tình hình của địa phương.
Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Trong đó lên kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động như: Kế hoạch quản lý nhà nước về du lịch; kế hoạch quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; kế hoạch quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông; kế hoạch quản lý nhà nước về di tích, lễ hội; kế hoạch thanh tra kiểm tra.v.v…
Đồng thời cử cán bộ chuyên môn xuống các xã, thị trấn hướng dẫn công tác tổ chức, triển khai kế hoạch, tranh tra, kiểm tra.
3.4.2.2. Với ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên
UBND huyện Phú Xuyên sớm nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể về văn hóa, trong đó chú ý đến cơng tác quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị DSVH gắn với quy hoạch phát triển KT - XH của huyện. Đối với các di sản văn hóa vật thể, tiến hành rà sốt, kiện tồn, bảo quản hồ sơ, ảnh tư liệu, bản vẽ cơng trình kiến trúc sử dụng bằng cơng nghệ hiện đại, phục vụ cho công tác bảo tồn và tra cứu.
Tăng cường công tác QLNN về văn hóa, nhất là đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đồn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Tăng cường giám sát chuyên môn để nâng cao chất lượng các dự án tu bổ di tích. Tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, giúp họ nâng cao ý thức, hiểu biết về việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của quê hương mình.
Chú trọng khơi phục và gìn giữ các lễ hội truyền thống, giao trách nhiệm cho các địa phương có lễ hội phải tổ chức an toàn, lành mạnh và văn minh.
Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng các Nhà văn hóa thơn, xã, khu vui chơi nhằm tạo sân chơi cho các hoạt động văn nghệ quần chúng, TDTT... phát triển lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.
Thành lập đội kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm pháp luật. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, trên địa bàn.
Xây dựng đề án bổ xung thêm cán bộ cơng chức có trình độ chun mơn về văn hóa cho Phịng VH&TT cũng như các xã/thị trấn.
3.4.3. Khuyến nghị với cấp ủy, chính quyền cơ sở
Đề nghị cấp ủy, chính quyền cơ sở tạo mọi điều kiện cho cán bộ làm cơng tác văn hóa xã được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn quản lý văn hóa cơ sở, tham quan học tập nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại địa
phương. Sắp xếp, sử dụng hợp lý cán bộ văn hóa xã hội, dành thời gian thích đáng cho cơng tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa.
Tăng cường phối hợp, tạo điều kiện để các ngành chức năng huyện xây dựng quy hoạch, dự án đầu tư về cơ sở vật chất, Nhà văn hóa, nhà tập, sân tập, trang thiết bị để tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, TDTT.
Quan tâm nhiều hơn tới các nghệ nhân trên địa bàn, khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào các lớp học truyền dạy các làn điệu chèo, ca trù, bài chòi, hò... Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí để đội ngũ nghệ nhân, những người có uy tín tham gia quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa.
Thực hiện cơng tác quản lý văn hóa tại cơ sở, tập trung phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cho nhân dân, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt trong quản lý, tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa cơ sở. Tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa thơng qua quy ước, nêu cao trách nhiệm, vai trò cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia quản lý văn hóa và giám sát cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa.
Tiểu kết
QLNN về văn hóa nhằm đảm bảo các hoạt động, văn hóa ổn định, phát triển đúng theo chủ trương, nghị quyết, chính sách về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, để văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về văn hóa, và quản lý văn hóa ở cấp huyện là một nhiệm vụ quan trọng trong q trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn.
Muốn quản lý văn hóa tốt cần có mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, nguồn lực, huy động xã hội hóa, thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa, góp phần phát triển văn hóa đúng định hướng, khơi dậy tiềm lực kinh tế xã hội, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.
Từ những khảo sát, nghiên cứu thực tế về thực trạng công tác QLNN về văn hóa của huyện Phú Xuyên cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được còn có những mặt hạn chế nhất
định: Cơng tác cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về văn hóa của Đảng và Nhà nước của cơ quan QLNN đã nghiêm túc triển khai thực hiện, nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống; hiệu quả quản lý văn hóa cịn hạn chế. Để giải quyết những hạn chế và nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý văn hóa của huyện Phú Xuyên, nhất thiết cần có những giải pháp cụ thể về từng mặt và triển khai một cách đồng bộ trong công tác quản lý văn hóa.
Với những giải pháp và một số kiến nghị được đề cập trong luận văn, tác giả mong muốn sẽ là kênh tham khảo cho cơ quan QLNN về văn hóa, góp phần nâng cao vai trị cơng tác quản lý văn hóa trên địa bàn huyện Phú Xuyên, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển như Nghị quyết Trung ương số 33 (khoá XI), Nghị quyết Đại hội Đảng (khoá XII) đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
KẾT LUẬN
1. QLNN về văn hóa là nội dung quan trọng trong phát triển văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về văn hóa là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật bởi văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, phức tạp. Nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về QLNN về văn hóa là cơ sở để những người làm công tác quản lý văn hóa các cấp được trang bị kiến thức cơ bản, vận dụng thực hành trong q trình quản lý. QLNN về văn hóa ở cấp huyện có vị trí quan trọng trong hệ thống QLNN. Đặc biệt là các huyện ngoại thành đang phát triển mạnh.
Vai trò của QLNN về văn hóa trong những năm qua của huyện Phú Xun được khẳng định, đóng góp tích cực trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa truyền thống, phù hợp với chủ trương của Đảng “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hồn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của lồi người, tăng sức đề kháng, chống văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại”, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống của huyện Phú Xuyên.
2. Huyện Phú Xun có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, Phú Xuyên là cửa ngõ phía Nam, là cầu nối giao thông từ các tỉnh miền Trung, Nam vào thủ đơ, Phú Xun cịn là một trong năm khu vệ tinh phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, công tác QLNN về văn hóa ở huyện Phú Xuyên đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở về QLNN về văn hóa từng bước được nâng lên; ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, đấu tranh ngăn chặn sự xâm lược của các sản phẩm văn hóa độc hại, lai căng của cấp ủy chính quyền các cấp và mọi tầng lớp nhân dân được quan tâm. Các hoạt động văn hóa đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị. Nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục được bảo vệ, giữ gìn, khai thác và phát huy; đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước được nâng cao. Thông qua phong trào
“TDĐKXDĐSVH” và nội dung cụ thể đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách bền vững. Việc gìn giữ, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa gắn với công tác giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm chú trọng. Công tác quản lý lễ hội đang dần đi vào nề nếp, có tác dụng trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hướng thụ văn hóa của nhân dân.
Tuy nhiên, do tính chất, đặc điểm, phạm vi của văn hóa rộng, đội ngũ cán bộ văn hóa mỏng nên trong q trình quản lý vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần khắc phục như cơ sở hạ tầng về văn hóa đầu tư chưa tương xứng với phát triển kinh tế xã hội, nhiều thiết chế, Nhà văn hóa xuống cấp, hư hỏng; phong trào “TDĐKXDĐSVH” cịn hình thức; thơng tin qua hệ thống viễn thơng khó kiểm sốt; tình trạng vi phạm di tích lịch sử cách mạng vẫn còn tồn tại; việc quản lý lễ hội còn lúng túng; công tác quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa chưa sâu sát; chủ trương xã hội hóa văn hóa chưa đi vào chiều sâu, chưa huy động được nhiều nguồn lực trong nhân dân; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; bất cập trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa…
Vấn đề đặt ra trong QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện là rất lớn, phức tạp và khó khăn địi hỏi có nhiều giải pháp đồng bộ để kịp thời điều chỉnh những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý văn hóa cho phù hợp và ngày càng phát triển đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn huyện nhất là đối với một huyện của thủ đô Hà Nội.
3. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và qua khảo sát thực tế công tác QLNN đối với các hoạt động văn hóa ở huyện Phú Xuyên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa và cơng tác QLNN về văn hóa, quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và tăng cường cơng tác kiểm tra,