CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM
1.4.2 Ước tính chi phí huy động vốn
1.4.2.1 Xác định chi phí nguồn vốn
Trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, NHTM cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì. Điều này đặc biệt đúng đối với huy động vốn bởi vì đối với hầu hết các ngân hàng và TCTD, chi phí trả lãi tiền gửi cho nguồn vốn là cao nhất trên cả chi phí nhân lực, chi phí quản lý và các khoản chi phí nghiệp vụ khác. Do vậy, muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp chi phí huy động vốn là một việc cần thiết, thuờng xuyên của các NHTM. Tuy nhiên việc hạ thấp chi phí trả lãi là một vấn đề nan giải vì nĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức cung tiền gửi, khả
năng cạnh tranh của ngân hàng, lãi suất cho vay và sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay.
Tìm ra phương pháp xác định chi phí huy động vốn thích hợp rất hữu ích cho
ngân hàng để xây dựng một chính sách kinh doanh cĩ hiệu quả, đặc biệt là chiến
lược quản trị tài sản nợ của ngân hàng.
Cĩ 3 phương pháp xác định chi phí huy động vốn thường được các ngân
hàng áp dụng phổ biến là: chi phí q khứ bình quân; chi phí vốn biên tế (cận biên) và chi phí huy động hỗn hợp. Mỗi phương pháp đều cĩ một ý nghĩa nhất định tùy theo mục đích sử dụng của số liệu về chi phí huy động vốn tính tốn được.
¾ Phương pháp chi phí vốn bình quân:
Đây là phương pháp thơng dụng nhất để tính chi phí huy động vốn của
NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét mức lãi suất mà thị trường địi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động.
Tổng chi phí trả lãi
Chi phí trả lãi bình qn = -------------------------------------------- Tổng nguồn vốn huy động bình quân
Việc tính tốn như trên là chưa hồn chỉnh, vì nĩ chỉ dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nhiều chi phí khác cĩ liên quan đến huy động vốn vẫn chưa được đề cập như:
Chi phí phi lãi: chi phí phi lãi bao gồm tiền lương và chi phí quản lý gián
tiếp, mức dự trữ bắt buộc theo qui định, phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (tỷ suất thu nhập hồ vốn) được tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi tối thiểu để Tổng chi phí lãi + chi phí phi lãi bù đắp chi phí = ----------------------------------------- Tổng tài sản Cĩ sinh lời
Cơng thức trên cĩ nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng tỷ lê này để cĩ thể bù đắp tổng chi phí huy động vốn.
Tuy nhiên, liệu các cổ đơng ngân hàng địi hỏi một tỷ lệ thu nhập là bao
nhiêu để họ tiếp tục duy trì số vốn đã gĩp? Tính chi phí nguồn vốn chủ sỡ hữu - là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của cổ đơng ngân hàng. Nếu ngân hàng
khơng tạo ra được tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn sở hữu thì các cổ đơng gĩp
vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tư hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính mức tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các cổ
đơng cho rằng cần thiết để duy trì vốn gĩp hiện tại.
Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ tồn bộ các nguồn vốn huy động và vốn sở hữu của ngân hàng sẽ là:
Tỷ suất sinh lợi tối thiểu = Tỷ suất sinh lợi tối + Tỷ suất sinh lợi trước thiểu để bù đắp chi phí thuế cho cổ đơng (1)
Trong đĩ:
(1)= (tỷ suất sinh lợi sau thuế cho cổ đơng/(1-thuế suất)) x (vốn cổ đơng/tài sản sinh lời).
¾ Phương pháp chi phí vốn biên tế (cận biên)
Phương pháp chi phí bình qn tuy cĩ ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ (backward) để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đĩ, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại và tương lai, phương pháp chi phí vốn biên tế nhằm khắc phục nhược
điểm của phương pháp chi phí bình qn dựa trên ngun giá.
Chi phí biên là chi phí bỏ ra để cĩ thêm một đồng vốn huy động. Căn cứ vào chi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản cĩ thêm từ các nguồn vốn này.
Chi phí trả lãi tăng thêm
Chi phí vốn biên tế = --------------------------------------- Tổng số vốn huy động tăng thêm
Lợi nhuận thu được từ tài sản Cĩ sinh lời tăng thêm nhờ sử dụng nguồn vốn huy động thêm:
Chi phí trả lãi tăng thêm Tỷ suất sinh lời biên tế = ---------------------------------- Tài sản cĩ sinh lời tăng thêm
Cơng thức chi phí vốn biên tế thường được áp dụng trong trường hợp cần xác
định chi phí huy động của một loại nguồn vốn hoặc để ngân hàng đưa ra quyết định
nên huy động từ một loại nguồn vốn nào.
Tuy nhiên trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đích nào khơng phải là việc dễ dàng, ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn vốn
khác nhau cho các mục đích khác nhau. Mỗi tài sản đầu tư sinh lợi của NHTM
thường khơng thay đổi tương ứng với một nguồn vốn nhất định mà thực chất các chi phí là sự tập hợp của nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn hỗn hợp từ một số loại nguồn vốn.
¾ Chi phí huy động vốn tổng hợp
Thực tế cho thấy mỗi một khoản vay của ngân hàng được hình thành từ
nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí huy động vốn để đáp ứng khoản vay
khơng thể tính riêng biệt mà cần phải được tính trên cơ sở một hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau. Theo phương pháp này việc tính tốn chi phí nguồn vốn gồm các bước như sau:
- Bước 1: Xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu cầu tài trợ.
- Bước 2: Xác định mức khả dụng mỗi nguồn.
- Bước 3: Xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi nguồn vốn.
- Bước 4: Tập hợp chi phí lãi của tất cả nguồn vốn xác định tương quan với tổng nguồn vốn huy động.
1.4.2.2 Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn
Thực tế cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
của các ngân hàng khơng chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn mà cịn phụ thuộc vào các rủi ro mà mỗi loại nguồn vốn huy động mang lại. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nguồn vốn huy động với chi phí thấp thì cĩ thể cĩ rủi ro cao và ngược
lại. Để đánh giá rủi ro của các loại vốn huy động, mỗi ngân hàng cần phải định
lượng nhiều chiều hướng rủi ro khác nhau. Rủi ro huy động vốn thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây:
¾ Rủi ro lãi suất
Đối với ngân hàng chưa cĩ cơ cấu hợp lý đầu vào và đầu ra, rủi ro lãi suất tác động đến ngân hàng khi ngân hàng áp dụng lãi suất cố định cho các nguồn vốn huy động.
Khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trước đĩ đã huy
động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, người
gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà ngân hàng trả cho họ khơng xứng đáng, nên họ sẽ rút
tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác cĩ lợi hơn như kinh doanh chứng khốn, đầu tư bất
động sản… Như vậy, cĩ thể thấy rủi ro lãi suất thường xuất hiện ở những nguồn
vốn huy động với thời hạn dài.
¾ Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản liên quan đến sự biến động của nguồn vốn huy động
ngân hàng. Nĩ xảy ra trong trường hợp: những tin đồn thất thiệt về ngân hàng
(thường đối với ngân hàng cổ phần), tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh
nghiệp khơng tiêu thụ được hàng hố … Khi đĩ xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm cho tiền gửi tài khoản và tiền gửi thanh tốn giảm đi một cách
đột ngột…buộc ngân hàng phải tìm kiếm những nguồn vốn khác cĩ chi phí cao hơn để bù đắp.
¾ Rủi ro vốn chủ sở hữu
Rủi ro xảy ra khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu, các nhà đầu
tư sẽ lo lắng đến khả năng hồn trả của ngân hàng và cĩ thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đĩ.
Mối quan hệ giữa rủi ro nguồn vốn và chi phí huy động vốn
Nhà quản trị ngân hàng phải đương đầu với những thách thức to lớn trong
Thực tế là luơn cĩ một sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn -
nguồn vốn cĩ chi phí thấp cĩ thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản hay là vốn chủ sỡ hữu. Những nguồn cĩ chi phí thấp cĩ thể tạo rủi ro cao cho ngân hàng và do vậy, sẽ tạo khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Vì thế, khi phải huy
động vốn mới, nhà quản trị ngân hàng phải lựa chọn; theo chỉ đạo của các đại cổ đơng của ngân hàng tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu
giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.
Ngồi ra, mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những
chiều hướng rủi ro được xem xét. Ví dụ, loại sổ tiết kiệm dành cho những hộ gia
đình thu nhập thấp và trung bình cĩ thể tương đối ít nhạy cảm với những thay đổi
lãi suất (độ co giãn theo giá thấp), nhưng cũng chính loại tiền gửi đĩ lại cĩ thể gần với cao điểm rủi ro thanh khoản vào những thời vụ nhất định trong năm (Tết, Giáng sinh…) hoặc những giai đoạn nào đĩ trong chu kì kinh doanh (như khủng hoảng kinh tế) khi xảy ra việc rút tiền ồ ạt vì loại tiền này chịu những đột biến và thất
thường. Do vậy, thách thức cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc lựa chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc lựa chọn các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi chiều hướng rủi ro huy động vốn và điều chỉnh theo chi phí huy động vốn của các mức rủi ro đĩ.