8. Bố cục của đề tài
1.2. Nội dung tạo động lực lao động
1.2.3.1. Các biện pháp kích thích bằng tài chính
a. Tạo động lực bằng tiền lương
Tiền lương là là giá trị của sức lao động của người lao động được hưởng theo năng suất lao động, và đây là yếu tố rất quan trọng cho người lao động bởi nó giúp
người lao động trang trải cuộc sống hàng ngày (ăn, mặc ở, đi lại…) cũng như các nhu cầu khác. Khi tiền lương của người lao động ổn định và cao thì đảm bảo được cuộc sống của họ và tạo cho người lao động an tâm từ đó người lao động có tình thần làm việc cao hơn, tái tạo năng suất và hiệu quả của NLĐ.
Tiền lượng được trả cho NLĐ được xây dựng phải dựa trên nguyên tắc là đảm bảo tính hợp pháp, quy định của Nhà nước và pháp luật. Tiền lương phải chiếm từ 80% thu nhập trở lên để trang tải mức chi tiêu tối thiểu của NLĐ.
b. Tạo động lực bằng tiền thưởng
Là khoản bổ sung thêm khuyến khích tài chính được chi trả một lần vào cuối tháng hoặc cuối năm để thù lao cho sự thực hiện công việc của NLĐ. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như hồn thành công việc trước thời hạn. Khi được thưởng tức là thành tích của họ được ghi nhận, tuyên dương. Họ cảm thấy phấn khích khi lao động, là một hình thức tạo động lực rất tốt ngược lại nếu việc khen thường không thỏa đáng sẽ làm cho người lao động có tâm lý ức chế dẫn đến tinh thần làm việc cho xong việc. Ngồi tiền lương thì tiền thường có ý nghĩa trong cơng tác tạo động lực làm việc cho NLĐ trong doanh nghiệp nó thể hiện sự đánh giá được ghi nhận của Lãnh đạo đơn vị đối với từng cá nhân. Tiền thưởng cũng như tiền lương đây là yếu tố vật chất cốt lõi nhất trong việ tạo động lực lao động cho NLĐ trong doanh nghiệp.
c. Tạo động lực bằng chế độ phúc lợi
Phúc lợi dành cho người lao động được hiểu là các loại bảo hiểm, các chính sách liên quan đến sức khỏe, sự an toàn trong lao động và chế độ đãi ngộ. Đây thường là những khoản thù lao tài chính nhất định mà người lao động được hưởng bên cạnh lương chính.
NLĐ sẽ hưởng các quyền lợi này theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng thêm các chính sách phúc lợi và đãi ngộ riêng đảm bảo phù hợp với quy mơ, văn hóa và khả năng tài chính của họ. Tuy nhiên, những khoản phúc lợi này sẽ không được nhận trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn trả phúc lợi đó cùng với tiền lương hoặc tính vào tiền mua bảo hiểm cho người lao động.
Phúc lợi gồm có 2 loại sau * Phúc lợi bắt buộc
Đây là các phúc lợi tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo yêu cầu của pháp luật. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về phúc lợi cho NLĐ thông qua một số điều luật đã ban hành.
Theo Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi bắt buộc sẽ bao gồm 5 loại bảo hiểm xã hội sau:
✓ Trợ cấp ốm đau
✓ Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ✓ Thai sản, Hưu trí, Tử tuất
Đây là những khoản phúc lợi nhằm đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động hoặc những người thân trong gia đình khi họ khơng may bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động do tai nạn, ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động ...
* Phúc lợi tự nguyện
Chế độ phúc lợi tự nguyện là những khoản mà doanh nghiệp tự đưa vào theo khả năng kinh tế của họ nhằm thể hiện sự quan tâm đến những người lao động. Khoản phúc lợi này có thể được thay đổi linh hoạt bởi doanh nghiệp, trong đó phổ biến nhất là mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hoặc cả người thân của họ.
* Các phúc lợi bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe: Dùng cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật.
- Bảo hiểm nhân thọ: Dùng cho gia đình có người lao động qua đời.
- Bảo hiểm mất khả năng lao động: Dùng cho những người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận.
* Các phúc lợi bảo đảm
- Bảo đảm thu nhập: Khoản tiền người lao động được nhận khi họ bị mất việc làm do những nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, như giảm biên chế, phá sản
- Bảo đảm hưu trí: Khoản tiền người lao động nhận được khi họ làm cho doanh nghiệp đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu cùng với số năm làm do doanh nghiệp quy định.
Vậy một trong những công cụ tạo động lực hiểu quả là phải xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý, thực hiện chế độ phúc lợi tốt tạo môi trường tương thân tương ái.