Những thành cơng

Một phần của tài liệu Vốn đối với phát triển kinh tế xã hội huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 59 - 61)

- Kinh nghiệm huy động vốn của Malaixia.

2.3.1. Những thành cơng

Nhìn chung giai đoạn 2006-2010, mặc dù cịn nhiều khĩ khăn, xuất phát điểm cịn thấp nhưng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quốc; sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; cùng với sự nỗ lực phấn đấu và phối hợp thực hiện với tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp, huyện Phú Quốc tranh thủ được nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ (xem phụ lục 5). Việc triển khai Quyết định 178 thời gian qua đã được cụ thể hố thơng qua ban hành và thực hiện các cơ

chế chính sách, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án sản xuất kinh doanh,... được các ngành, các cấp, các nhà đầu tư tập trung thực hiện, đạt được kết quả bước đầu và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phú Quốc. Một số kết quả cụ thể:

- Kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng bình quân hàng năm 20,6%, GDP năm 2010 bằng 3,08 lần năm 2004; đời sống nhân dân được nâng lên, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.567 USD, bằng 2,83 lần năm 2004; du lịch cĩ bước khởi sắc, khách du lịch ngày càng tăng, lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng bình quân hàng năm là 12,89% và 29,65%, năm 2010 khách du lịch đạt 239.094 lượt người, bằng 1,83 lần năm 2005 và doanh thu từ du lịch đạt 500 tỷ đồng, bằng 3,66 lần năm 2005; các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, xây dựng, vận tải cả đường biển, đường hàng khơng, đường bộ phát triển nhanh; thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 36,26%, năm 2010 đạt 281 tỷ đồng, bằng 6,4 lần năm 2004; bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch và vệ sinh mơi trường được chú trọng; các lĩnh vực văn hố-xã hội tiếp tục phát triển; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, quốc phịng được củng cố, tăng cường.

- Nguồn vốn huy động cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, xây dựng kết cấu hạ tầng trên đảo.

- Chính phủ, các Bộ đã quan tâm bố trí vốn từ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu chính phủ và chỉ đạo các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước, cơ quan trực thuộc Bộ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như hồ nước Dương Đơng, nâng cấp đường hạ cất cánh nhà ga sân bay hiện hữu, đầu tư mới sân bay quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, đường vịng quanh đảo, đường trục giữa Bắc - Nam đảo,

đường điện cáp ngầm Hà Tiên - Phú Quốc,... đã gĩp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu hình thành và nâng cấp, cải thiện điều kiện về hạ tầng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và nhân dân yên tâm huy động nguồn lực đầu tư vào Phú Quốc.

- Hợp tác giữa Kiên Giang với các tỉnh, thành phố đã tạo điều kiện cho Phú Quốc thu hút được nguồn lực khá lớn cho đầu tư phát triển. Chương trình hợp tác giữa tỉnh Kiên Giang với các tỉnh, thành phố là nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, trong đĩ cĩ hợp tác đầu tư phát triển du lịch tại đảo Phú Quốc. Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển các tua du lịch, thương mại, đầu tư xây dựng các khu du lịch, kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cho Phú Quốc.

Một phần của tài liệu Vốn đối với phát triển kinh tế xã hội huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w