Kinh nghiệm huy động vốn một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Vốn đối với phát triển kinh tế xã hội huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 30 - 35)

- Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Quảng Ninh

Bước vào nhiệm kỳ mới (2006 - 2010), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã khẳng định những thành tựu đạt được trong 5 năm từ 2001 - 2005 là:

Phát huy cao nhất nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, vượt qua khĩ khăn thử thách để tiếp tục cơng cuộc đổi mới đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, giữ vững tăng trưởng cao về kinh tế, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội… đã tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo của tỉnh .

Như vậy cĩ thể nhận thấy trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao và ổn định, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 12,75%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 726 USD, bằng 1,6 lần so với năm 2000. Tổng thu ngân sách trên địa bàn được củng cố và cải thiện gĩp phần ổn định, đẩy mạnh phát triển kinh tế nuơi dưỡng nguồn thu và khai thác các nguồn lực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm đạt 16.802 triệu

đồng, nhịp độ tăng bình quân đạt 19,45%/năm. Đã huy động được các nguồn vốn cho đầu tư phát triển tồn xã hội là khoảng 49.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,5%/năm trong đĩ vốn đầu tư từ ngân sách do tỉnh quản lý là 3.293 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng chi đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư đã cĩ những đổi mới theo hướng xĩa bỏ dần cơ chế bao cấp trong đầu tư. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách giảm và các nguồn vốn khác cĩ xu hướng tăng lên. Vốn đầu tư trong nước đã khai thác khá hơn theo hướng phát huy nội lực chiếm trên 88 %. Bên cạnh đĩ, cơng tác thu hút vốn đầu tư bên ngồi, nhất là vốn ODA, FDI, được chú trọng đã gĩp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nguồn vốn đã huy động được tập trung chủ yếu cho các cơng trình hạ tầng kĩ thuật như: hệ thống cảng biển nước Cái Lân, bến tàu tại các đảo, hệ thống đường 18A, 18C, đường 4, đường 279, các tuyến đường trục, cầu quan trọng, hạ tầng giao thơng nơng thơn, các vùng núi, biên giới hải đảo, đặc biệt là đầu tư vào giao thơng nơng thơn, cấp nước sạch nơng thơn và vệ sinh mơi trường khu đơ thị…Đến nay tồn tỉnh cĩ 402,5 km đường quốc lộ, 263 km đường tỉnh lộ, 498 km đường huyện, 1.162 km đường xã và khoảng 3000km đường thơn, bản; hệ thống đường thủy cĩ 486 km, trong đĩ hồn thành 3 tuyến đường do Trung ương quản lý và 150 km do địa phương quản lý.

Phải nĩi rằng cĩ được kết quả trên là do cơng tác chỉ đạo, điều hành được quán triệt trong các chương trình cơng tác của tỉnh, và các cấp ngành trong tỉnh. Đồng thời đã kịp thời ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Ngồi nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ đất chiếm tỷ trọng khá lớn, đã kịp thời ban hành các chính sách, giải pháp cụ thể và rõ ràng để tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đất từ nguồn tài nguyên thành vốn để đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kĩ thuật.

Mặt khác, tỉnh đã huy động được các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là việc vận dụng các cơ chế chính sách của Trung Ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh, đã huy động cĩ hiệu quả nguồn

vốn của các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng và hạ tầng du lịch đã thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, “địa phương và trung ương cùng đầu tư xây dựng”, khai thác triệt để vốn trong dân và đầu tư nước ngồi với các hình thức đầu tư ODA, BOT, BT, BTO. Về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được quán triệt đến hệ thống chính trị địa phương.

Trong quá trình khai thác vốn đầu tư, Quảng Ninh đã biết tận dụng thế mạnh của mình đĩ là khả năng phát triển du lịch cho nên đã thu hút được vốn từ khu vực tư nhân vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch. Cĩ thể nĩi, đây là bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh và một số địa phương khác rút kinh nghiệm trong việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng KCHTKT đĩ là phải tập trung nguồn lực cho phát triển từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, bởi đây chính là khu vực tạo ra động lực cạnh tranh, phát huy sáng tạo và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Một trong những điểm mạnh của Quảng Ninh là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành đã phát huy lợi thế của tỉnh, từng địa phương, từng vùng, tác động tích cực vào chuyển dịch CCKT, nhất là nơng ngư nghiệp. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh luơn xác định tạo mơi trường phát triển kinh tế - xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết của việc thu hút vốn đầu tư cho xây dựng KCHTKT của tỉnh. Đồng thời, Quảng Ninh cĩ chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn và cĩ một hệ thống đồng bộ các biện pháp, chính sách khác thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sử dụng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cĩ hiệu quả. Cĩ chính sách mở cửa thực sự khuyến khích thu hút được tư nhân tham gia vào quá trình đầu tư. Cĩ biện pháp và cơ chế tài chính, phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, duy trì mức lãi hợp lý, mở rộng để các ngân hàng nước ngồi vào hoạt động tại thị trường Quảng Ninh, khuyến khích các ngân hàng hiện đang hoạt động trên

địa bàn giành cho các nhà đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhiều cơ hội vay vốn.

- Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua, Hải Dương đã đạt được mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước. Một trong những thành cơng của Hải Dương là đã quan tâm đúng mức tới vấn đề huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn một cách cĩ hiệu quả. Cụ thể, tỉnh đã cĩ những việc làm được coi là bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong cả nước học tập và tham khảo.

Một là, tỉnh đặc biệt quan tâm đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

kết hợp các quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phù hợp quy hoạch bộ, ngành trung ương.

Hai là, Trong quản lý vốn đầu tư, tỉnh chú ý và tăng cường hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư dưới nhiều hình thức như: xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư, tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm nhất là đầu tư đường giao thơng nơng thơn, kiên cố hĩa kênh mương, kiên cố hĩa trường lớp… coi trọng cơng tác kiểm tra, giám sát trong việc đầu tư vốn.

Ba là, tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực

đầu tư xây dựng cơ bản theo mơ hình một cửa ở các khâu tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế dự tốn, cơng khai thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thiết kế dự án, quyết tốn cơng trình. Đây là một trong những bước đã giúp cho tỉnh cải thiện được mơi trường đầu tư và qua đĩ khuyến khích, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào địa bàn Hải Dương trong thời gian qua.

Bốn là, tỉnh đã tích cực chủ động, khai thác các nguồn vốn của các bộ

ngành, Trung ương thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giao thơng nơng thơn, vốn tài trợ ODA cải tạo hệ thống cấp thốt nước thành phố Hải Dương, vốn ngân hang phát triển Nhật Bản( JBIC) cho đầu tư giao thơng, xây dựng trạm cấp nước của một số thị trấn, thị tứ, chương trình mục tiêu quốc gia cho

y tế, giáo dục, văn hĩa…Trong điều kiện nguồn vốn cịn hạn chế, tỉnh đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tư đối với các cơng trình trọng điểm của tỉnh nhưng chưa cĩ khả năng cân đối vốn để đầu tư ngay như hình thức BOT, BT, ứng vốn thi cơng; khai thác cĩ hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đơ thị; đổi đất lấy cơng trình, giao đất cĩ thu tiền sử dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn, tập trung cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Năm là, tỉnh đã tiếp tục hồn thiện, thực hiện đổi mới cơ chế chính

sách, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư như các quy định ưu đãi khi đầu tư hạ tầng vào khu cơng nghiệp tập trung; chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho giao thơng nơng thơn, kiên cố hĩa kênh mương, cấp nước sạch nơng thơn; ban hành quy định về trình tự và chấp thuận dự án trên địa bàn tỉnh tạo mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ…

Sáu là, cơng tác thu hút và quản lý vốn đầu tư được xác định là nhiệm

vụ quan trọng. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, tỉnh luơn đi đầu trong việc định hướng đầu tư xây dựng KCHT kinh tế - xã hội đúng phù hợp, cĩ giải pháp huy động vốn hiệu quả, coi cơng tác huy động vốn là nhiệm vụ số một khi xác định dự án đầu tư, tăng cường sự phối hợp các cấp các ngành, các địa phương, sử dụng sức mạnh tổng hợp để huy động vốn. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục khuyết điểm trong huy động vốn đầu tư.

Bảy là, Sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp, các địa phương trong

việc xây dựng và thực hiện mục tiêu chương trình nhằm phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp thơng qua việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm, đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Đặc biệt tỉnh đã coi trọng cơng tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm được tiến hành

thường xuyên, kịp thời và cĩ giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình.

Cĩ thể nĩi rằng, trong thời gian qua tỉnh Hải Dương đã khá thành cơng trong việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 Hải Dương trở thành một tỉnh cơng nghiệp.

Một phần của tài liệu Vốn đối với phát triển kinh tế xã hội huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w