Phân tích chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 69)

2.2.3 .2,4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

2.2.3.3.5 Phân tích chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra

a) Lãi suất đầu vào

Sáu tháng đầu năm các chi nhánh trên địa bàn chịu sức ép rất lớn về tăng lãi

suất huy động, các chi nhánh khác hệ thống gần như đưa ra một mức lãi suất kịch trần cho các kỳ hạn huy động, ngồi ra cịn cĩ các hình thức khuyến mãi bằng tiền, hiện vật …

Địa bàn đã cĩ tính cạnh tranh về lãi suất khá rõ, quyết liệt. Các NHTM khác

luơn lấy khung lãi suất của NHNo để làm chuẩn, từ đĩ điều chỉnh mức lãi suất cao hơn nhằm chiếm lĩnh thị phần.

Bảng 2.11: Lãi suất huy động bình quân từ khách hàng theo loại tiền tệ.

Đơn vị: %/năm.

Khu vực Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010

Ngọai tệ VND Ngọai tệ VND

NHNo khu vực TP.HCM 2,71 8,37 3,03 9,27

NHNo Việt Nam 2,65 7,89 2,89 8,68

Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2010 của NHNo VN.

6 tháng đầu năm 2010, lãi suất huy động từ khách hàng thực tế bình quân các

chi nhánh trên địa bàn TP.HCM bằng ngọai tệ tăng 0,32%/năm so với năm 2009; nội tệ tăng 0,9%/năm so với năm 2009.

™ Phân tích lãi suất đầu vào bình qn cĩ tính đến tỷ lệ sử dụng vốn (lãi

suất đầu vào thực tế của các chi nhánh trong khu vực)

Trong xác định chênh lệch lãi suất rịng, lãi suất đầu vào chịu ảnh hưởng và

tác động từ tỷ lệ sử dụng vốn, do đĩ để xác định lãi suất đầu vào một cách xác thực nhất phải tính đến các khoản mục dự trữ, như dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh tốn …

Bảng 2.12: Lãi suất đầu vào tác động bởi hệ số sử dụng.

Đơn vị: %/năm.

Khu vực Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010

Ngọai tệ VND Ngọai tệ VND

NHNo khu vực TP.HCM 2,83 8,74 3,10 9,77

NHNo Việt Nam 2,79 8,28 2,99 9,14

Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2010 của NHNo VN.

Qua phân tích cho thấy, lãi suất đầu vào của NHNo trên địa bàn TP.HCM cĩ tính tới tỷ lệ sử dụng vốn, lãi suất đầu vào bình quân tăng 0,5%/năm so với lãi suất thực huy động từ khách hàng.

™ Lãi suất đầu vào thực tế cĩ tính sử dụng và gửi vốn TSC

Bảng 2.13: Lãi suất đầu vào thực tế cĩ tính sử dụng và gửi vốn TSC.

Đơn vị: %/năm.

Khu vực Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010

Ngọai tệ VND Ngọai tệ VND

NHNo khu vực TP.HCM 2,85 9,12 3,11 9,83

Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2010 của NHNo VN.

Lãi suất đầu vào thực tế cĩ tính sử dụng và gửi vốn TSC cao hơn 0,06%/năm

so với lãi suất đầu vào bình qn cĩ tính đến tỷ lệ sử dụng vốn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất đầu vào như: (i) Lãi suất tiền gửi cĩ kỳ

hạn 6 tháng đầu năm các ngân hàng tập trung ở mức từ 10% đến 11%; (ii) Các kỳ hạn gần như đồng nhất một mức lãi suất, do đĩ khi tính lãi suất sự tham gia của các yếu tố tỷ lệ sử dụng vốn, lãi suất đầu vào tăng; (iii) Số dư tiền gửi hưởng lãi suất

bậc thanh huy động từ tháng 6 năm 2008 chuyển sang, lãi suất ở mức từ 14% -

17%.

b) Phân tích lãi suất đầu ra

™ Lãi suất cho vay khách hàng.

Với việc đầu tư tín dụng cĩ trọng điểm và cho vay an tồn, lãi suất cho vay phù hợp, vừa đảm bảo thế mạnh cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa tìm kiến khả năng sinh lợi tốt nhất … 6 tháng đầu năm 2010 lãi suất cho vay khách hàng bình quân tồn địa bàn tăng hơn so với năm 2009.

Bảng 2.14: Lãi suất cho vay khách hàng.

Đơn vị: %/năm.

Khu vực Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010

Ngọai tệ VND Ngọai tệ VND

NHNo khu vực TP.HCM 3,4 11,76 4,15 12,95

NHNo Việt Nam 4,13 11,8 4,51 13,17

Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2010 của NHNo VN.

Lãi suất cho vay khách hàng giữa các chi nhánh trên địa bàn khơng quá trên

lệch, lãi suất cho vay bằng VND dao động bình quân chủ yếu trong khoảng 13% - 14%/năm.

™ Lãi suất đầu ra thực tế.

Bảng 2.15: Lãi suất đầu ra thực tế.

Đơn vị: %/năm.

Khu vực Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010

Ngọai tệ VND Ngọai tệ VND

NHNo khu vực TP.HCM 3,42 11,5 4,12 11,79

NHNo Việt Nam 4,14 11,71 4,29 12,88

Nguồn: Báo cáo phân tích kết quả tài chính 6 tháng đầu năm 2010 của NHNo VN.

Lãi suất đầu ra thực tế thấp hơn lãi suất cho vay khách hàng năm 2009 là

0,26%/năm, 6 tháng đầu năm 2010 là 1,16%/năm.

™ Chênh lệch lãi suất rịng thực tế đến 30/06/2010

- Ngọai tệ đạt 1%/năm;

- Nội tệ đạt 1,96%/năm.

Sáu tháng đầu năm 2010, các chi nhánh NHNo trên địa bàn TP.HCM đạt

suất thực tế rịng âm, nguyên nhân cơ bản do chất lượng tín dụng giảm xút, tỷ lệ nợ từ nhĩm II trở lên tăng dẫn đến giảm thu nhập từ lãi làm cho lãi suất đầu ra thấp.

2.2.3.3.6 Phân tích nguồn vốn huy động bình qn 1 cán bộ cơng nhân viên Bảng 2.16: Nguồn vốn huy động bình quân một cán bộ cơng nhân viên.

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Quí II/2010

1 Nguồn vốn huy động 62.653 82.603 98.983 98.659 2 Tổng số cán bộ 1.802 2.554 3.432 3.417 3 Huy động bình quân 1 cán bộ 34,8 32,3 28,8 28,9 Nguồn: VPĐD NHNo KVMN. 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quí II/2010

Nguồn vốn HĐBQ 1 cán bộ

Biểu đồ 2.8: Phân tích nguồn vốn huy động bình quân 1 cán bộ.

Nguồn vốn huy động bình quân 1 cán bộ cĩ xu hướng giảm từ 34,8 tỷ đồng (năm 2007) xuống cịn 28,9 tỷ đồng quí II/2010. Trong đĩ, đến 30/06/2010:

Phân theo loại chi nhánh: 11 chi nhánh loại 1: 41 tỷ đồng; 15 chi nhánh loại II: 21 tỷ đồng; 22 chi nhánh mới thành lập từ năm 2008: 22 tỷ đồng.

Chi nhánh cĩ huy động bình quân 1 cán bộ lớn nhất là 71 tỷ đồng (CN

TP.HCM), chi nhánh thấp nhất là 10 tỷ đồng (CN Cần Giờ, Phan Đình Phùng); cĩ 34/48 chi nhánh cĩ huy động bình quân 1 cán bộ thấp hơn mức chung của khu vực (28,9 tỷ đồng;).

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo trên địa bàn

TP.HCM

Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động tại NHNo trên địa bàn

TP.HCM giai đoạn 2007– quí II/2010, cĩ thể rút ra những nhận xét như sau:

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Về tổng quan NHNo đã thực hiện được

Một là, Thực hiện được nhiệm vụ chính trị của một NHTM Nhà nước, gĩp

phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trưởng kích cầu của Chính phủ, trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế. Thực hiện tốt chính sách “Tam nơng” của Đảng và Nhà nước, giữ vai trị chủ lực, chủ đạo trên thị trường tài chính ở nơng thơn.

Hai là, Trong bối cảnh kinh tế cịn nhiều khĩ khăn, song hoạt động kinh

doanh của NHNo tiếp tục phát triển. Cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định;

Nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay cĩ chọn lọc và trình tự ưu tiên, tập trung vốn cho vay hộ nơng dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đơn vị thu mua lương thực và nơng sản xuất khẩu, các đơn vị chế biến nơng, lâm, thủy hải sản để tiêu dùng và xuất khẩu.

Ba là, Phát triển cơng nghệ thơng tin, tạo cơ sở vững chắc để phát triển sản

phẩm dịch vụ, tiếp tục hồn thiện, mở rộng dự án IPCAS giai đọan II, xây dựng nền tảng để ứng dụng các dịch vụ sản phẩm ngân hàng hiện đại, tạo cho NHNo ưu thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Bốn là, Phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và thực hiện văn

hĩa doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính, tập trung đầu tư, đào tạo nguồn

nhân lực.

2.3.1.2 Về hoạt động huy động vốn:

Một là, cơng tác kế hoạch đã cĩ thay đổi đột phá từ năm 2010 thể hiện ở các

mặt sau:

Thứ nhất, Kế hoạch kinh doanh được xây dựng từ cơ sở, từ khách hàng và

sát với thực tế. Sử dụng nguồn vốn tăng trưởng ổn định để mở rộng cho vay theo

vực nơng nghiệp nơng thơn …). Sử dụng linh hoạt, đa dạng hĩa tất cả nguồn vốn ổn

định để câu đối cho vay, đầu tư, khơng sử dụng các nguồn vốn khơng ổn định vào

cân đối vốn cho vay.

Thứ hai, Triệt để xĩa bỏ “Cơ chế xin cho” trong cơng tác kế hoạch. Sử dụng

cơng cụ thưởng, phạt hợp lý và cĩ hiệu quả. Triển khai quản lý kế hoạch theo khả năng thanh khoản trên tài khoản 519 và quản lý hạn mức dư nợ tại chi nhánh loại 1, loại 2.

Thứ ba, Coi cơng tác nguồn vốn là vấn đề quan trọng và trọng tâm nhất

trong giai đọan hiện nay. Trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng trước tăng trưởng dư nợ.

Hai là, Thị phần nguồn vốn huy động tiếp tục được duy trì tương đối ổn

định. (đến 30/6/2010 chiếm thị phần 15% tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa

bàn (đầu năm là 16,4%) và chiếm 22,2% tổng nguồn vốn tồn hệ thống NHNo).

Điểm nổi bật trong 6 tháng đầu năm là mặc dù nguồn vốn các tháng 3 (-

6,3%), 5 (-5,4%) và 6 (-3,6%) cĩ giảm so tháng trước liền kề nhưng nguồn tiền gửi dân cư tăng liên tục qua các tháng, bình quân tốc độ tăng trưởng so tháng trước đạt 2,79%/tháng, cao nhất là các tháng 2 (4,3%); tháng 3 (3,3%); tháng 5 (3,5%). So

đầu năm, tiền gửi dân cư tăng 17,9%, chiếm 39,1% tổng nguồn vốn, tỷ trọng cao

hơn 6% so đầu năm. Cĩ 34/48 CN vượt KH tiền gửi dân cư bằng nội tệ quý II/2010; Cĩ 41/48 CN quỹ thu nhập dương, tăng 3 CN so với quý I/2010.

Ba là, Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tích cực. So đầu năm, tiền gửi

KBNN tiếp tục tăng 1.217 tỷ (+70%), tập trung ở các chi nhánh tại các quận ven đơ và các huyện ngoại thành; tiền gửi dân cư tăng 17,9%, chiếm 39,1% tổng nguồn vốn; Thực hiện chủ trương của Tổng giám đốc NHNo, lượng tiền gửi, tiền vay TCTD, TCTC đã bắt đầu giảm kể từ giữa tháng 5/2010 khi VB 2081/NHNo-KHTH cĩ hiệu lực, các chi nhánh đã thực hiện giảm được 3.781 tỷ so đầu năm.

Bốn là, Tỷ lệ sử dụng vốn so nguồn vốn huy động ở mức hợp lý. 6 tháng đầu

năm là 79% cao hơn so quý I/2010 (72,1%) và đầu năm (76,8%), tỷ lệ này của các TCTD trên địa bàn là 91%. Và thấp hơn định hướng của NHNo Việt Nam là 85%.

Năm là, Cơ chế điều hành lãi suất khá linh hoạt và sử dụng cơng cụ lãi suất

mềm dẻo. Các chi nhánh được chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng mức lãi suất

huy động, thực hiện các hình thức khuyến mại huy động vốn tương tự như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để thu hút nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế.

Các mức phí điều chuyển vốn nội bộ được điều chỉnh linh hoạt, là cơng cụ điều

hành tốt nguồn vốn trong tồn hệ thống.

Sáu là, Cải thiện chính sách và chất lượng phục vụ khách hàng:

- Mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng. NHNo trên địa bàn TP.HCM đã khơng ngừng nâng cấp,

mở rộng các điểm giao dịch. Đến Quí II/2010 hiện cĩ:

Kênh huy động truyền thống qua chi nhánh: tiếp tục đĩng vai trị là kênh huy

động chủ yếu và cũng là thế mạnh của NHNo. Hiện địa bàn TP.HCM cĩ 207 điểm

giao dịch. (Tăng 101 đểm (95%) so với năm 2007).

Kênh ATM, EDC, POS: Số máy ATM 268 máy; EDC 277 máy; POS 419

điểm (tăng 41 điểm so với đầu năm 2010).

Kênh Mobile: Đã dần đi vào ổn định và hồn thiện với 6/8 mạng di động

(đến 31/12/2009) đồng thời cĩ sự phát triển mạnh về cả dịch vụ tiện ích (số dịch vụ hiện nay NHNo cung cấp là 9 dịch vụ) với số khách hàng đang sử dụng dịch vụ 85.891 khách hàng.

Kênh Internet: Mới được triển khai từ tháng 9/2009 đã gĩp phần hồn thiện

thêm kênh phân phối SPDV của NHNo đến khách hàng theo mặt bằng chung của thị trường.

- Thực hiện cĩ hiệu quả cơng tác quảng bá thương hiệu NHNo. Quảng

cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng gắn với các sản phẩm dịch vụ, các đợt huy động vốn. Tuyên truyền các hoạt động nổi bật của NHNo trên các phương tiện thơng tin, Website và Thơng tin NHNo&PTNT VN.

- Đa dạng hĩa SPDV: Năm 2009, năm đánh dấu bước phát triển mới của

NHNo trong lĩnh vực hoạt động SPDV. Với việc thay đổi tư duy nhận thức từ việc phục vụ khách hàng thơng qua các hoạt động nghiệp vụ truyền thống sang cách tiếp

cận khách hàng bằng các SPDV ngân hàng, NHNo đã thực sự chuyển mình, biến việc đổi mới trong nhận thức thành hành động cụ thể. Bằng việc chuyển đổi thành cơng hệ thống cơng nghệ thơng tin sang IPCAS II làm cơ sở để triển khai các SPDV giựa trên nền tảng cơng nghệ, kết hợp với các SPDV truyền thống. NHNo đã phát triển thêm 16 SPDV mới gĩp phần đa dạng hĩa hệ thống SPDV của NHNo.

- Nâng cao số lựơng và chất lượng đội ngũ giao dịch viên. NHNo trên địa

bàn TP.HCM đã tăng cường một số lượng lớn cán bộ trẻ được đào tạo bài bản để

đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh. Đến 31/6/2010 số cán bộ tồn khu

vực là 3.417 người, tăng 1.615 người so với năm 2007 (tăng 90%). Ngồi ra, NHNo thường xuyên mở các lớp đào tạo do Trung tâm đào tạo giao Cơ sở đào tạo KVMN thực hiện và các lớp theo mơ hình liên kết với các chi nhánh. Năm 2009 đã tổ chức 32 lớp cho 3.523 học viên với 15.021 ngày đào tạo.

Đây là những nỗ lực lớn của NHNo trong việc chăm sĩc khách hàng tốt hơn,

chất lượng cao hơn. Điều này đã gĩp phần thu hút được sự quan tâm của nhiều

khách hàng, gĩp phần quan trọng thúc đẩy cơng tác huy động vốn của ngân hàng.

Bảy là, Triển khai tốt các SPDV thanh tốn. Ngồi việc duy trì ổn định và

phát triển thanh tốn trên các hệ thống thanh tốn, NHNo đã triển khai mở rộng các dịch vụ và tiện ích thanh tốn đã cĩ và phát triển nhiều SPDV thanh tốn mới như: Thu nhân sách Nhà nước qua ngân hàng theo thỏa thuận phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa NHNo&PTNT VN với Kho bạc Nhà nước, Tổng cuc Thuế, Tổng

cục Hải Quan; Thực hiện mở rộng thanh tốn hĩa đơn, nhờ thu tự động, quản lý

luồng tiền (CMS), Internet Banking … tạo cơ sở cho việc phát triển khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ, duy trì và tăng các khoản tiền gửi thanh tốn với lãi suất thấp của các khách hàng lớn, tạo lợi thế cạnh tranh và vị thế của NHNo.

2.3.2 Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của

NHNo trên địa bàn TP.HCM cịn một số hạn chế cần khắc phục như sau:

Một là, Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm dần qua các năm và thấp hơn

30/6/2010, tổng nguồn vốn giảm 324 tỷ so đầu năm (-0,3%), chủ yếu là nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ (giảm 4.000 tỷ) và tiền gửi, tiền vay TCTD, TCTC (giảm 3.781 tỷ) cĩ kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Trong khi tiền gửi khơng kỳ hạn và cĩ kỳ hạn dưới 24 tháng tăng 5.136 tỷ, chiếm 82,9% tổng nguồn vốn. So cùng kỳ năm 2009, nguồn vốn giảm 9,6%. Cĩ 18 CN nguồn vốn giảm so đầu năm.

Hai là, Cơ cấu nguồn vốn thiếu ổn định và khơng đồng đều giữa các chi

nhánh. Thể hiện qua các mặt:

Thứ nhất, Tỷ trọng tiền gửi dân cư (39,1%) cịn thấp so mặt bằng chung các

TCTD trên địa bàn (ước 51%). Một số CN cĩ tỷ trọng tiền gửi dân cư cịn thấp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)