3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa của huyện Phú
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa và cơng tác quản lý văn hóa đáp
ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay
Để nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa trong cơng tác quản lý văn hóa chúng ta cần có biện pháp cụ thể như sau:
* Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- Nâng cao nhận thức trong cấp ủy, chính quyền địa phương về vai trị của QLNN về văn hóa, coi đầu tư văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững. QLNN về văn hóa nhằm cho văn hóa phát triển đúng định hướng, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của quần chúng nhân dân. Xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của địa phương, của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền và vai trị gương mẫu của người đứng đầu. - Nâng cao nhận thức về cơng tác QLNN về văn hóa đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành, đồn thể nhân dân. Tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước cũng như tự quản các hoạt động văn hóa tại cơ sở để cho quần chúng nhân dân có nhận thức đúng đắn về vai trị của văn hóa trong đời sống xã hội. Khuyến khích sự tham gia của cá nhân, cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch làng nghề.
* Đối với nhân dân
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng. Bởi chỉ giáo dục, đào tạo lâu dài trên diện rộng mới có thể làm thay đổi căn bản nhận thức và hành vi của người tổ chức và người tham gia các hoạt động văn hóa. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên về vai trò, vị trí của văn hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mục đích, ý nghĩa của văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân. Tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động sáng tạo, hưởng thụ văn hóa để người dân thấy rõ vai trò của họ với tư cách là chủ thể văn hóa.
- Tun truyền bằng nhiều hình thức để dân nắm rõ chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật về văn hóa. Thực hiện cơng khai, minh bạch thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng pháp luật về văn hóa, nâng cao khả năng tự đề kháng các văn hóa ngoại lai độc hại, các hoạt động tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch.
Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa và cơng tác quản lý văn hóa cần sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành đoàn thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi tầng lớp dân cư, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, góp phần thiết thực vào việc phát triển xã hội.
3.2.1.2. Giải pháp quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa
Trên cơ sở các quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch của thành phố Hà Nội cần xây dựng đề án quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa huyện Phú Xuyên giai đoạn 2015 - 2030 với quan điểm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của văn hóa; coi trọng phát triển sự nghiệp văn hóa để trở thành nền tảng tinh thần của xã hội; quan tâm đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa là góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tương xứng với phát triển kinh tế của thành phố tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác văn hóa với các quận huyện trong thành phố, các tỉnh trong nước; phát triển đồng bộ văn hóa vật thể và phi vật thể, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến nhưng đồng thời phải giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống; gắn phát triển văn hóa với xúc tiến du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, phát triển bền vững. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực văn hóa; huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển sự nghiệp văn hóa, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, coi trọng đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững; đảm bảo nguồn chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa; ưu tiên hỗ trợ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn; tăng cường phát hiện và bồi dưỡng tài năng văn hóa nghệ thuật.
Mục tiêu quy hoạch nhằm thu hút đầu tư và khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài chính dành cho chương trình, dự án mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực; Đào tạo nguồn nhân lực dành cho văn hóa; quản lý, bảo tồn di sản văn hóa; khai thác tiềm năng và giá trị của di sản văn hóa để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phú Xun; các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức ngành văn hóa, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác quản lý văn hóa cơ sở…
Trong quy hoạch cũng cần đưa ra các giải pháp thực hiện, tập trung: Tăng cường cơng tác QLNN về văn hóa, tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan QLNN và các tổ chức xã hội, giữa ngành văn hóa với các ngành, các đồn thể chính sách - xã hội, các doanh nghiệp trong thành phố để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển sự nghiệp văn hóa; kiện tồn bộ máy tổ chức văn hóa; phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn vốn xây dựng các thiết chế văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa; đổi mới cơ chế, chính sách về tài chính, thuế, đất đai, đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, bảo vệ môi trường trong phát triển văn hóa…
Quy hoạch cần phải chia rõ từng giai đoạn để triển khai thực hiện, việc xây dựng đưa ra các chỉ tiêu của huyện về văn hóa cần phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; có sự so sánh với các quận huyện trong thành phố, để đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi.
3.2.1.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm đối với các hoạt động văn hóa
Cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là việc quy định trong cơng tác QLNN về văn hóa. Đây là biện pháp hữu hiệu để hạn chế một cách tối đa những sai phạm trong quá trình QLNN về các hoạt động văn hóa.
Cần tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa là nhiệm vụ quan trọng của QLNN, đặc biệt là của cơ quan kiểm duyệt, thanh tra do văn hóa có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, tác động trực tiếp với chính trị, tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách, do xu hướng xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày một mở
rộng. Tình trạng văn hóa phẩm độc hại tràn lan, tệ nạn xã hội phát triển mạnh trong những năm qua lại càng nhấn mạnh cần thiết phải tăng cường sự kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và dịch vụ văn hóa.
Nội dung thanh tra, kiểm tra được tiến hành toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động tập trung điều chỉnh các vấn đề bức xúc, mới phát sinh trên lĩnh vực hoạt động của ngành văn hóa thơng tin góp phần ngăn chặn các tiêu cực và định hướng cho các dịch vụ văn hóa phát triển. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, lấy lực lượng thanh tra chun ngành văn hóa làm nịng cốt, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trên địa bàn mình quản lý. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã, thị trấn trong thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa tại địa bàn.
Phịng VH&TT huyện cần chủ động phối hợp với các ngành trong Đội kiểm tra liên ngành xây dựng kế hoạch về công tác thanh tra, kiểm tra trong từng giai đoạn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; định kỳ, đột xuất kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị và trình độ chun môn vững vàng, am hiểu pháp luật về văn hóa, nắm bắt tính đặc thù của hoạt động văn hóa, văn nghệ, đáp ứng được các u cầu, địi hỏi của công việc.
Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc phục vụ cho các hoạt động công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra như: (xe ô tô, máy ghi âm, ghi hình, đầu đĩa, máy đo ánh sáng, âm thanh… ). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thơng tin, gắn với cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
Làm tốt công tác khen thưởng những tổ chức, cá nhân gương mẫu thực hiện tốt chính sách, pháp luật về văn hóa. Kịp thời uốn nắn những thiếu sót, xử lý vi phạm trên cơ sở thượng tôn pháp luật.
Trên đây là những giải pháp chung góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa ở huyện Phú Xuyên - TP.Hà Nội. Các giải pháp này cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, xuyên suốt cả thời kỳ xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa hiện nay.